3.1. Kết quả của con đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: kháng chiến chống Mỹ:
Đường vận tải Hồ Chí Minh trên bộ theo dãy Trường Sơn (Đường 559):
Trên hệ thống giao thông này, hơn một triệu tấn hàng hóa, vũ khí được đưa vào các chiến trường; hơn 2 triệu lượt người, 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào Nam ra Bắc. Với sự hỗ trợ không ngừng nghỉ, sự chi viện thường xuyên, hiệu quả của miền Bắc, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Một khối lượng khổng lồ vật chất và một lực lượng các binh đoàn chiến đấu đã được vận chuyển qua tuyến đường này.
Từ năm 1959 đến 1964, tuyến vận tải chiến lược đã đảm bảo vận chuyển và hành quân cho chiến trường miền Nam và Lào được 10.136 tấn cùng hàng nghìn tấn vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ cho cách mạng Lào. Trong 4 năm (1968- 1972), tuyến vận tải chiến lược đã vận chuyển được tổng khối lượng vật chất đạt 118%; đảm bảo hành quân đạt 190% so với chỉ tiêu; bàn giao cho các chiến trường khối lượng vật chất và nhân lực tăng gấp 3 - 6 lần so với 4 năm trước đó, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của cách mạng miền Nam, cách mạng Lào và cách mạng
Campuchia. Trong các năm 1967 đến năm 1969, vận chuyển chi viện cho chiến trường Lào và các đơn vị hành quân đạt từ 105% đến 115% chỉ tiêu kế hoạch. Năm 1970,
tuyến vận tải chiến lược đã chuyển trên 5.000 tấn vũ khí, đạn dược phục vụ kịp thời cho lực lượng giải phóng Campuchia phối hợp với Quân giải phóng miền Nam đập tan cuộc hành quân “Chen-la”. Mùa khô năm 1970 - 1971, miền Bắc chuyển vào chiến trường miền Nam qua đường ống dẫn dầu khối lượng xăng dầu lớn gấp 10 lần mùa khơ 1969 - 1970.
Đường vận tải Hồ Chí Minh trên biển (Đường 759):
Tuyến chi viện chiến lược trên bộ từ 1959 đến 1972 đặc biệt là từ năm 1959 đến 1965 chủ yếu mới vươn tới được các chiến trường Trị Thiên, Trung - Hạ Lào, Tây Nguyên. Việc chi viện cho các chiến trường Nam bộ, Nam Trung bộ từ 1959 đến 1972 hết sức khó khăn. Tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển ra đời đã kịp thời đáp ứng được u cầu đó. Thành cơng của những chuyến vũ khí đã trực tiếp góp phần đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng và phát triển khối chủ lực ở chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ; góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của quân dân ta ở Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xồi... Đặc biệt, sự xuất hiện kịp thời những vũ khí tương đối hiện đại, có tính năng chiến đấu cao đã làm thay đổi cách đánh của quân và dân ta, thay đổi tương quan lực lượng giữa địch và ta.
Tổng cộng Đồn tàu Khơng số đã vận chuyển được hơn 150.000 tấn vũ khí, trang thiết bị và đưa hàng chục ngàn lượt cán bộ từ miền Bắc vào chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam. Trong các chuyến đi, Đồn tàu Khơng số đã phải khắc phục hơn 4.000 quả thủy lôi; chống chọi với nhiều cơn bão; đánh trả hơn 30 lần tàu địch bao vây; chiến đấu với hơn 1.200 lần máy bay địch tập kích; bắn rơi 5 chiếc máy bay và bắn cháy nhiều tàu thuyền của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đường xăng dầu:
Trong 7 năm từ 1968-1975, hệ thống đường ống này đã giúp chi viện cho miền Nam 5,5 triệu m³ xăng dầu. cung ứng một nguồn vật chất hậu cần hết sức thiết yếu cho các chiến trường. Ngành Đường ống Xăng dầu Trường Sơn đã thực sự thỏa mãn kịp thời cho vận tải, đảm bảo yêu cầu cơ động cao của các quân đoàn, các binh chủng với mọi quy mô, mọi thời gian, mọi địa điểm, phục vụ đắc lực cho các chiến dịch… Đường xăng dầu hoàn thành cùng với 4 tuyến đường quan trọng khác (đường mịn Hồ Chí Minh, đường trên bộ, trên biển, đường hàng không và đường chuyển ngân) đã bảo đảm chi viện cho miền Nam, tạo cơ sở hạ tầng cho cơ động lực lượng và vận chuyển lớn, phục vụ đắc lực cho thời cơ chiến lược, nhất là cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, góp phần to lớn trong cơng cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đường hàng khơng:
Tính từ 1960 cho đến kết thúc chiến tranh tháng 04/1975, con đường này đã vận chuyển vào miền Nam và xuống Nam Lào 60.000 lượt bộ đội, 31.000 tấn vũ khí đạn dược, khí tài, lương thực, thuốc men, hàng hóa qn sự,... và hàng triệu đơ la cho cơ quan Kinh - Tài của miền Nam. Với cách thức vận chuyển này, ta đã rút ngắn thời gian của mỗi chuyến vận chuyển.
Đây là con đường vơ hình, khơng có đường, khơng có lối trên đất liền, trên biển, trên không, trên những đường ống... Nó đi theo hệ thống ngân hàng của chính các nước phương Tây và hệ thống ngân hàng ở ngay Sài Gòn để chi tiêu cho 31 lực lượng Giải phóng. Con đường đó suốt những năm tháng chiến tranh chỉ “ai làm thì biết, Mỹ khơng biết, Chính quyền Sài Gịn khơng biết, nên không một ai bị bắt, không một vụ chuyển ngân nào bị phát hiện...”.
Trong 10 năm (1965-1975) con đường tiền tệ đã vận chuyển vào miền Nam cả tiền mặt và chuyển khoản hơn 477 triệu USD. Trên đường vận chuyển, bị địch thả bom B52 đánh phá, xe và tiền bị cháy, mất gần 3,8 triệu USD.
=> Như vậy, từ những kết quả đạt được của năm con đường đã nêu ở trên, chúng ta thấy được mỗi con đường đều mang một nét riêng và thực hiện những chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới một mục đích chung. Cả năm con đường nói chung đều đã có những đóng góp vơ cùng quan trọng trong nhiệm vụ giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước.
3.2. Ý nghĩa của các con đường chi viện:
Đường vận tải Hồ Chí Minh trên bộ theo dãy Trường Sơn (Đường 559):
Là tuyến vận tải quân sự chiến lược, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. Trong 16 năm (1959-1975), đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh và bộ đội Trường Sơn đã phát huy vai trò to lớn chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia góp phần to lớn vào thắng lợi ở các chiến trường này. Đặc biệt từ năm 1973, bộ đội Trường Sơn đã nỗ lực vượt bậc đáp ứng yêu cầu của thời cơ chiến lược mới trong Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một chiến trường ác liệt, nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Trong cuộc “chiến tranh ngăn chặn” này, không quân Mỹ - ngụy đánh phá gần 152.000 trận, ném xuống tuyến đường gần 4 triệu tấn bom đạn. Trong 16 năm, bộ đội Trường Sơn đã chiến đấu trên 2.500 trận, diệt gần 1.700 tên địch, bắt 1.200 tên, gọi hàng trên 10.000 tên, bắn rơi 2.455 máy bay, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh khác của địch. Để giành thắng lợi vẻ vang đó, hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hy sinh, gần 3 vạn người bị thương, hàng nghìn người ảnh hưởng nặng nề chất độc da cam của địch. Để góp phần vào Đại thắng mùa xuân năm 1975 có biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đồng bào các dân tộc đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình để giữ vững mạch máu giao thơng trên con đường huyền thoại này. Có thể nói cuộc chiến đấu chống “chiến tranh ngăn chặn” của bộ đội Trường Sơn là ác liệt nhất, dài ngày nhất, quy mơ nhất. Đó là sức mạnh tổng hợp vơ cùng to lớn của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Đường Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của tình đồn kết chiến đấu đặc biệt chống kẻ thù chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn, tuyến chi viện Bắc - Nam đã đi qua 20 tỉnh thuộc 3 nước Đông Dương, tỏa ra các chiến trường; là sợi dây liên kết các chiến trường ba nước Đông Dương, tạo nên một hệ thống liên hồn bền vững.
=> Đường Hồ Chí Minh và hoạt động tác chiến, mở đường của bộ đội Trường Sơn đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền khoa học quân sự Việt Nam độc đáo, sáng tạo. Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, một tuyến đường vận tải chiến lược được xây dựng hoàn chỉnh để chi viện cho chiến trường với sự đa dạng về thành phần lực lượng và hoạt động tác chiến. Cùng với sự phát triển liên tục của công tác vận tải chi viện cho chiến trường, nghệ thuật quân sự trên chiến trường Trường Sơn ln có sự sáng tạo và phát triển khơng ngừng. Đó là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chính trị, quân sự và khoa học, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam để giải quyết thành công một loạt vấn đề rất mới thuộc về vận tải chiến lược trong chiến tranh của quân đội ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Đó là nghệ thuật tiến hành cơng tác Đảng, cơng tác chính trị để xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng vượt qua mọi gian khổ, hy sinh để làm nên kỳ tích vẻ vang trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Đường vận tải Hồ Chí Minh trên biển (Đường 759):
Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã tạo nên một phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực tiếp bảo đảm chi viện cho các chiến trường miền Nam.
Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành biểu tượng sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu trí, đấu lực với kẻ thù; nơi tỏa sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng; lịng quả cảm, trí thơng minh và quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là niềm tự hào, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao đối với cán bộ, chiến sĩ trên những con tàu Không số của bộ đội Hải quân và Nhân dân cả nước trong cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt với kẻ thù.
Đường hàng không:
Con đường này đã từng vận chuyển hàng ngàn lượt tướng tá của miền Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc, vận chuyển hàng triệu đô la cho cơ quan Kinh - Tài của miền Nam, vận chuyển rất nhiều thứ máy móc, thuốc men và hóa chất quan trọng, vận chuyển thương binh, vận chuyển vợ con những chiến sĩ và cán bộ của miền Nam ra Bắc để học tập và điều dưỡng... góp phần cải thiện tình hình loạn chiến nước ta thời bấy giờ. Nhưng phía Mỹ và Chính quyền Sài Gịn hình như hồn tồn chưa biết gì. Con đường hàng khơng với những cơng tích hết sức lớn lao vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, biểu hiện sự thắng lợi của bản lĩnh Việt Nam, văn hoá Việt Nam; thắng lợi của sự vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự tiên tiến vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam; thắng lợi của sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, của chế độ xã hội mới được xây dựng trên miền Bắc và ở vùng giải phóng miền Nam, của tình đồn kết chiến đấu, gắn bó keo sơn, bền chặt giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Trong 10 năm tồn tại (1965-1975) “con đường tiền tệ” đã vận chuyển vào miền Nam cả tiền mặt và chuyển khoản hơn 477 triệu USD. Trên đường vận chuyển, bị địch thả bom B52 đánh phá, xe và tiền bị cháy, mất gần 3,8 triệu USD. Con đường huyền thoại trong kháng chiến này đã đóng góp một phần vào thắng lợi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ðể thực hiện nhiệm vụ này, khơng những chỉ có tấm lịng và của cải của nước bạn, của các nhà hảo tâm, mà cịn có cả tài năng, ý chí và lịng trung thành tuyệt đối của một đội ngũ đông đảo những chiến sĩ thầm lặng ở B29, N.2683, ở khu căn cứ, trên những tuyến đường máu lửa của đoàn 559 và cả những người thầm lặng hoạt động ở hải ngoại… Như một mạch nguồn xuyên suốt thời gian, ngành ngân hàng đã và đang tiếp tục nỗ lực, tạo nên những huyền thoại mới trên con đường tiền tệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững, tươi đẹp.
=> Đỉnh cao của nghệ thuật đảm bảo hậu cần, kỹ thuật trong chiến tranh giải phóng; nét độc đáo của một chiến trường với những hình thức tác chiến đa dạng, đủ loại về quy mô và cực kỳ linh hoạt, sáng tạo trong bố trí, sử dụng lực lượng có một khơng hai ở cả Việt Nam và trên thế giới. Đây là thành quả vĩ đại từ chính tâm nguyện cháy bỏng, ý chí kiên cường, lịng quả cảm và quyết tâm sắt đá được đúc kết, tôi luyện trong thử thách cam go, sinh tử suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc được kế thừa, phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh. Cao hơn và thiết thực hơn chính là những bài học lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn được tổng kết, đúc rút từ đây vẫn còn nguyên giá trị, để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay.