I. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp
1.6. Xoá bỏ cổ phần hoá khép kin và lành mạnh hoá tình hình tài chính
Doanh nghiệp được cổ phần hoá cần chào bán rộng rãi cổ phần ra bên ngoài, đảm bảo cho tất cả các nhà đầu tư kể cả nhà đầu tư nước ngoài đều có thể tiếp cận thông tin và có thể mua cổ phần. Nhà nước chỉ nắm giữ số vốn hạn chế với các doanh nghiệp Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối. Đa dạng hoá chủ sở hữu làm tăng sức ép lên ban lãnh đạo doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiện đại tiên tiến, minh bạch, tiếp
cận thông lệ quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán- đây cũng là chìa khoá để doanh nghiệp vươn ra hội nhập trên thị trường quốc tế.
Lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp tăng tính hấp dẫn của việc mua cổ phần. Nếu tình hình tài chính đến khi cổ phần hoá mới xử lý tất yếu làm chậm trễ quá trình cổ phần hoá, làm giảm tính hấp dẫn của việc mua cổ phần. doanh nghiệp cần chuyển các khoản công nợ đã loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp sang các công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để tiếptục thu hồi, xử lý. Các doanh nghiệp nhà nước đã xác định là nợ quá lớn, không còn vốn Nhà nước thì nhanh chóng làm thủ tục cho đấu giá hoặc cho phá sản.
Để cổ phần hoá thực sự đi vào quỹ đạo, ngoài những biện pháp như đã nêu trên, việc tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, thuận lợi,hoàn thiện các chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá, hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá, tạo môi trường thật sựbình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xử lý vấn đề tài sản trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá…cũng hết sức cần thiết.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá là yêu cầu bức xúc hiện nay. Đạt được điều đó đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp cổ phần hoá mà cần có sự quan tâm của Nhà nước ở tất cả các ngành các cấp trong việc đổi mới chính sách cơ chế, cũng như kịp thời giải quyết các vướng mắc đối với doanh nghiệp cổ phần ho. Đó là một trong những vấn đề quan trọng để thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Chính phủ từ những vấn đề được nêu ra trong bài viết, có thể khẳng định cổ phần hoá là một chủ trương đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, hiệu quả mà cổ phần hoá mang lại là không thể phủ nhận và hoàn toàn có thể tăng trong tương lai. Bên cạnh đó có thể thấy những hạn chế trong tiến trình cổ phần hoá phần lớn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan nên hoàn toàn có thể khắc phục được trong thời gian tới.
Với những lý do đó, việc đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có những ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Để làm tốt nhiệm vụ này, chắc chắn phải huy động nhiều hơn sức lực và thời gian của các tổ chức, cá nhân từ trung ương tới địa phương. Với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân, chúng ta tin tưởng rằng chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ được thực hiện thành công, góp phần vào những thắng lợi chung của sự phát triển kinh tế đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lê Hồng Hạnh
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước_ những vấn đề lý luận và thực tiễn Nhà xuất bản chính trị quốc gia-năm 2004- trang 60_trang 75
2. Phạm Quang Huấn - cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 15 năm nhìn lại Tạp chí kinh tế quản lý - tháng 2/2006- trang 41_trang 45.
3. TS Nguyễn Thị Hoài Lê - Đẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Tạp chí tài chính doanh nghiệp- số 10/2006-trang 12_trang 13.
4. TS Hoàng Thị Liễu-Cổ phần hoá là con đường dẫn tới hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Tạp chí tài chính doanh nghiệp-số 9/2006- trang 16_trang 18.
5. Trương Đông Lộc_Võ Văn Dứt_Lê Long Hậu - Tác động của cổ phần hoá đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế - tháng 1/2006- trang 66_trang 67.
6. Trang Liên - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Thực trạng và những biện pháp kiến nghị.
Tạp chí tài chính doanh nghiệp- số 11/2005- trang 16_trang 18.
7. Trần Văn Hiền- Hậu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Thực trạng và kiến nghị.
Tạp chí tài chính doanh nghiệp- số 1+2/2006- trang 27_trang 28.
8. PGS.TS Trần Đình Ty - Doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Thực trạng và giải pháp.
Tạp chí kinh tế và dự báo- tháng 11/2005- trang 15_trang 17.
9. Phạm Bang Ngạn- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Kinh nghiệm từ một đơn vị cơ sở.
Tạp chí khoa học thương mại- số 7/2004 - trang 58_trang 60.
10. TS Vũ Thành Hưng - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tạp chí kinh tế và phát triển- tháng8/2005-Trang 9_ trang 10.
Tạp chí phát triển kinh tế - tháng 9/2004- trang 24_trang 26.
12. Trần Tuấn Linh - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước kinh nghiệm từ Trung Quốc
Tạp chí tài chính doanh nghiệp - số 4/2005- trang 38_ trang 39. 13. Lê Tuyết - Bước tiến mới trong công cuộc cổ phần hoá Tạp chí tài chính doanh nghiệp - số 3/2006- Trang 5_ trang 6.
14. Vương Hồng Hà - cổ phần hoá sau hơn 10 năm thực hiện. Kết quả và những hạn chế
Tạp chí tài chính doanh nghiệp - số 3/2005 - trang 6_trang 8.
15. Trần Hữu Tiến - Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước