TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƢỚC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tài NGUYÊN nước mặt TỈNH lâm ĐỒNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 83 - 128)

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƢỚC

Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng như trên, việc phải đi vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước là hết sức cấp bách. Tuy nhiên thực trạng của

công tác quản lý tài nguyên nước hiện nay tại địa phương có thể được đánh giá sơ bộ như sau:

 Việc tổng hợp, lồng ghép quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong các chương trình chưa được triển khai. Các ngành chủ yếu thực hiện các chức năng nhiệm vụ và các dự án theo lĩnh vực riêng của ngành mình, thậm chí còn bị các tác động bởi dự án của ngành khác, gần như tùy ý sử dụng theo nhu cầu của ngành mình, hầu như chưa được chia sẻ.

 Công tác quy hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng, rừng, khoáng sản chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, đe dọa môi trường và tuổi thọ các công trình thủy lợi, thủy điện nhất là các công trình thủy lợi, thủy điện đầu nguồn.

 Đến nay tuy chức năng quản lý lưu vực sông đã được Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng việc tăng cường năng lực về tổ chức, bộ máy và nâng cao nhận thức về tài nguyên nước, xây dựng các chiến lược quản lý tài nguyên nước còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

 Việc cấp phép khai thác sử dụng nước đã có khung pháp lý, tuy nhiên mới ở giai đoạn bắt đầu và có ít giấy phép được ban hành. Giấy phép về tài nguyên nước hiện chưa được xem là hạng mục trong quy trình lập và thực hiện dự án.

 Mặt khác, hầu hết các công trình thủy lợi được xây dựng chưa đồng bộ, còn chấp vá vì thiếu vốn đầu tư, do vậy một số công trình thủy lợi nhất là các hồ chứa chưa đảm bảo tiêu chuẩn phòng chống lũ lụt.

 Một số vấn đề khó khăn cho công tác quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước hiện nay (bao gồm quy hoạch tưới, quy hoạch tiêu, quy hoạch phòng lũ…) là việc thiếu thông tin các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy, về quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, phân bố dân cư, địa chất thổ nhưỡng…

 Công tác bảo vệ môi trường nước, xử lý nước thải còn nhiều khiếm khuyết nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra khu vực thượng nguồn, khu vực công nghiệp đang phát triển.

 Chưa có một quy hoạch, kế hoạch tổng thể về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng và trên toàn lưu vực sông Đồng Nai nói chung.

 Nguồn nhân lực và năng lực cán bộ quản lý tài nguyên nước và quản lý môi trường chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay.

 Chưa có cơ chế phát triển lợi ích trong phát triển, khai thác, sử dụng tổng hợp nguồn nước.

4.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƢỚC[13],[14]

Từ việc đánh giá tài nguyên nước mặt cả chất lượng, trữ lượng và tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Đề tài xin đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý tài nguyên nước tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển bền vững như sau:

4.3.1. Quản lý sử dụng tổng hợp tài nguyên nƣớc, giải quyết các tranh chấp và xung đột về sử dụng nƣớc trên lƣu vực

 Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong lưu vực sông Đồng Nai thực hiện đề án tổng thể bảo vệ môi trường nguồn nước sông Đồng Nai.

 Nghiên cứu các giải pháp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, kết hợp khai thác nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, điều tiết lũ và các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống ô nhiễm nguồn nước nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.

 Đề xuất lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường tổng hợp các công trình thủy điện trên cùng một con sông như lập báo cáo đánh giá tác động của toàn khu công nghiệp “Khu công nghiệp Phú Hội” hoặc toàn khu du lịch “Khu du lịch hồ Tuyền Lâm”. Trong đó đặc biệt chú ý đến các con sông có nhiều công trình thủy điện như: sông Đa Nhim, sông Đa Dâng và sông Đồng Nai…

 Quy hoạch khu vực tiếp nhận lượng nước xả lũ, kế hoạch điều tiết lũ, tích trữ và chuyển nước trong mùa lũ, mùa kiệt,…qua đó khai thác một cách hiệu quả tài nguyên nước đồng thời giảm thiểu tác hại do mưa lũ gây ra.

 Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn, tổ chức quản lý, khai thác các công trình hồ chứa.

 Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thẩm quyền; thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật, thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước theo quy định trong giấy phép.

 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

 Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước, kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn.

 Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn, lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.

 Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông.

 Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng các phương án và trang bị đầy đủ các thiết bị phòng, chống, ứng phó sự cố môi trường nước do mình gây ra.

4.3.2. Quản lý và bảo vệ thảm thực vật, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, tái phủ rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc

 Bảo vệ phát triển rừng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ độ che phủ đất.

 Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn tính đa dạng sinh học, đặc biệt tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn.

 Thực hiện tốt Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

 Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng…

 Giao khoán công tác quản lý và bảo vệ rừng cho người dân địa phương, những khu rừng chưa có chủ thì giao cho chính quyền địa phương “phường – xã” quản lý và bảo vệ.

 Thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng có biện pháp xử lý hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với cây rừng.

 Tổ chức tuần tra rừng vào các ngày trong tuần nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép. Hằng đêm phân công người trực tại nhà quản lý bảo vệ rừng.

 Tuyên truyền, vận động những hộ dân sản xuất ven rừng không chặt phá lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy. Vận động ký cam kết quản lý bảo vệ rừng.

 Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm và triển khai có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất số vụ và diện tích cháy rừng.

 Thực hiện tốt công tác thẩm định các dự án có sử dụng rừng. Trong đó đặc biệt các dự án liên quan đến thủy điện, tận thu và trồng mới rừng, du lịch sinh thái dưới tán rừng… Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được quy hoạch gần 200 dự án du lịch – du lịch sinh thái và 57 dự án thủy điện là mối đe dọa rất lớn đến việc mất rừng đầu nguồn.

4.3.3. Quản lý bảo vệ đất, chống xói mòn, khôi phục và cải tạo đất thoái hóa

 Ưu tiên những dự án như trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, bảo vệ tu bổ vốn rừng, sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

 Biện pháp tốt nhất nhằm bảo vệ môi trường sinh thái đất là sử dụng các chế phẩm bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học không gây ô nhiễm môi trường và không hủy diệt các côn trùng có ích.

 Đối với cây trồng chúng ta nên thực hiện “nền nông nghiệp bền vững) với chương trình quản lý tổng hợp dịch hại IPM (Integrated Pest Management). IPM được thực hiện trên nguyên tắc chính: trồng cây khỏe, bảo vệ chống thiên địch, thường xuyên thăm đồng.

 Khuyến khích nông dân áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.

4.3.4. Kiểm soát lũ lụt chống xói lở bờ sông, bồi lắng hồ chứa

 Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các dòng sông chính nhằm vận hành tối ưu và sử dụng hiệu quả TNN trên lưu vực không chỉ vào mùa lũ mà còn tất cả các mùa trong năm và đặc biệt là mùa khô nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của người dân.

 Trong tương lai, khi các hồ thủy điện của tỉnh đi vào hoạt động hết công suất thì vấn đề điều tiết nước giữa các vùng trong lưu vực, quy trình vận hành các hồ chứa cũng cần phải xem xét và đánh giá lại để đảm bảo dòng chảy tối thiểu vào mùa kiệt đồng thời đảm bảo điều tiết và cắt lũ, giảm nhẹ thiệt hại cho vùng hạ lưu trong trường hợp có tổ hợp điều kiện bất lợi mưa bão kết hợp với biến đổi khí hậu.

 Xây dựng bản đồ dự báo lũ, ngập lụt cho các tiểu lưu vực sông về phía hạ nguồn. Trong đó đặc biệt các vùng dân cư sau các công trình thủy điện và từ đó có các giải pháp chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu kịp thời.

 Định kỳ nạo vết các công trình thủy lợi nhằm kéo dài tuổi thọ các công trình thủy lợi.

 Kiên cố hóa các đoạn sông, suối có nguy cơ xói lở bờ sông.

4.3.5. Quản lý khai thác nguồn nƣớc và xả chất thải làm ô nhiễm nguồn nƣớc, bảo vệ nguồn nƣớc

 Xây dựng quy hoạch thoát và xử lý nước thải cho các đô thị.

 Điều tra, thống kê toàn diện các nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước (nước thải sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ - du lịch và sản xuất nông

nghiệp…).

 Đánh giá lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm từ các loại nước thải phát sinh thải vào các sông, suối và ao hồ.

 Hoàn thiện công tác thống kê và phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến về các nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước trên lưu vực.

 Điều tra, thống kê, phân loại và đánh giá các nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực (sông, suối, hồ, ao…) theo các mục đích sử dụng nguồn nước khác nhau (tương ứng với 4 loại A1, A2, B1 và B2 trong QCVN 08:2008/BTNMT).

 Xây dựng Quy định về phân vùng tiếp nhận nước thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào hệ thống sông, suối, hồ, ao…

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm về xả nước thải đối với các khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ… trên địa bàn các lưu vực sông.

 Rà soát, đánh giá lại toàn diện hệ thống quan trắc môi trường nước mặt hiện có. Tính phù hợp, đầy đủ về vị trí của các điểm/trạm quan trắc và các thông số quan trắc; tần suất quan trắc, phương pháp lấy mẫu và đo đạc ngoài hiện trường; cách thức lưu trữ, bảo quản; năng lực phòng thí nghiệm; việc khai thác sử dụng các thông tin, số liệu quan trắc…

 Xây dựng cơ chế chia sẽ dữ liệu quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc chung cho toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gắn với dữ liệu quan trắc Quốc gia.

 Xây dựng và thông tin công cộng chỉ số đánh giá tổng hợp ô nhiễm nguồn nước cho người dân, các nhà khoa học… biết và kiểm tra.

 Đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý tài nguyên nước mặt.

CHƢƠNG 5

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƢỚC MẶT

Trong giới hạn của đề tài này xin đi xâu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng.

5.1. CƠ SỞ KHOA HỌC HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ[5],[10]

Có nhiều định nghĩa liên quan đến hệ thống thông tin địa lý, theo Ủy ban Quốc gia về bản đồ số Mỹ, 1988 định nghĩa:

Hệ thống thông tin địa lý (Greographical Information System – GIS) là tập hợp phần cứng, phần mềm và các thủ tục phác thảo để lưu trữ, quản lý, điều khiển, phân tích, mô hình hóa và hiển thị dữ liệu địa lý nhằm giải quyết các vấn đề quy hoạch và quản lý phức tạp”.

GIS cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được. GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề.

Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân

biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng.

a) Các hợp phần của GIS

GIS được kết hợp bởi 5 thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp.

Phần cứng

Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động.

Phần cứng tổng quát của GIS gồm các thiết bị được thể hiện qua bản đồ sau: Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.

Phần mềm

Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý.

Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:

+ Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý. + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

+ Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý.

+ Giao diện đồ hoạ người-máy để truy cập các công cụ dễ dàng.

Dữ liệu

Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại.

Con ngƣời

Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.

Dữ liệu là trung tâm của hệ thống GIS, hệ thống GIS chứa càng nhiều thì chúng càng có ý nghĩa. Dữ liệu của hệ GIS được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tài NGUYÊN nước mặt TỈNH lâm ĐỒNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 83 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w