VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin thống kê của cơ quan
thống kê của các nhà lãnh đạo và chuyên gia quốc tế
Tính phù hợp của các số liệu thống kê so với nhu cầu của người dùng tin được duy trì qua các hoạt động cụ thể của Tổng cục Thống kê (họp báo, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện báo chí và truyền hình, các cuộc hội thảo và các hình thức khác). Các hoạt động này thuộc phạm vi trách nhiệm của Tổng cục Thống kê và giúp cho Tổng cục Thống kê phần nào hoàn thành nhiệm vụ chứ chưa phải là toàn diện, chưa đánh giá được tính phù hợp của số liệu thống kê.23
Tính chuyên môn và tính độc lập của số liệu thống kê thông qua hoạt động của Tổng cục Thống kê về việc đưa ý kiến phản hồi và làm việc trực tiếp với người dùng tin để giải thích cho việc hiểu sai hoặc sử dụng sai các chỉ tiêu thống kê nhằm giúp các đối tượng dùng tin hiểu đúng về số liệu thống kê. Tuy nhiên, cũng có một số quan ngại do có sự can thiệp chính trị đối với số liệu thống kê, nhất là ở cấp tỉnh.26
Tính minh bạch và công bằng trong tiếp cận và sử dụng các thông tin thống kê, được thể hiện qua việc Tổng cục Thống kê luôn tích cực tham vấn các Bộ, ngành, các chuyên gia có kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ và các cơ quan công quyền có thể tiếp cận được với số liệu thống kê trước khi chúng được công bố.26
Tính phù hợp của thông tin thống kê ngày càng mở rộng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng dùng tin, nhưng chỉ đảm bảo được một phần nhu cầu và còn thiếu khá nhiều chỉ tiêu. Mặt khác có sự trùng chéo về thông tin thống kê đầu ra giữa Tổng cục Thống kê với thống kê Bộ, ngành liên quan. Số liệu thống kê phân theo vùng, lãnh thổ còn nhiều bất cập.24
Tính chính xác của số liệu thống kê nhìn chung đã phản ánh đúng bản chất và xu hướng của các hiện tượng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mức độ tiệm cận của xu hướng so với thực tế vẫn chưa sát do số liệu thống kê còn chứa đựng sai số không chỉ do chủ quan của cán bộ thống kê mà còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng thành tích cục bộ, áp đặt số liệu theo chủ quan duy ý chí của lãnh đạo các cấp. Tính chính xác của thông tin thống kê còn được đánh giá thông qua mức độ chênh lệch giữa số liệu ước tính, số liệu sơ bộ và số liệu chính thức. Hiện nay, thực trạng này vẫn còn khá phổ biến.27
23 Richard Roberts (2010), Đánh giá hệ thống thống kê Việt Nam, Thông tin Khoa học Thống kê số 06 năm 2010, trang 13-18
Nguyễn Bích Lâm (2007), Tổng quan về chất lượng thông tin thống kê, Thông tin Khoa học Thống kê Chuyên san số 01 năm 2007, trang 2-10
Tính kịp thời đã được nâng cao hơn trong cung cấp thông tin thống kê bằng cách tăng số kỳ báo cáo cũng như số lượng chỉ tiêu trong từng báo cáo. Tuy vậy, tính kịp thời của thông tin thống kê còn chưa đồng đều giữa các ngành, các nhóm chỉ tiêu. Nhiều chỉ tiêu trong báo cáo chính thức, đặc biệt là các chỉ tiêu báo cáo năm, các cuộc tổng điều tra thống kê…còn chậm đã làm giảm tính thời sự và giá trị của thông tin.27
Tính chặt chẽ của thông tin thống kê thể hiện qua việc số liệu thống kê đã đảm bảo tính chặt chẽ và logic cả về không gian lẫn thời gian. Số liệu sơ cấp được thu thập, tính toán dựa trên các khái niệm, định nghĩa và phân tổ theo một chuẩn mực thống nhất. Số liệu tổng hợp được sắp xếp theo trình tự khoa học, thống nhất về phạm vi và cách phân tổ. Tuy vậy, khi phân tích số liệu chi tiết của ngành kinh tế còn nhiều bất hợp lý. Mặc dù nội dung, nguồn thông tin và phương pháp tính đã được xây dựng theo những quy trình chặt chẽ và khoa học nhưng trên thực tế việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc.27
Khả năng tiếp cận thông tin thống kê từng bước được nâng cao. Số liệu thống kê được biên soạn nhằm mục đích hướng tới nhu cầu của người sử dụng và phổ biến rộng rãi dưới nhiều hình thức (xuất bản phẩm với số lượng và chủng loại ngày càng nhiều), trang Web của Tổng cục Thống kê được người dùng tin đánh giá khá cao. Tuy nhiên, việc công bố thông tin thống kê vẫn còn nhiều hạn chế: chỉ công bố những chỉ tiêu chủ yếu và thông tin thống kê quan trọng; ấn phẩm thống kê chậm đổi mới về hình thức và nội dung; công tác tuyên truyền quảng bá về thống kê còn ít. Chưa có cơ chế rõ ràng về cung cấp thông tin chuyên sâu, chi tiết, các cơ sở dữ liệu vi mô. Do vậy, việc cung cấp các loại thông tin còn mang tính tự phát, tùy tiện và đôi khi không thống nhất giữa các đối tượng dùng tin khác nhau.27
2.2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ THÔNG TIN THỐNG KÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG TRONG 8 NĂM QUA (2004 – 2011)
2.2.1 Thực trạng cung cấp dịch vụ thông tin thống kê trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong 8 năm qua (2004 – 2011)
Từ khi chia tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ) và thành lập mới (01/01/2004) đến nay, Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang và các đơn vị trực thuộc đã tổ chức hoạt động cung cấp thông tin thống kê thông suốt.25 Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ chưa được tổ chức đánh giá một cách hệ thống và có cơ sở khoa học.
Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang (2009), Báo cáo tổng kết 05 năm hoạt động (2004-2009) của Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang.
Tóm tắt quá trình trao đổi/cung cấp thông tin thống kê như sau (Sơ đồ 2.1):
Tổng cục Thống kê Tỉnh Ủy
Ủy ban nhân dân tỉnh Cục Thống kê Sở/ngành cấp tỉnh Cá nhân/tổ chức khác Đảng ủy cấp huyện UBND cấp huyện Chi cục Thống kê Phòng/ban cấp huyện Cá nhân/tổ chức khác
Sơ đồ 2.1: Mô hình thực hiện trao đổi/cung cấp thông tin giữa cơ quan Thống kê và các tổ chức/cá nhân khác
Trong thời gian qua, sản phẩm dịch vụ do cơ quan thống kê trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cung cấp cho người sử dụng còn khá khiêm tốn và hoàn toàn miễn phí.
Niên giám thống kê là sản phẩm chủ lực với số lượng ấn phẩm 100 bản/năm, phục vụ cho đối tượng sử dụng là tổ chức đảng/cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện. Đồng thời, ấn phẩm được đưa lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Hậu Giang để phục vụ rộng rãi cho mọi cá nhân/tổ chức có nhu cầu sử dụng.
Tờ gấp các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu với số lượng phát hành 1.000 tờ/năm phục vụ cho đại biểu dự họp tổng kết cuối năm của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Kết quả các cuộc Tổng điều tra thống kê được tổng hợp và phát hành dưới dạng xuất bản phẩm với số lượng 150 quyển/cuộc (chỉ tiêu cấp tỉnh) và 50 quyển/cuộc
(phân tổ cấp huyện), bao gồm: Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản (2006, 2011); Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2007; Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2009.
Ngoài ra, kết quả một số điều tra thống kê chuyên đề/định kỳ cũng được tổng hợp và phát hành với số lượng 50 quyển/cuộc như: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2004, 2006, 2008; Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình hàng năm.
Bên cạnh đó, một số chi cục thống kê cấp huyện đã thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu theo yêu cầu của địa phương. Kết quả của các nghiên cứu này đã phục vụ tốt cho việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và huy động nguồn lực trên địa bàn của các địa phương. Trong 8 năm qua, tổng số các nghiên cứu thực hiện được là 12 đề tài thuộc các lĩnh vực vốn đầu tư, nước sạch, huy động nguồn nhân lực và thu nhập của người dân.26
Riêng Niên giám thống kê Việt Nam được cung cấp theo yêu cầu của đơn đặt hàng của người sử dụng, với mức chi phí do Tổng cục Thống kê ấn định hàng năm.
Như vậy, đánh giá thực trạng cung cấp thông tin thống kê trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Cục Thống kê thực hiện trong thời gian qua là khá khiêm tốn, sản phẩm của dịch vụ còn ít về số lượng, đơn điệu về chủng loại (báo cáo kết quả là chủ yếu), chất lượng không cao (chỉ thực hiện báo cáo tổng hợp, kết quả điều tra/nghiên cứu, chưa có những sản phẩm phân tích chuyên sâu/dự báo). Do vậy, theo đánh giá chung thì chưa thỏa mãn tốt nhu cầu của người sử dụng.
2.2.2 Quá trình cung cấp/trao đổi thông tin thống kê phân theo đối tượng người sử dụng
Các sản phẩm của dịch vụ thống kê do Cục Thống kê thực hiện trong thời gian qua như nhận định của phần trên là còn khá đơn điệu về chủng loại và ít về số lượng. Đối tượng sử dụng thông tin thống kê (chủ yếu là số liệu thống kê) tập trung ở 2 nhóm chính là: những người làm công tác nghiên cứu với đa phần là cán bộ, công chức, viên
Các báo cáo tổng kết hoạt động thống kê hàng năm của Cục Thống kê và các chi cục thống kê trực thuộc trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
chức; kế đến là nhóm đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Còn lại các nhóm đối tượng khác có phát sinh nhưng không nhiều.
Mô hình hóa quá trình cung cấp sản phẩm thống kê do Cục Thống kê thực hiện trong thời gian qua được thể hiện ở Sơ đồ 2.2 sau đây:
Sản phẩm thông tin thống kê
Nhóm nghiên cứu Nhóm SXKD Nhóm lãnh đạo/ quản lý Nhóm truyền thông
Sơ đồ 2.2 Mô cung cấp sản phẩm thống kê do Cục Thống kê thực hiện trong 8 năm qua (2004 – 2011)
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 giới thiệu phương pháp nghiên cứu đã sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thiết đã đặt ra. Chương này gồm có 04 phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) mẫu nghiên cứu chính thức, (3) phương pháp kiểm định thang đo, và (4) kiểm định và đánh giá mô hình nghiên cứu.
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.1 Các giai đoạn thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm 02 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, đều được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu này gồm 02 bước.
Bước 1: được thực hiện bằng Phiếu tham khảo ý kiến của các chuyên gia/các nhà quản lý/nghiên cứu – những người thường xuyên sử dụng thông tin thống kê. Phiếu được thiết kế trên cơ sở các nghiên cứu đi trước có liên quan[1,10,20] và kết quả điều tra nhu cầu sử dụng thông tin thống kê,6 gồm có 09 câu hỏi (kể cả phần thông tin cá nhân). Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, với số lượng ý kiến tham khảo là n = 50. Phương pháp thu thập thông tin qua 02 hình thức: phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu. Thời gian tiến hành từ tháng 3 năm 2011 đến hết tháng 5 năm 2011 (xem Phụ lục 1).
Bước 2: trên cơ sở tiếp thu ý kiến tham khảo được từ các chuyên gia/các nhà quản lý/nghiên cứu, tác giả đã bổ sung, hiệu chỉnh để thiết kế thành Phiếu đóng góp ý kiến, gồm có 15 câu hỏi (kể cả phần thông tin cá nhân). Đối tượng thu thập ý kiến được mở rộng thêm các nhà lãnh đạo/quản trị các cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp. Số lượng ý kiến đóng góp là n = 100, được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, với 02 hình thức thu thập thông tin giống như bước 1. Thời gian tiến hành từ tháng 6 năm 2011 đến hết tháng 8 năm 2011 (xem Phụ lục 2).
Kết quả của nghiên cứu định tính là Phiếu thu thập thông tin sử dụng cho nghiên cứu chính thức (xem Phụ lục 3).
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng – ngẫu nhiên với cỡ mẫu dự kiến ban đầu là n = 350; số lượng phiếu hoàn chỉnh sử dụng cho nghiên cứu chính thức là 342 mẫu. Hình thức thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp và gửi phiếu. Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2011 đến hết tháng 12 năm 2011.
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua Sơ đồ 3.1 như sau: Cơ sở lý thuyết
Kết quả điều tra Nghiên cứu sơ bộ
định tính – Bước 1 (n = 50)
Nghiên cứu sơ bộ định tính – Bước 2 (n = 100) Nghiên cứu chính thức định lượng (n = 342)
Khái niệm nghiên cứu
Thang đo nháp
Thang đo hoàn chỉnh
Cronbach-α
EFA
Hồi quy đa biến
Cronbach-α
CFA
SEM, Bootstrap
Phiếu tham khảo ý kiến Điều chỉnh
Phiếu đóng góp ý kiến
Điều chỉnh
Cronbach-α ≥ 0,6
Tương quan biến-tổng≥0,3 Anpha nếu bỏ đi mục hỏi < Cronbach-α…
Hệ số tải nhân tố ≥ 0,5 Tổng biến thiên ≥ 50… Trọng số β…
Bác bỏ giả thiết Ho
Loại các biến thừa trước khi phân tích CFA CMIN/df≤3; RMSEA≤ 0,08; GFI,TLI,CFI ≥0,9… Kiểm định độ thích hợp của mô hình; Bootstrap…
Mô hình sự hài lòng
Kết luận và Giải pháp
Các công đoạn cụ thể trong quy trình nghiên cứu
Công đoạn 1: Xây dựng khái niệm nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về thang đo SERVQUAL (Parasuraman & ctg, 1991)21
gồm 05 thành phần (tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm và phương tiện hữu hình), kết hợp với kết quả điều tra nhu cầu thông tin thống kê gồm các yếu tố (tính kịp thời, tính đầy đủ, độ tin cậy, khả năng tiếp cận, mức độ hài lòng, mức độ thỏa mãn, khả năng chi trả dịch vụ)6, một tập hợp gồm 08 khái niệm nghiên cứu đã được thiết kế, bao gồm: sự tin cậy, sự đầy đủ, sự kịp thời, sự thuận tiện, sự trung thực, sự đa dạng, có hiệu quả, chi phí hợp lý. Nghiên cứu định tính này có cỡ mẫu n = 50.
Công đoạn 2: Nghiên cứu định tính sơ bộ
Thang đo SERVQUAL được nghiên cứu tại các quốc gia có trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội…; cũng như trình độ ứng xử, hành vi tiêu dùng của khách hàng khác với Việt Nam; đồng thời kết quả điều tra nhu cầu thông tin thống kê cho thấy có sự khác biệt rất lớn về các thành phần thang đo lường. Do vậy, tập hợp các khái niệm nghiên cứu cần thiết phải được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (thông qua tổng hợp và phân tích ý kiến của những người thường xuyên tiếp cận với thông tin thống kê). Tập hợp các khái niệm nghiên cứu sẽ được đánh giá cụ thể qua tập biến quan sát cho từng thang đo lường (khái niệm nghiên cứu); được gọi là thang đo nháp. Thang đo nháp bao gồm 07 thành phần với 37 biến quan sát và được tiếp tục lấy ý kiến đóng góp từ điều tra mẫu có độ lớn là 100. Kết quả nghiên cứu định tính này cho kết quả là thang đo chính thức (Phiếu thu thập thông tin).
Công đoạn 3: Nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm kiểm định các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như mô hình lý thuyết và các giả thiết trong mô hình. Mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng – ngẫu nhiên với số lượng mẫu ban đầu là 375 mẫu (tổng số mẩu tin sử dụng được là 342). Nghiên cứu định lượng sử dụng thông tin từ Phiếu thu thập thông tin (gồm 37 biến quan sát – biến tác động và 07 biến bị tác động). Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu chính thức:
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo lường: (1) kiểm tra sự tương quan giữa các mục hỏi bằng tính toán Cronbach α (hệ số Cronbach α, tương quan biến – tổng,
Alpha nếu bỏ đi mục hỏi); (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis), sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép quay Promax (đối với các thang đo lường đa hướng – các biến tác động) và phương pháp trích nhân tố Principal Component Analysis với phép quay Varimax (đối với thang đo