Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ nhóm lớp mẫu giáo ghép nhiều độ tuổi và nhóm trẻ dân tộc ít ngườ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNGXUYÊN GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2019-2020 (Trang 57 - 61)

giáo ghép nhiều độ tuổi và nhóm trẻ dân tộc ít người

4.1. Thảo luận về điểm khác biệt của việc tổ chức hoạt động giáo dục theohướng trải nghiệm cho trẻ nhóm lớp mẫu giáo ghép nhiều độ tuổi và nhóm trẻ hướng trải nghiệm cho trẻ nhóm lớp mẫu giáo ghép nhiều độ tuổi và nhóm trẻ dân tộc ít người

4.1.1. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ nhóm lớp mẫu giáo ghép nhiều độ tuổi

- Đặc điểm của trẻ nhóm lớp mẫu giáo ghép nhiều độ tuổi:

Ở các trường mầm non vùng nông thôn, hoặc vùng núi, nơi khơng tập trung đơng dân cư, với các nhóm lớp nhỏ lẻ, thường có các lớp ghép từ 2-3 lứa tuổi, nhằm

tạo điều kiện cho trẻ không phải đi học quá xa và có thể đảm bảo đủ giáo viên mầm non dạy trẻ.

Trong lớp ghép nhiều lứa tuổi, khả năng nhận thức, nhu cầu, hứng thú và kinh nghiệm của trẻ khác nhau. Do vậy, việc xác định mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ lớp ghép cần đảm bảo cho trẻ ở các lứa tuổi khác nhau đều đạt được yêu cầu đối với các lứa tuổi.

- Những điểm cần lưu ý khi tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ nhóm lớp mẫu giáo ghép:

+Lựa chọn chủ đề: Trẻ các lứa tuổi đều có thể tham gia các chủ đề trải

nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, cần dựa trên đặc điểm các lứa tuổi để đưa ra chủ đề với tên gọi và có khả năng khai thác các hoạt động giúp trẻ các lứa tuổi đều hứng thú và chủ động thực hiện ở mức độ cao nhất.

+Xác định mục tiêu: Tập trung vào lứa tuổi có đơng số trẻ hơn trong lớp, có

lưu ý đến các mục tiêu ở lứa tuổi lớn hơn, đảm bảo cho trẻ lứa tuổi nhỏ hơn có thể thực hiện một phần mục tiêu đặt ra và trẻ lứa tuổi lớn hơn sẽ thực hiện các mục tiêu đề ra.

+ Chuẩn bị môi trường: Đồ dùng, vật liệu, đồ chơi phù hợp với cả ba lứa tuổi.

Bố trí mơi trường cho trẻ trải nghiệm theo nhóm hỗn hợp hoặc nhóm riêng từng lứa tuổi tùy vào đặc thù của mỗi hoạt động và khả năng tham gia của trẻ các lứa tuổi.

+Tiến hành các hoạt động:

Trải nghiệm thực tế của trẻ: Cho trẻ được lựa chọn nhóm dựa trên hứng thú

của trẻ, có thể tạo nhóm hỗn hợp hoặc nhóm cùng lứa tuổi. Với nhóm cùng lứa tuổi, cần chú ý hỗ trợ trực tiếp nhóm nhỏ tuổi nhiều hơn, gián tiếp với trẻ tuổi lớn hơn. Với nhóm hỗn hợp, cần khuyến khích trẻ lớn giúp đỡ, nhường trẻ nhỏ, đảm bảo cho mọi trẻ đều được tham gia trải nghiệm theo khả năng.

Trẻ chia sẻ kinh nghiệm: Các câu hỏi đàm thoại dễ nên dành cho trẻ nhỏ nhiều

hơn, câu hỏi khó hơn dành cho trẻ lớn. Cần chú ý cách đặt câu hỏi cho phù hợp với khả năng của mỗi lứa tuổi.

5 8

Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân: Các câu hỏi đúc kết kinh nghiệm thường

dành cho trẻ lớn hơn trả lời, vì với lớp bé thì giáo viên thường là người giúp trẻ nhớ lại các kinh nghiệm học được qua trải nghiệm.

Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống: Với trẻ nhỏ, nên chỉ rõ kinh nghiệm

nào có thể sử dụng trong hoạt động đó và đánh giá trực tiếp. Với trẻ lớn, khuyến khích trẻ nhớ lại các kinh nghiệm đã lĩnh hội được và sử dụng các công cụ trực quan giúp trẻ tự đánh giá và lưu lại kết quả để khuyến khích trẻ tiếp tục sử dụng kinh nghiệm trong các họat động khác nhau.

4.1.2. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ nhóm trẻ dân tộc ít người

- Đặc điểm nhóm trẻ dân tộc ít người:

Ở các trường mầm non vùng núi, trong một lớp học có nhiều dân tộc khác nhau: có nơi trong lớp chủ yếu là dân tộc Kinh và một vài trẻ thuộc dân tộc ít người; có những lớp học, phần lớn là trẻ em dân tộc ít người và thuộc nhiều dân tộc khác nhau; có những lớp khơng có trẻ nào là người Kinh. Do vậy, việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong các nhóm lớp này cũng khác nhau phụ thuộc vào mức độ hiểu ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ.

Trẻ em dân tộc ít người do đặc điểm, điều kiện sống và sinh hoạt cịn gặp nhiều khó khăn, cơ hội được giao tiếp, được tiếp cận với thông tin cũng hạn chế; trẻ chưa được sự quan tâm đúng mức của cha mẹ đến việc tạo mơi trường chăm sóc giáo dục trẻ. Do vậy nhận thức, kinh nghiệm và các kỹ năng xã hội của trẻ có phần yếu hơn các trẻ khác.

Giáo viên dạy các nhóm lớp trẻ dân tộc ít người cũng gặp nhiều khó khăn: điều kiện giáo dục thiếu thốn về: phương tiện, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi; cơ hội tiếp cận các phương pháp giáo dục tích cực, tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm hạn chế; hiểu biết về các thứ tiếng dân tộc hạn chế và gặp nhiều khó khăn; giáo viên cịn mất nhiều thời gian vận động phụ huynh đưa trẻ đến thường; ngồi ra cịn phải kể đến khó khăn về các điều kiện ăn ở, đi lại, sinh hoạt của giáo viên:

- Những điểm cần lưu ý khi tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho nhóm trẻ dân tộc ít người:

+ Lựa chọn chủ đề: Cần dựa trên các điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất

và nhu cầu của trẻ để lựa chọn các chủ đề trải nghiệm để thực hiện và hấp dẫn đối với trẻ.

+ Xác định mục tiêu: Tùy vào chủ đè trải nghiệm để xác định mục tiêu cho

phù hợp khả năng của trẻ. Có những mục tiêu vẫn giữ theo yêu cầu của lứa tuổi, nhưng cần giảm bớt độ khó để đảm bảo có thể thực hiên được.

+Chuẩn bị: Giáo viên nên tận dụng các điều kiện phương tiện, vật liệu dễ tìm

kiếm để giảm bớt chi phí cho hoạt động. Với các chủ đề trải nghiệm thuộc mơi trường tự nhiên nên khuyến khích trẻ tham gia chuẩn bị vì nó phù hợp với khả năng của trẻ và giúp trẻ tích lũy thêm kiến thức trong q trình chuẩn bị: với các chủ đề về mơi trường xã hội, giáo viên có thể tận dụng các phương tiện có trong trường và phối hợp với phụ huynh để mượn đồ dùng, nhất là các trải nghiệm khám phá văn hóa truyền thống.

+Tiến hành các hoạt động

Trải nghiệm thực tế của trẻ: Cần giới thiệu chủ đề trải nghiệm rõ ràng, ngắn

gọn, dễ hiểu. Tăng cường dùng cử chỉ, hành động, tranh ảnh để mô phỏng. Với trẻ yếu tiếng Việt, đôi khi cần dùng một số từ hoặc câu đơn giản để giúp trẻ hiểu rõ hơn.

Trẻ chia sẻ kinh nghiệm: Các câu hỏi cho trẻ chia sẻ kinh nghiệm nên ngắn

gọn, nhấn mạnh ý, kèm mô phỏng hoặc dùng tranh ảnh. Khuyến khích trẻ thể hiện lại các kinh nghiệm bằng nhiều cách khác nhau: có thể mơ tả lại bằng lời nói, bằng lời kết hợp cử chỉ, điệu bộ hoặc đơn giản bằng cách chỉ vào các sản phẩm, hoặc vẽ lại…

Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân: Các câu hỏi đúc kết kinh nghiệm nên

hướng vào công việc cụ thể trẻ đã làm giúp trẻ dễ hình dung. Lúc đầu, nếu trẻ chưa biết tự rút ra kinh nghiệm thì giáo viên có thể giúp trẻ, sau này trẻ quen dần thì khuyến khích trẻ tự làm. Các kinh nghiệm trẻ đưa ra luôn gắn vào các hoạt động trẻ đã thực hiện nhằm giúp trẻ nhớ lâu hơn.

6 0

Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống: Lúc đầu, nên định hướng cụ thể

kinh nghiệm rút ra qua trải nghiệm, có thể sử dụng trong hoạt động cụ thể nào, sau này khi trẻ quen, có thể khuyến khích trẻ tự vận dụng kinh nghiệm.

Tóm lại, việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho nhóm

lớp mẫu giáo đặc thù địi hỏi giáo viên cần linh hoạt vận dụng mơ hình trải nghiệm cho phù hợp với điều kiện của lớp, trường, không nên đặt ra các mục tiêu quá cao để khó thực hiện. Việc sử dụng phiếu khảo sát để đánh giá sự tiến bộ của trẻ qua từng chủ đề trải nghiệm sẽ giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh hoạt động với với tình hình thực tế ở các nhóm trẻ./.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNGXUYÊN GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2019-2020 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w