Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 117 - 119)

4. Lợi ích từ thị trường UPCoM đối với các CTĐC kém hấp dẫn

3.3.1.3. Đối với doanh nghiệp

Thị trường UPCoM chưa niêm yết đã trở thành một thị trường “tập dượt” cho các DN trước khi lên niêm yết. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết có thể phát hành CK ra cơng chúng với thủ tục đăng ký nhanh chóng hơn sàn niêm yết. Đây là bước đệm cho các doanh nghiệp chuyển lên niêm yết trên sàn niêm yết. Làm quen với việc công bố thông tin rõ ràng, minh bạch trên các phương tiện thông tin. Tạo điều kiện cho các CTCK phát triển, vì trên thị trường UPCoM, các cơng ty CK với vai trò là nhà tạo lập thị trường, đồng thời cũng là nhà đầu tư và nhà môi giới.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tăng tính minh bạch để quảng bá thương hiệu. Các DN tham gia thị trường UPCoM đã gửi cổ phiếu của mình vào một sàn có đầy đủ khn khổ, quy định, giúp cổ phiếu thanh khoản tốt hơn, giá trị thương hiệu của DN được nâng cao.

Khả năng huy động vốn của DN được nâng cao. Khi thông tin và giá được minh bạch, giao dịch là xác thực uy tín tăng, tiếp cận được các nguồn vốn dài hạn, tăng nguồn vốn cho vay đối với các DN. Thị trường UPCoM ra đời đã phần nào thu

hút sự quan tâm của các đối tượng tham gia. Mặc dù, khối lượng giao dịch trên thị trường UPCoM so với thị trường niêm yết chưa nhiều. Khối lượng giao dịch của các CK ĐKGD đã tăng đáng kể so với trước khi tham gia thị trường. Số lượng DN đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM không ngừng tăng lên, từ 10 DN đăng ký giao dịch khi khai trương thị trường, đến 31/12/2015 con số này đã là 256 DN. Các DN đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM rất đa dạng về ngành nghề và quy mô vốn. Thị trường UPCoM cũng tạo ra kênh huy động vốn hiệu quả cho DN ĐKGD: năm 2015, giá trị huy động được gần 1.500 tỉ đồng thông qua ĐKGD bổ sung, gấp 4 lần so với năm 2014.

Cơ chế hoạt động và phương thức giao dịch trên thị trường UPCoM từng bước được cải tiến để thuận lợi cho hoạt động đăng ký của DN và hoạt động giao dịch của nhà đầu tư. SGDCK Hà Nội đã xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát và phần mềm giám sát giao dịch áp dụng riêng cho thị trường UPCoM.

Cơ chế giao dịch, thông tin trên thị trường UPCoM luôn được nghiên cứu, nâng cấp để thời gian tới có những cải cách, tạo thuận lợi cho các CTĐC, cho thị trường để thị trường này phát triển đồng bộ, hiệu quả và hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế phát triển về mặt cấu trúc của TTCK. Thay đổi phương thức giao dịch sang khớp lệnh liên tục nhằm làm tăng khả năng thích ứng của các CTCK và nhà đầu tư đối với phương thức giao dịch, tạo sự sôi động của thị trường, tăng tính thanh khoản cho CK và tăng tính hấp dẫn của thị trường, thu hút sự tham gia ngày càng nhiều DN và nhà đầu tư.

Quá trình rà sốt, hồn chỉnh hồ sơ đăng ký lưu ký và ĐKGD để tham gia trên sàn UPCoM của các CTĐC đang góp phần chuẩn hoá hồ sơ, tài liệu của CTĐC; cụ thể như: Danh sách cổ đông, các văn bản, giấy tờ liên quan đến các đợt phát hành được hệ thống hóa đầy đủ, chính xác. Một số cơng ty, sau một thời gian giao dịch trên thị trường UPCoM, khi có đủ điều kiện đã lên giao dịch trên thị trường niêm yết với thủ tục tham gia nhanh chóng, thuận lợi, ví dụ như CTCK An Phát (AT), CTCK Tràng An (TA), Công ty cổ phần Hưng Đạo Container (HDO), ...

thành viên tích cực, như CTCK Ngân hàng Nông nghiệp (AGR), CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), CTCK Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), CTCK FPT (FPTS), CTCK Rồng Việt (VDS), CTCK Dầu khí (PSI), CTCK Bản Việt (VCSC), CTCK Đệ Nhất (FSC)... Các thành viên còn lại phát sinh rất ít giao dịch hoặc hầu như khơng có giao dịch. Cùng với sự ra đời của thị trường UPCoM, UBCKNN đã chỉ đạo quyết liệt việc đóng cửa các sàn GDCK OTC tự phát tại các CTCK và tổ chức phát hành, từ đó hạn chế được hoạt động giao dịch trên thị trường tự do. Đến thời điểm hiện nay, gần như khơng cịn tồn tại các sàn GDCK khơng có sự quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w