Giải pháp để nâng cao nhận thức và chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 31 - 34)

I. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp

1.1. Giải pháp để nâng cao nhận thức và chỉ đạo thực hiện

Trong thực tế, nhiều cán bộ quản lý, nhất là lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự quyết tâm tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp mà mình đang quản lý. Cản trở này bắt nguồn từ nhận thức không đúng về cổ phần hoá. Có thể nói rằng, đại bộ phận các cán bộ quản lý doanh nghiệp, người lao động chưa thấy rõ bản chất, vai trò và ưu thế của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với sự páht triển nền kinh tế, đối với việc cải thiện hoàn cảnh của người lao động. Việc tuyên truyền về cổ phần hoá chưa đạt tới mức làm cho cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp nhà nước hiểu đúng về cổ phần hoá, về vai trò của người lao động trong cổ phần hoá. Vì thế ở nhiều doanh nghiệp nhà nước, cán bộ , công nhân viên đều không muốn doanh nghiệp của mình bị cổ phần hoá, bản thân mình chuyển từ chế độ tuyển dụng sang chế độ lao động hợp đồng.

các cán bộ nhân viên mà cho cả người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước và công chúng. Thực tiễn cho thấy rằng việc làm cho người lao động thấy rõ được lợi ích khi doanh nghiệp cổ phần hoá là rất quan trọng. Người lao động sẽ tự giác, đồng tâm cùng Nhà nước thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá. Nhưng quan trọng hơn nhiều là làm cho người lao động hiểu được vị trí của họ trong doanh nghiệp cổ phần, một môi trường mới. Người lao động cần nhận thức được vai trò làm chủ của họ đối với doanh nghiệp, mức độ làm chủ đến đâu, những gì họ được phép làm…tránh tình trạng người lao động lạm dụng quyền làm chủ quá mức tạo nên sự không ổn định trong hoật động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Những giải pháp cụ thể cho việc nâng cao nhận thức này có thể bao gồm: - Thiết lập những chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng về cổ phần hoá, giải đáp những băn khoăn, thắng mắc của công chúng, của doanh nghiệp về các vấn đề cụ thể của cổ phần hoá, nhất là từ phía lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá cũng như từ phía công chúng.

- Cần tổ chức các khoá tập huấn cho các giám đốc doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của họ đối với cổ phần hoá, nâng cao năng lực tổ chức thựchiện cổ phần hoá. Như đã nêu ở trên, cổ phần hoá gắn liền với sự ra đời, tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tuyệt đại đa số các giám đốc doanh nghiệp nhà nước chưa hiểu biết nhiều về công ty cổ phần. Trong quá trình cổ phần hoá và sau cổ phần hoá, các cán bộ lãnh đạo của công ty lúng túng rất nhiều khi đối mặt với những vấn đề tưởng chừng la đơn giản như cổ đông, bỏ phiều bầu hội đồng quản trị, phân chia cổ tức, …Vì vậy, trong chương trình tập huấn cần chú trọng nội dung về công ty cổ phần, về thị trường chứng khoán.

- Thực hiện việc công bố thường xuyên, định kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã cổ phần hoá để củng cố lòng tin của công chúng vào triển vọng và tác động kinh tế, xã hội to lớn của giải pháp này.

Cổ phần hoá là giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước nên việc tiến hành hoạt động này khá nhạy cảm về chính trị. Những giải pháp cải cách động đến vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước dễ gây sự phản ứng từ khá nhiều cán bộ , đảng viên vốn có tư duy đã trở thành “bất di bất dịch” là chỉ có doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước mới là nền tảng của chủ nghĩa xã hội. Nhiều người cho rằng, có nhiều doanh nghiệp nhà nước thì kinh tế mới có thể trở thành nền tảng chủa chủ nghĩa xã hội. Vì vậy theo họ, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là làm “giảm sút” về lượng vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù, nhiều nghị quyết Đảng đã xác định cổ phần hoá là giải pháp cần thiết có thể khắc phúc sự yếu kém, thiếu hiệu quả song nhận thức này trong nhiều cán bộ quản lý,lãnh đạo các cấp vẫn chưa theo kịp với chủ trương này của Đảng. Tư duy chưa đúng về vị trí nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế nhà nước là cản trở rất lớn trong nhận thức về cổ phần hoá. Thực tiễn ở các nước cho thấy, ngay cả tư nhân hoá cũng không đồng nghĩa với việc xoá bỏ thành phần kinh tế công.

Lợi ích cá nhân của nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những cản trở việc nhận thức đúng về cổ phần hoá. Những người này lo rằng khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, vị trí quản lý của họ bị thay đổi và không có gì đảm bảo nào chắc chắn rằng họ sẽ giữ những cương vị đó trong công ty cổ phần được hình thành trên nền tảng của doanh nghiệpmà mình đang quản lý. Mối lo này cùng với những lợi ích khác cản trở những cán bộquản lý hiểu đúng tầm quan trọng của giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Một số Bộ, địa phương và phần lớn doanh nghiệp nhà nước chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của chủ trương cổ phần hoá, lo ngại quyền lợi bị ảnh hưởng hoặc chưa thực sự yên tâm là cổ phần hoá sẽ có hiệu quả. Từ đó, đã nảy sinh tư tưởng chần chừ, né tránh, sợ trách nhiệm, e ngại lệch hướng, chờ đợi người khác làm trước,thiếu chủ động thực hiện. Điều đáng ngại hơn là chính lãnh đạo của các ngành trung ương không chuyển biến nhanh như ở địa phương. Các bộ, ngành có tiến độ cổ phần hoá chậm hơn so với địa phương.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w