Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 31 - 33)

Hà Quảng là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 40 km về hướng bắc. Phía Đơng giáp huyện Trùng Khánh; phía Tây giáp huyện Bảo Lạc; phía Nam giáp các huyện Hịa An và Ngun Bình; phía Bắc giáp huyện Nà Po, thành phố Tịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Diện tích tự nhiên 810,9399 km2.

Tồn huyện có 21 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 02 thị trấn, có trên 58.087 người gồm 05 dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh cùng sinh sống. Huyện Hà Quảng có 08 xã biên giới giáp với Trung Quốc giáp với tổng chiều dài đường biên giới là 74,871 km, bao gồm các xã: Sóc Hà, Trường Hà, Lũng Nặm, Cải Viên, Nội Thôn, Tổng Cọt, Cần Nơng, Cần n; huyện có cửa khẩu Sóc Giang (thuộc xã Sóc Hà) và nhiều đường mịn dân sinh.

Huyện Hà Quảng có do kiến tạo địa chất, do đó phân thành nhiều vùng khác nhau: Tiểu vùng thấp: Đây là tiểu vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, đất canh tác chủ yếu là đất trồng lúa, có hệ thống sơng suối cơ bản đáp ứng được nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tiểu vùng cao: Đây là tiểu vùng hầu như khơng có sơng suối, khơng đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, đất canh tác là đất trồng hoa màu, kết cấu hạ tầng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thơng hàng hóa của nhân dân.

Về cơ sở hạ tầng: Được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo Quốc phòng - An ninh trên địa bàn huyện. 100% xã có đường ơ tơ từ trung tâm xã đến trung tâm huyện; 94,5% xóm cóđường ơ tơ rộng từ 2,5-3m từ xã đến trung tâm xóm; trên 70% các tuyến đường được cứng hóa, đảm bảo khơng lầy lội vào mùa mưa. Từ năm 2016 đến 2020 đã triển khai thực hiện được 205 cơng trình giao thơng; làm mới cải tạo nâng cấp trên 331 km đường huyện, xã, liên xã; 104 đường ngõ xóm nội đồng với tổng mức kinh phí trên 853 tỷ đồng. Tập trung đầu tư xây dựng một số cơng trình thiết yếu, từng bước chỉnh trang, xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ phù hợp với sự phát triển của huyện cùng với việc nâng cấp, cải tạo hệ thống bưu chính viễn thơng, điện lực, nguồn nước sinh hoạt…[5,tr.10].

Lĩnh vực văn hóa - xã hội: Được tập trung thực hiện đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi công cộng cho dân cư. Các hoạt động văn hóa, thể thao được đẩy mạnh, các chỉ tiêu về văn hóa cơ bản đạt kế hoạch đề ra; danh hiệu gia đình văn hố đạt 102%, cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hóa đạt 100%; 90,5% xóm có nhà văn hóa, đạt 108% so với

mục tiêu Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2015-2020. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở thường xuyên được quan tâm củng cố (tồn huyện có 220 giường bệnh; có 91 bác sĩ, đạt tỷ lệ 15 bác sĩ/01 vạn dân; có 19/21 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 21/21 trạm y tế có bác sỹ) [5,tr.12-13].

Hệ thống điện, nước: Chủ động huy động và sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đưa điện lưới đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; 21/21 xã, thị trấn với 96,3% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% các xã nhân dân được sử dụng nguồn nước sạch; nước sinh hoạt các xã vùng cao đạt 46 lít/người/ngày.

Cơng tác giáo dục và đào tạo: Mạng lưới trường, lớp học được củng cố, phát triển, chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng được nâng lên. Tồn huyện có 79 trường học và 01 trung tâm GDNN-GDTX, 146 điểm trường lẻ; có 24 trường đạt chuẩn quốc gia; thành lập 05 trường phổ thông dân tộc bán trú; 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học được tăng cường đầu tư, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 97,2%. Chất lượng giáo viên không ngừng được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục. Chất lượng học sinh mũi nhọn, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng; học sinh hồn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm đạt trên 92,6%, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học bình quân hàng năm đạt 11,96%. [5,tr.12].

* Đặc điểm thực chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Với địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi, núi độ dốc lớn, hay xảy ra thiên tai, mưa lũ, ngập úng, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; địa bàn rộng, giao thơng đi lại khó khăn, cơ sở, hạ tầng mặc dù đã được đầu tư, song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; trình độ dân trí giữa các vùng khơng đồng đều đã ảnh hưởng đến việc triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Trong những năm qua hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện được quan tâm đầu tư và từng bước hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tiếp tục được nâng lên. Đặc biệt, với xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (59,02% năm 2016), huyện đã triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Mặt khác, tích cực tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ của các Tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp trong và ngoài huyện; phát huy ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo trong việc triển khai thực hiện.

Như vậy để thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra là phấn đấu hết năm 2025 huyện Hà Quảng cơ bản thoát khỏi huyện nghèo; tỷ

lệ hộ nghèo giảm bình qn trên năm 4% là vấn đề khó khăn, thách thức của huyện Hà Quảng. Do đó để giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thunhập bình quân hộ nghèo thì huyện cần có những chính sách hợp lý, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành; chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá nhằm thực hiện có hiệu quả về cơng tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w