Thông qua hệ thống các tuyến đường chi viện nối liền từ Bắc vào Nam, trên mọi địa hình đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường xăng dầu, đường chuyển ngân… nhân dân miền Bắc đã hỗ trợ sức người sức của phục vụ cho miền Nam kháng chiến. tạo nên sức mạnh to lớn góp phần quan trọng vào việc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sau gần 60 năm nhìn lại, chúng ta càng thấy sự thần kỳ của con đường chi viện ấy đồng thời để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ mai sau.
Thứ nhất là bài học về xây dựng ý chí quyết tâm hồn thành nhiệm vụ. Có thể
nói khơng một hoạt động tác chiến nào mà giữa “cái sống, cái chết” lại mong manh như khi thực hiện nhiệm vụ vận tải hàng hóa, vũ khí, thuốc men trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom rơi đạn lửa. Bởi đây là con đường huyết mạch gắn kết hai miền Nam - Bắc, là động lực chống lại kẻ thù, nhận rõ được tầm quan trọng của tuyến đường ấy đế quốc Mỹ đã tập trung mọi lực lượng tiến hành cuộc chiến ngăn chặn, nhằm chặt đứt sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc. Mỹ đã sử dụng những loại vũ khí, phương tiện hiện đại nhất với sức hủy diệt lớn như B52, L19, OV10 bất kể ngày đêm nhằm ngăn chặn phương tiện vận tải, phá hủy cầu cống, ngầm, đèo, đường ống xăng dầu và hệ thống tín hiệu giao liên của ta. Chúng khơng từ bất cứ thủ đoạn nào, các máy bay trinh sát của địch thăm dò liên tục song vẫn khơng thể ngăn chặn nổi
dịng viện trợ của hậu phương miền Bắc tới miền Nam ruột thịt. Điều đó được tạo nên bởi lịng dũng cảm, ngoan cường, sẵn sàng hy sinh, băng băng giữa bom đạn 36 kẻ thù để hoàn thành nhiệm vụ của các chiến sĩ, các thanh niên yêu nước Việt Nam. Đó là bài học quý báu mà thế hệ trẻ nói riêng, người dân Việt Nam nói chung phải biết ơn, tự hào và học tập.
Thứ hai là bài học về xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn. Năm tuyến
đường chi viện được xây dựng không phải ngẫu nhiên mà đều dựa vào thực tiễn tình hình chiến sự lúc bấy giờ. Ban đầu đường Hồ Chí Minh trên bộ là tuyến đường chính để vận tải, song thực tiễn cách mạng nước ta khi đó địi hỏi phải chi viện khẩn cấp sức người, sức của cho chiến trường miền Nam trong khi vận tải đường bộ khó có thể đáp ứng đủ. Do vây Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng lại cho thành lập đường biển, đường hàng khơng và các con đường khác vừa có thể tăng hiệu suất vận tải lại phân tán được rủi ro khi kẻ thù tấn công bắn phá.
Thứ ba là bài học chiến thuật tác chiến. Khác với trận đánh tiêu diệt địch, nhiệm
vụ của mỗi chuyến đi là khéo léo xử lí các tình huống, sao cho khơng đụng độ với địch, bảo đảm hàng đến nơi an toàn thắng lợi. Bởi vậy, trong mỗi chuyến vận chuyển, cán bộ chiến sĩ luôn phải sử dụng mưu kế, thực hiện hàng loạt các biện pháp ngụy trang, nghi binh để lừa địch. Ví dụ như trên đường biển, đoàn 759 phối hợp với Ban Thống nhất trung ương, Tổng cục hậu cần chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm và các giấy tờ giả làm ngư dân Nam Bộ như: giấy thông hành, căn cước, giấy làm ăn của ghe thuyền… hay trên đường mịn Hồ Chí Minh, các cán bộ chiến sĩ tận dụng rừng đại ngàn làm màn ngụy trang kín đáo, tạo các tuyến đường kín luồn trong rừng già Tây Trường Sơn từ Trung Lào qua Hạ Lào tới Tây Nguyên Việt Nam và Đông Bắc
Campuchia; sử dụng các xe tăng hỏng xen lẫn các xe vận tải trên dọc tuyến đường để gây nhiễu cho địch khó truy vết.
Thứ tư, bài học về cơng tác bảo vệ bí mật. Trong mọi hoạt động qn sự, yếu tố
bí mật có thể quyết định sự thành bại của một trận đánh hay một chiến dịch; đặc biệt hoạt động chi viện trên con đường Hồ Chí Minh lại càng bí mật. Ví dụ như đường Hồ Chí Minh trên biển , đồn 759 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy trung ương, chỉ có một số người của Quân ủy biết. Sở chỉ huy của Đoàn ở hang đá Thủy Nguyên, Hải Phòng để chỉ huy các chuyến đi hồn tồn được giữ bí mật, ngay chính quyền địa phương cũng khơng biết trong đó làm gì.Các thành viên của tàu này không được biết hoạt động của tàu khác; trước khi lên đường cán bộ chiến sĩ của đồn khơng được tiếp xúc với bạn bè người thân, gửi lại tư trang và các thứ đồ liên quan đến danh tính, dùng các giấy tờ căn cước giả và vài bộ tư trang giống với của người dân Nam Bộ. Những con tàu đều được thiết kế hai đáy để ngụy trang…
Thứ năm, bài học về xây dựng hậu phương vững chắc và phát huy vai trò của hậu phương. Hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của kháng chiến, là nơi
chi viện chủ yếu sức người sức của cho tiền tuyến, là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã
sớm nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng hậu phương miền Bắc, coi đó là bộ phận chiến lược của đường lối chiến trang nhân dân. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 nhận định “ Miền Bắc 37 là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào miền Bắc cũng phải được củng cố về mọi mặt”. Đảng chủ trương tiếp tục tiến hành chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc phải gắn bó với cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nước, đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, đóng vai trị quan trọng trực tiếp tới sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Thứ sáu, bài học về sức mạnh của tinh thần đồn kết dân tộc và lịng u nước quật cường. Với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, với tinh thần tất cả vì tiền
tuyến “thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”, “xe chưa qua nhà khơng tiếc”, miền Bắc ln trong vai trị hậu phương lớn đã luôn “thắt lưng buộc bụng: sẵn sàng chia lửa, sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng cung cấp đến những dòng vật chất cuối cùng để chở sức mạnh hậu phương ra chiến trường. Lớp lớp thanh niên miền Bắc tuổi đời còn trẻ xung phong vào miền Nam chống giặc. Đó là biểu hiện mạnh mẽ của tình đồng bào hơn cả là tình yêu nước.
Thứ bảy, bài học về đoàn kết quốc tế. Được sự đầu tư hỗ trợ của Liên Xô và các
nước anh em, nền cơng nghiệp quốc phịng của miền Bắc đã được đầu tư, nâng cấp đã sản xuất la một số loại vũ khí bộ binh, trang thiết bị phụ tùng đáp ứng nhu cầu của các quân chủng, binh chủng và sự phát triển nhanh của bộ đội chủ lực góp phần phục vụ kháng chiến. Như vậy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, những bài học về tổ chức hoạt động của Đường Hồ Chí Minh vừa cổ vũ động viên, vừa là kinh nghiệm để chúng ta giáo dục truyền thống, ý chí để tiếp tục xây dựng những “con đường Hồ Chí Minh” mới trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của các nước.
Liên hệ thực tiễn:
Trong kháng chiến có con đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam ruột thịt, vậy “con đường chi viện” trong thời bình hiện nay thì sao? Con đường chi viện trong thời đại mới đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm trong quá khứ như thế nào?
Thực tiễn phát triển ở Việt Nam cho thấy giữa các vùng miền trên cả nước dù xa hay gần, khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo đều có sự tương trợ lẫn nhau. Các chính sách phát triển của chính phủ đều tạo điều kiện phát triển đồng đều cho các vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn…hay trong thời khắc thiên tai khắc nghiệt, truyền thống lá lành đùm lá rách, cứu trợ vùng lũ lụt miền Trung, hạn mặn ở các tỉnh miền Nam Bộ.
Nổi bật là sự chi viện của cả nước đối với các vùng dịch trong mùa Covid vừa qua. Vận dụng bài học về “vận dụng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn”, Chính phủ đã ra các chỉ thị phòng chống dịch phù hợp với điều kiện thực tế chống dịch ở các vùng miền. (Vùng có dịch thực hiện cách li, phong tỏa; vùng khác thực hiện phòng chống dịch nghiêm ngặt).
Vận dụng bài học về “ý chí quyết tâm hồn thành nhiệm vụ” cả nước xây dựng tinh thần quyết tâm chống dịch, chung tay ngăn ngừa Covid lây lan ra cộng đồng, kết quả là nhiều thời điểm Việt Nam đẩy lùi được Covid trong khi nhiều nước đang điêu đứng vì dịch bệnh. Ở hiện tại, làn sóng Covid nhờ tinh thần ấy, Việt Nam vẫn tiếp tục xử lí rất tốt.
Bài học về sự đoàn kết toàn dân tộc bộc lộ rõ nét trong sự hỗ trợ của các vùng, người dân trên cả trong nước và ngoài nước đối với các địa phương có dịch như Đà Nẵng, Bắc Giang về cả vật chất và tinh thần. Các nhà tài trợ, các quỹ quyên góp gây quỹ hỗ trợ đồng bào vùng dịch, tặng thiết bị, khẩu trang y tế…Các y bác sĩ từ khắp nơi trên cả nước, sinh viên các trường y dược, thanh niên tình nguyện đến vùng dịch hỗ trợ đồng bào. Kể cả những em bé nhỏ cũng biết ủng hộ chống dịch…
Vận dụng bài học về sự đoàn kết quốc tế. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, Việt Nam đã liên kết với các quốc gia trên thế giới về chống dịch, trong việc kiểm soát sự di chuyển trong và ngoài nước. Hợp tác về các biện pháp chống dịch, các thiết bị y tế.Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ về vaccine chống Covid từ các nước trên thế giới như Trung Quốc, Nga…
KẾT LUẬN
Sự ra đời của các con đường huyết mạch mang theo sức người, sức của của hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam là một huyền thoại, thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư duy sáng tạo của Đảng ta; đồng thời khẳng định ý chí sắt đá khơng kẻ thù nào có thể chia cắt hai miền Nam - Bắc; thể hiện niềm tin cháy bỏng về độc lập tự do, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Đường Hồ Chí Minh mãi mãi là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là huyền thoại của huyền thoại trong trường ca chống Mỹ của dân tộc thế kỷ XX. Đường Hồ Chí Minh là con đường của sự đoàn kết, con đường mở rộng đến tương lai.
Hơn ba thập kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những con đường ấy tiếp tục mang trên mình sứ mệnh lịch sử mới - con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ cho khát vọng vươn lên của dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển; mở ra hướng khai thác mới về tiềm năng kinh tế - xã hội của Tổ quốc, góp phần cho sự phát triển đất nước và củng cố an ninh quốc phòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Sử dụng trong các trường đại học - hệ khơng chun lý luận chính trị) (Tài liệu dùng tập
huấn giảng dạy năm 2019).
[2] Lịch sử phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, Cục hàng không Việt Nam, cập nhật 4/10/2018.
[3] TSKH. Lê Văn Châu, (2019), Huyền thoại con đường tiền tệ trong kháng chiến
chống Mỹ, NXB Tài Chính.
[4] Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu, Đường ống xăng dầu Trường Sơn - một dịng sơng mang
lửa, Qn đội nhân dân, 16/05/2019.
[5] Hoàng Bằng Giang, Con đường Trường Sơn huyền thoại với sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam, Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên
Quang, Cập nhật 22/04/2019.
[6] Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đường Hồ Chí Minh trên biển - một sáng tạo
chiến lược của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, Cập nhật 21/09/2011.
[7] Đặng Phong, (2008), 5 đường mịn Hồ Chí Minh, NXB Tri thức. [8] Phim tài liệu: Huyền thoại con đường thứ 5, Đài truyền hình VTV.