Tính toán tổn thất điện năng tương lai thông qua số liệu dự báo

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập quản lý công ty truyền tải điện 1 (Trang 32 - 44)

V. Nguyên tắc tính toán

2. Tính toán tổn thất điện năng tương lai thông qua số liệu dự báo

a. Tổn thất điện năng trên lưới truyền tải của tổng công ty truyền tải điện quốc gia

Tổn thất điện năng trên lưới truyền tải của tổng công ty truyền tải điện quốc gia :

∆A = ∆AMBA + ∆AĐD ( KWh )

Trong đó :

AMBA : Tổn thất điện năng trên máy biến áp. ∆AĐD : Tổn thất điện năng trên đường dây.

Tỷ lệ tổn thất điện năng trên lưới truyền tải của tổng công ty truyền tải

điện quốc gia :

∆A = (∆A× 100 )/AN

b. Tổn thất điện năng trên máy biến áp.

∆AMBA = τmax × ∆Pk,MBA + T × ∆P0,MBA

Trong đó :

τmax : thời gian tổn thất công suất lớn nhất.

∆Pk,MBA : thòi gian vận hành trong năm của máy biến áp.

T : tổn thất có tải của máy biến áp, tính toán bằng phần mềm PSS/E

∆P0,MBA : tổn thất không tải của máy biến áp, tra theo tài liệu của nhà sản xuất.

c. Tổn thất điện năng trên đường dây.

∆AMBA = τmax × ∆Pd dẫn × Knhiệt độ+ T × ∆Pvầng quang

∆Pd dẫn : tổn thất công suất của đường dây dẫn, tính toán bằng phần mềm PSS/E.

∆Pvầng quang : tổn thất công suất của đường dây do vầng quang, tra theo tài liệu chuyên ngành. d. Thời gian tổn thất công suất lớn nhất. τmax = n×24   2 ax 1 m P t P        dt

n : số ngày trong chu kỳ tính tổn thất điện năng.

P(t) : biểu đồ công suất ngày điển hình của chu kỳ tính toán

Pmax : công suất tác dụng cực đại trong biểu đồ công suất điển hình. 3. Trình tự tính toán tổn thất điện năng tương lai thông qua số liệu dự báo.

a. Số liệu tính toán.

Số liệu tính toán tổn thất bao gồm :

 Thông số kỹ thuật của các nhà máy điện đang vận hành.

 Các thay đổi liên quan đến nhà máy điện đang vận hành trong chu kỳ tính toán.

 Tiến độ và thông số kỹ thuật của các nhà máy điện sẽ vào vận hành trong chu kỳ tính toán.

 Thông số kỹ thuật của các trạm biến áp và đường dây đang vận hành.

 Các thay đổi liên quan đến trạm biến áp và đường dây trong chu kỳ tính toán.

 Tiến độ và thông số kỹ thuật của các trạm biến áp và đường dây sẽ vào vận hành trong chu kỳ tính toán.

 Ranh giới đo đếm điện năng.

 Dự báo phụ tải bao gồm điện năng, công suất tác dụng cực đại, biểu đồ

công suất ngày đêm điển hình của các tổng công ty Điện Lực và khách hàng sử dụng điện đấu nối trực tiếp vào lưới truyền tải tại các điểm đấu nối.

 Kế hoạch huy động nguồn trong chu kỳ tính toán. b. Trình tự tính toán.

 Lập file tính toán chế độ xác lập bằng phần mềm PSS/E cho chế độ cực

đại của ngày điển hình trong chu kỳ tính toán.

 Tính tổn thất có tải của máy biến áp và tổn thất công suất của dây dẫn bằng phần mềm PSS/E cho lưới truyền tải 500 KV và 220 KV trở xuống của các công ty truyền tải điện.

 Tính tổn thất không tải của máy biến áp và tổn thất vầng quang của

đường dây.

 Tính thời gian tổn thất công suất lớn nhất τmax của lưới truyền tải 500 KV và 220 KV trở xuống của các công ty truyền tải.

 Tính tổn thất điện năng của dây dẫn và tổn thất điện năng vầng quang của

đường dây

 Tính tổn thất điện năng trên lưới truyền tải 500 KV của tổng công ty truyền tải điện quốc gia.

 Tính tổn thất điện năng trên lưới truyền tải 220 KV trở xuống của các công ty truyền tải điện

 Tính tổn thất điện năng trên 220 KV của tổng công ty truyền tải điện quốc gia

 Tính tổn thất điện năng trên lưới truyền tải của tổng công ty truyền tải

điện quốc gia (bao gồm cả lưới truyền tải 500 KV và 220 KV trở xuống).

Chương III

Kết Luận

Được sự tận tình chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn cũng như các cô chú, anh

chị trong công ty truyền tải điện 1, em đã hoàn thành bản báo cáo này, trong bản

báo cáo em đã trình bày về những khái niệm, phân loại và cách tính tổn thất điện

năng, bên cạnh đó là cách tính tổn thất lưới điện tại công ty truyền tải điện cũng như 1 số tổn thất thực tế tại công ty và biện pháp khắc phục, dưới đây là ý kiến riêng của em về vấn đề tổn thất điện năng, hy vọng các thầy cô tham gia ý kiến

đóng góp để em có thể hoàn thiện bài báo cáo.

Đề xuất giải pháp tổn thất điện năng tại công ty truyền tải điện 1:

Việc giảm tổn thất trên lưới điện truyền tải chịu tác động của rất nhiều yếu tố và

đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ. Các biện pháp quản lý, hành chính nhằm giảm tổn thất thương mại cần thực hiện song song với các nỗ lực giảm tổn thất kỹ thuật.

Căn cứ của giải pháp.

 Căn cứ thực trạng tổn thất điện năng của Công ty Truyền tải điện 1 hiện rất

cao năm 2010 là 2,18% so với chỉ tiêu giao là 2,19%.

 Lộ trình giảm tổn thất của công ty Truyền tải điện 1 đến năm 2015 là 1,82%.

Mục tiêu của giải pháp :

 Đảm bảo đạt chỉ tiêu tổn thất theo lộ trình tổn thất điện năng đến năm 2015

là 1,82%.

 Giảm tỷ lệ điện năng do tổn thất kỹ thuật, tổn thất phi kỹ thuật.

 Tăng lợi nhuận.

Nội dung của giải pháp

Có thể liệt kê các biện pháp chính giảm tổn thất kỹ thuật trong lưới điện truyền tải như sau:

Tối ưu hóa các chế độ vận hành lưới điện. Hạn chế vận hành không đối xứng.

Giảm chiều dài đường dây, cải tạo nâng tiết diện dây dẫn hoặc giảm bán kính cấp điện của các trạm biến áp.

Lắp đặt hệ thống tụ bù công suất phản kháng đảm bảo hệ số công suất cosφ. Tăng dung lượng các máy biến áp chịu tải nặng, quá tải, lựa chọn các máy biến áp tỷ lệ tổn thất thất thấp, lõi thép làm bằng vật liệu thép tốt.

Một số các biện pháp kỹ thuật cần thực hiện trong giai đoạn thiết kế – quy hoạch hoặc cải tạo, đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ

thuật áp dụng trong quá trình vận hành lại là các biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất và thường gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, phụ tải có đặc điểm biến

động theo thời gian và tăng lên theo khu vực, do đó dung lượng thiết bị bù công suất phản kháng tại các nút sẽ luôn thay đổi chứ không bất biến. Do vậy cần phải xác định lại các vị trí lắp đặt và điều chỉnh lượng công suất bù trên

lưới điện khi cần thiết. Với vị trí lắp đặt và lượng công suất bù tối ưu, có thể

giảm từ 5% đến 20% mức tổn thất điện năng. Vận hành không đối xứng ảnh

hưởng đến tỷ lệ tổn thất nhưng việc xác định và phân tích các phương án vận hành tìm ra phương án tối ưu rất khó khăn.

Ngoài việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật như phân tích phân bố công suất phản kháng, xác định các thành phần sóng hài, tính toán chế độ vận hành

không đối xứng, giải pháp phần mềm còn cho phép tính toán lập kế hoạch giảm tổn thất trên cơ sở tối ứu hóa chế độ vận hành lưới điện. Kế hoạch giảm tổn thất điện năng có thể được xây dựng từ nhiều phương án kỹ thuật và theo lộ trình phân bổ theo thời gian. Kế hoạch cũng có thể thay đổi cập nhật phù hợp với sự biến động của phụ tải hoặc nguồn điện cung cấp.

Với các chức năng kết hợp đánh giá và phân tích độ tin cậy vận hành của lưới

đang được sử dụng trên thế giới. Các giải pháp như quản lý sự cố (OMS- Outage Management System), ứng dụng nền bản đồ số (GIS) hay hết hợp với hệ thống giám sát điều khiển và thu thập xử lý dữ liệu (SCADA - Supervisory

Control And Data Acquisition) đều có thể ứng dụng cùng với phần mềm. Nâng

cao năng lực thông qua các công cụ hiện đại và đồng bộ là một trong những

hướng đi tích cực nhằm đạt được mục tiêu về quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Giảm tổn thất điện năng sẽ vẫn là mục tiêu quan trọng của các công ty truyền tải điện. Giải pháp phần mềm phân tích lưới điện truyền tải là một công cụ mạnh đang được khai thác sử dụng rất hiệu quả tại nhiều công ty truyền tải trên thế giới. Việc tiếp cận và làm chủ công nghệ là biện pháp hiệu quả giúp nâng cao năng lực của các kỹ sư thiết kế và vận hành lưới điện. Có thể liệt kê các biện pháp chính giảm tổn thất kinh doanh trong lưới điện truyền tải như sau:

Nhằm hạn chế tổn thất, các đơn vị vận hành lưới điện thuộc Công ty Truyền tải

điện 1 đã thực hiện các giải pháp giảm tổn thất điện năng phù hợp với từng khu vực trên cơ sở kết hợp giữa các biện pháp quản lý với các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp kinh doanh. Công ty Truyền tải điện 1 cần chỉ đạo các đơn vị

thực hiện nhiều giải pháp quản lý kỹ thuật nhằm chống sự cố, nhất là sau các hiện tượng thiên tai bất thường đối với các đường dây 500kV và 220kV để có kế hoạch sửa chữa, ngăn ngừa nguy cơ sự cố. Tăng cường phối hợp trong công tác vận hành, hạn chế dòng ngắn mạch trên lưới. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý kỹ thuật, để xuất các giải pháp vận hành thiết bị bảo đảm an toàn,

đúng thông số kỹ thuật, vận hành hợp lý các giàn tụ bù, các nhà hợp bộ. Tiếp tục theo dõi các chế độ vận hành các MBA đầy tải hoặc có hàm lượng khí cháy

cao để có kế hoạch xử lý.

Hiệu quả dự kiến của giải pháp.

 Giảm thất thoát điện bất hợp pháp, tạo công bằng cho các khách hàng sử

dụng điện.

 Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

 Hoàn thành chỉ tiêu tổn thất theo lộ trình.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập quản lý công ty truyền tải điện 1 (Trang 32 - 44)