Hình thành các con sông chết

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tài NGUYÊN nước mặt TỈNH lâm ĐỒNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 60 - 128)

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

2.4.2. Hình thành các con sông chết

Chính việc phát triển ồ ạt các dự án thủy điện và công tác đánh giá, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được tốt đã dẫn đến việc hình thành các con “sông chết”. Dự án thủy điện ở thượng nguồn giữ nước hoặc xả nước không

nguồn không có nước. Điều này không những ảnh hưởng đến sự tồn tại các thủy điện ở hạ lưu mà làm cho hệ thủy sinh của dòng sông bị biến đổi, hệ động thực vật xung quanh bị ảnh hưởng, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước dễ dàng hơn và đặc biệt hơn là người nông dân thiếu nước sinh hoạt và canh tác nông nghiệp.

Hình 2.14: Thác Pongour trƣớc khi thủy điện Đại Ninh tích nƣớc[19].

Hình 2.16: Thác Gougah chìm dƣới lòng hồ Đại Ninh[19].

Tại Lâm Đồng, theo khảo sát cho thấy, xuất hiện ngày càng nhiều dòng “sông chết” do cạn nước ở phía sau các đập thủy điện. Cụ thể:

  

Thủy điện Đa’Mbri dẫn dòng về Đạ Huoai có đoạn sông cạn dài 12,25 km.

Thủy điện Đa Dâng 2 có đoạn sông cạn khoảng 4 km.

Thủy điện Đại Ninh làm thác Pongour cạn khô và trở thành dòng thác chết – lượng khách du lịch đến thác giảm rõ rệt trong những năm qua, thác Liên Khương đã cạn nước - không còn mở cửa phục vụ khách tham quan và thác Gougah “thắng cảnh Quốc gia” nhưng nay thác đã chìm

vào lòng hồ thủy điện Đại Ninh.

Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi có đoạn sông cạn khoảng 25 km. Vì vậy, để hạn chế việc hình thành các con sông chết chúng ta phải thực hiện tốt công tác đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện bên cạnh đó tăng cường công tác thanh kiểm tra lưu lượng xả của các thủy điện xem có đúng theo cam kết của nhà máy hay không.

CHƢƠNG 3

HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT

3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT[11],[15]

Theo báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng từ giai đoạn năm 2006 đến năm 2010 như sau:

3.1.1. Chất lƣợng nƣớc sông, suối

a. Hiện trạng môi trường nước mặt thuộc hệ thống sông Đồng Nai * Chất lượng nước suối Cam Ly

Khi so sánh kết quả quan trắc tại một số vị trí quan trắc năm 2010 và các năm (2007, 2008 và 2009) với QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy:

+ Nhóm các thông số ít có sự thay đổi theo thời gian từ năm 2007- 2010 là: pH, DO, EC, BOD5, COD, NO-3, TDS, SO42-…

+ Nhóm các thông số có sự thay đổi theo thời gian là: SS, NH+4, NO-2, PO43-, Sắt tổng, Coliform.

+ Đập Thái Phiên (đầu nguồn) và cầu Hòa Lạc (hạ lưu) sông Cam Ly ít có sự thay đổi nồng độ từ 2007-2010.

+ Các vị trí quan trắc nội thị Đà Lạt (cầu La Sơn - Phu Tử, cầu Cẩm Đô, Thác Cam Ly, cầu Cam Ly) có sự thay đổi lớn qua các đợt quan trắc.

* Chất lượng nước sông Đa Dâng

Khi so sánh kết quả quan trắc năm 2010 và các năm (2006, 2007, 2008 và 2009) với QCVN cho thấy:

+ Nhóm các thông số ít thay đổi theo thời gian pH, DO, EC, BOD5, COD, NO3-, TDS, SO42-, Cl-, PO43-: Chất lượng nguồn nước thuộc nhóm này ít thay đổi từ

năm 2006 - 2010. Tuy nhiên, trong nhóm này một số thông số như: BOD, COD, TDS, PO43- có sự biến động nhiều.

+ Nhóm các thông số có sự thay đổi nhiều theo thời gian từ 2006 - 2010 là SS, NH4, NO2, Sắt tổng, Coliform: năm 2007 nồng độ nhóm thông số này rất cao so với các năm quan trắc khác.

+ Đặc biệt, thông số SS có sự thay đổi theo thời gian từ 2006 - 2010 là rất lớn: Vào giữa mùa mưa 2007 vượt gần 20 lần so với QCVN và trung bình các đợt quan trắc từ 2006 - 2010 dao động từ 0,5 – 4,0 lần.

* Chất lượng nước sông Đa Nhim

Đánh giá chất lƣợng nƣớc nhánh suối Đa Nhim

So sánh với năm 2009 kết quả quan trắc năm 2010 cho thấy các chỉ tiêu có hàm lượng trung bình tăng so với năm 2009 như SS, Fe tổng, NH+3, coliform. Các thông số khác như COD, BOD5 giảm ở một vài vị trí (cầu Bồng Lai, đập dâng Liên Khương) nhưng đồng thời cũng tăng đáng kể ở một vài vị trí (cầu Ka Đô, cầu nông trường bò sữa, thác Gougah, cầu Bình Điền). Năm 2009, nồng độ các thông số ô nhiễm cao vào thời điểm giao giữa mùa mưa và mùa khô, còn năm 2010 tập trung vào giữa mùa khô.

* Chất lượng nước sông Đạ Huoai

Khi so sánh kết quả quan trắc tại một số vị trí quan trắc năm 2010 và các năm (2006, 2007, 2008 và 2009) với QCVN (B1) cho thấy:

 Các thông số có giá trị ít thay đổi theo thời gian: pH, DO, EC, COD, NO-3, NO-2, TDS, SO42-, Cl-, PO43- có sự thay đổi nồng độ các thông số tương đối thấp từ năm 2006 - 2010. Tuy nhiên, trong nhóm này thông số (NO-2) có xu hướng tăng nồng độ theo thời gian nhưng chưa vượt QCVN. Các năm 2006 và 2007 nồng độ thông số NO-2 thay đổi tương đối thấp, từ cuối năm 2008 đến 2010 thông số này tăng liên tục tại các vị trí quan trắc.

 Các thông số có sự biến đổi liên tục theo thời gian: NH+4, SS, Fe tổng, BOD5, Coliform có sự thay đổi nồng độ diễn ra qua các năm từ 2006 – 2010.

Nồng độ ô nhiễm lưu vực theo thời gian từ 2006- 2010, nồng độ các thông số quan trắc lưu vực sông Đạ Huoai có xu hướng giảm, nhất là giai đoạn từ 2009 - 2010 nồng độ các thông số quan trắc giảm đáng kể và ổn định tại các vị trí quan trắc (thống kê từ kết quả quan trắc các năm 2006 - 2010).

* Chất lượng nước sông Đồng Nai

Khi so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (B1), kết quả quan trắc năm 2010 cho thấy hầu hết các thông số lý, hóa của các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn quy định của QCVN 08:2008/BTNMT (B1) qua các mùa quan trắc. Tuy nhiên cũng có một vài thông số đáng quan tâm:

- Thông số SS: Có 19/28 mẫu có nồng độ SS vượt quy chuẩn quy định từ 1,07 đến 4,96 lần chủ yếu vào thời điểm giao mùa nắng – mưa và giữa mùa mưa tại hầu hết các vị trí quan trắc trong khu vực do chịu ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát, xây dựng các công trình thuỷ điện trên sông Đồng Nai.

- Thông số BOD5 và COD: Đa số các mẫu quan trắc đều có nồng độ BOD5 và COD thấp hơn QCVN 08:2008/BTNMT (B1) quy định. Chỉ có 1/44 mẫu có nồng độ BOD5 vượt QCVN 1,07 lần, 3/44 mẫu có nồng độ BOD5 bằng QCVN quy định.

- Thông số N-NH+3: Có 2/28 mẫu quan trắc có nồng độ N-NH+3 vượt QCVN quy định từ 1,04 đến 3,3 lần và có 1/28 mẫu có nồng độ xấp xỉ bằng QCVN;

- Thông số N-NO-2: Có 2/28 vị trí có nồng độ N-NO-2 vượt QCVN quy định từ 1,02 đến 1,19 lần, chủ yếu là các mẫu lấy ở các nhánh suối có dòng chảy yếu và chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt.

- Thông số coliform: Có 15/28 mẫu quan trắc vượt tiêu chuẩn quy định trên 1,47 lần.

- Các thông số còn lại đều chưa vượt QCVN quy định.

Nhìn chung, chất lượng nước đoạn sông chính Đồng Nai khá tốt, hầu hết các vị trí quan trắc trên các chi lưu chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động sản xuất công nông nghiệp tại các huyện nơi có dòng sông Đồng Nai chảy qua.

b. Chất lượng nước sông La Ngà

So sánh kết quả quan trắc tại một số vị trí quan trắc năm 2010 và các năm (2006, 2007, 2008 và 2009) với QCVN cho thấy:

 Các thông số có giá trị ít thay đổi theo thời gian từ 2006-2010 gồm pH, DO, Cu2+, Zn2+, EC, COD, NO3, TDS, SO42-, Cl-, PO43-, nồng độ các thông số này tương đối ổn định, ít thay đổi qua các năm. Trong đó có thông số COD, PO43- có xu hướng giảm nồng độ từ 2006-2010 nhưng không đáng kể.

 Các thông số có sự biến đổi liên tục theo thời gian từ 2006-2010: NH+4, NO2-, SS, Sắt tổng, BOD5, Coliform, có sự thay đổi nồng độ trong khoảng thời gian từ 2006 - 2010, mỗi thông số tồn tại mức ô nhiễm vào thời điểm quan trắc là khác nhau:

+ Thông số Sắt tổng: Mức ô nhiễm rơi vào các đợt quan trắc rất khác nhau tại các vị trí: cầu Đại Nga vào giữa mùa mưa 2007 là 3,92 mg/l và 2008 là 3,14 mg/l; cầu Đại Bình vào giữa mùa mưa 2008 là 2,96 mg/l; cầu Minh rồng vào giữa mùa khô 2007 là 3,1 mg/l; cầu Cai Bảng vào giữa mùa mưa 2010 là 2,8 mg/l.

+ Đặc biệt, thông số SS có mức ô nhiễm tại các vị trí vào giữa mùa mưa năm 2007 là 10 lần; giữa mùa mưa năm 2010 vượt QCVN là 25,8 lần.

Diễn biến nồng độ các thông số ô nhiễm qua các năm từ 2006- 2010: Nồng độ ô nhiễm lưu vực sông Đạ Nga - La Ngà có xu hướng tăng trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2009 nhưng trong năm 2010 nồng độ ô nhiễm có xu hướng giảm.

c. Chất lượng nước sông Krông Nô

Khi so sánh kết quả quan trắc tại một số vị trí quan trắc năm 2010 và các năm (2007, 2008 và 2009) với QCVN (kết quả quan trắc từ năm 2007 - 2010):

+ Nhóm các thông số có giá trị ít thay đổi theo thời gian từ 2007- 2010 gồm pH, DO, EC, COD, NO-3, NH+4, Zn2+, Sắt tổng, Cu2+, TDS, SO42-, Cl-, PO43-: Nồng độ các thông số này có xu hướng giảm tại các vị trí quan trắc nhưng riêng các thông số (NH+4, COD, SS...) có sự tăng nồng độ vào các đợt quan trắc như sau:

+ Thông số COD: sự tăng đều nồng độ từ đầu năm 2007 và giảm vào cuối năm. Trong thời gian năm 2010 vào giao mùa khô -mưa vượt QCVN là 1,7 lần.

+ Nhóm các thông số có sự biến đổi liên tục theo thời gian (NO-2, BOD5, Coliform): Sự thay đổi nồng độ diễn ra qua các năm từ 2007 - 2010 như sau:

+ Thông số NO-2: Qua kết qủa quan trắc từ năm 2007 - 2010 nồng độ tại các vị trí quan trắc có nồng độ tăng vào các đợt quan trắc như: giao mùa khô - mưa năm 2007 trung bình 2 lần và giữa mùa mưa năm 2010 trung bình 1,7 lần.

+ Thông số SS: Sự tăng nồng độ vào giữa mùa khô năm 2007 vượt QCVN là 30,5 lần nhưng các đợt quan trắc khác còn lại từ 2006 - 2010 nồng độ trung bình trong khoảng 2,5 - 3,0 lần (khi so với QCVN).

Diễn biến chất lượng nước từ năm 2007 - 2010. Nồng độ các thông số quan trắc trên lưu vực sông Krông Nô có xu hướng giảm trong khoảng thời gian năm 2007-2009 nhưng từ năm 2009 - 2010 nồng độ giảm đáng kể và ổn định tại các vị trí quan trắc.

Tuy nhiên, tại cầu Krông Nô và cầu Đạ Long có một vài thông số có nồng độ tăng vào năm 2009 như (NO-2, BOD và COD).

3.1.2. Chất lƣợng nƣớc hồ

a. Chất lượng hồ phục vụ cấp nước sinh hoạt

Hồ Chiế n Th ắ ng:

 Nhóm các thông số có giá trị nồng độ ít thay đổi theo thời gian (pH, DO, EC, COD, BOD, NO-3, NH+4, Cu2+, Zn2+ Sắt tổng, TDS, SO42-, Cl-, PO43-): Chất lượng nguồn nước tương đối ổn định từ năm 2006 - 2010. Kể từ năm 2008 - 2010 nồng độ các thông số này có xu hướng giảm tại các vị trí quan trắc nhưng một số thông số (NH+4, COD, Sắt tổng...).

 Nhóm các thông số có sự thay đổi nồng độ liên tục theo thời gian (SS, NO-2 và Coliform): Sự thay đổi nồng độ chất ô nhiễm diễn ra qua từng đợt quan trắc khi có mưa/khi không có mưa qua các năm từ 2006 - 2010.

Hồ ĐanKia:

 Kết qủa quan trắc thống kê từ năm 2006- 2010 cho thấy nồng độ các thông số như pH, DO, SS, EC, COD, NO-3, BOD5, Cu2+, Zn2+, Sắt tổng, TDS, SO42-, Cl-,

PO43- biến động ít và có xu hướng giảm tại các vị trí quan trắc từ 2008- 2010. Riêng các thông số (COD, BOD...) có sự tăng nồng độ vào các đợt quan trắc như:

+ Thông số BOD5 và Sắt tổng: nồng độ BOD5 tăng vào giữa mùa mưa năm 2007 từ 2,3 - 16 lần (vị trí bờ Trái vượt QCVN là 16 lần), sắt tổng tăng vào giữa mùa khô năm 2008 từ 1,6 đến 7,6 lần (vị trí bờ Phải vượt QCVN là 7,6 lần).

 Các thông số SS, NH+3, NO-2 và Coliform có sự biến đổi nồng độ liên tục theo thời gian từ năm 2006 – 2010:

+ Thông số N-NH+3: có nồng độ tăng cao vào các năm 2007 - 2008 từ 1 - 4,3 lần.

+ Thông số SS: tất cả các vị trí quan trắc hồ Đan Kia có sự tăng nồng độ rất cao, trung bình vượt QCVN từ 7 - 9 lần vào đợt quan trắc giao mùa khô - mưa năm 2010.

Hồ Tuy ền Lâm:

 Kết qủa quan trắc thống kê từ năm 2006- 2010 cho thấy nồng độ các thông số như pH, DO, , EC, NO-3, Zn, Cu, TDS, SO42-, Cl-, PO43- tương đối ổn định, ít biến động.

 Các thông số SS, NH+4, NO-2, COD, BOD5, Sắt tổng, Coliform có sự biến đổi liên tục theo thời gian qua các năm từ năm 2009 – 2010. Nguyên nhân có thể do giai đoạn này đang diễn ra việc xây dựng các khu du lịch của khu du lịch hồ Tuyên Lâm đã làm tăng nồng độ chất ô nhiễm vào hồ do nước mưa chảy tràn:

+ Thông số Sắt tổng: có sự tăng nồng độ vào cuối năm 2009 và giữa mùa mưa năm 2010 (chú ý điểm cấp nước vào hồ Tuyền Lâm nồng độ luôn duy trì ở mức cao tại vị trí Thác Bảo Đại).

+ Thông số SS: Từ Biểu đồ so sánh số lần vượt QCVN cho thấy nồng độ tăng trong khoảng thời gian năm 2009 - 2010.

+ Thông số COD và BOD: Từ Biểu đồ so sánh số lần vượt QCVN

08:2008/BTNMT cho thấy nồng độ trung bình năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 tại các vị trí quan trắc của hồ. Tuy nhiên, riêng vị trí Giữa Hồ giá trị nồng độ COD có xu hướng tăng liên tục trong năm 2010.

+ Thông số NO-2: Qua kết quả quan trắc từ năm 2009 - 2010 nồng độ các thông số tại đa số các vị trí quan trắc của hồ Tuyền Lâm tương đối ổn định. Riêng vị trí thác Bảo Đại luôn tồn tại nồng độ tương đối cao qua hai năm 2009-2010.

+ Thông số N-NH+3: Từ biểu đồ so sánh số lần vượt QCVN

08:2008/BTNMTcho thấy: vào giao mùa khô – mưa 2009 các vị trí Giữa hồ và vị trí suối Tía - Thác Bảy Tầng có giá trị vượt QCVN là 3 lần và vào giao mùa khô – mưa năm 2010 vị trí suối Tía - Thác Bảy Tầng có giá trị nồng độ vượt QCVN là 2,9 lần.

Khi so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT mức A2, nhìn chung diễn biến nồng độ của một số thông số ô nhiễm qua các đợt quan trắc rất phức tạp nhưng theo thống kê và đánh giá thì mức độ ô nhiễm các hồ cấp nước sinh hoạt có chiều hướng gia tăng nhẹ ở năm 2010 so với năm 2009.

b. Hồ cung cấp cho hoạt động nông nghiệp, tưới tiêu

Chất lượng nước hồ cung cấp cho hoạt động nông nghiệp được đánh giá qua các hồ trên địa bàn tỉnh như hồ Đăklô và hồ Đạ Boa huyện Cát Tiên, hồ Đạ Hàm huyện Đạ Tẻh, hồ Nam Phương 1 (gần nhà máy Bauxit Bảo Lộc) và Nam Phương 2 (gần xưởng tuyển Bauxit) thành phố Bảo Lộc, hồ Ka La huyện Di Linh.

- Các thông số có giá trị nồng độ ít thay đổi theo thời gian là pH, DO, EC, NO-3, NO-2, Cu2+, Zn2+, TDS, SO42-, Cl-, PO43-. Tuy nhiên, một số thông số Sắt tổng, PO3-4,, N-NO-2 có sự tăng - giảm nồng độ theo mùa như sau:

+ Thông số Sắt tổng: Từ Biểu đồ so sánh số lần vượt QCVN

08:2008/BTNMT cho thấy một số hồ thường có giá trị nồng độ vượt QCVN cao nhất vào giữa mùa mưa là: hồ Đa Boa (vào năm 2007 là 3,2 lần và năm 2008 là 2,4

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tài NGUYÊN nước mặt TỈNH lâm ĐỒNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 60 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w