Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ thu, chi tiền mặt

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán an việt– chi nhánh hải phòng (Trang 25 - 27)

1.6. Kiểmtoán vốn bằngtiền trong kiểmtốn báocáo tàichính

1.6.1.2. Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ thu, chi tiền mặt

Ngồi các phân tích cơ bản có thể thực hiện để đánh giá sơ bộ sự biến động

của tiền mặt, kiểm toán viên chủ yếu thực hiện các khảo sát chi tiết về nghiệp vụ

và số dư tài khoản, trên cơ sở kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán.

Dưới đây là các mục tiêu kiểm toán cơ bản và các thủ tục kiểm toán chủyếu

thường áp dụng để thu thập bằng chứng xác nhận cho các cơ sở dẫn liệu

tương ứng trong khảo sát chi tiết về nghiệp vụ thu, chi tiền mặt.

- Sự phát sinh (có thật) của các khoản thu, chi tiền mặt đã ghi sổ: Các

nghiệp vụ thu, chi tiền mặt ghi sổ đã thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý.

Để thu thập bằng chứng kiểm tốn xác nhận cho cơ sở dẫn liệu nói trên,

 Kiểm tra bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của người cótrách nhiệm (chữ ký phê duyệt, tính hợp lý, đúng đắn của sự phê duyệt).

 Đối chiếu chứng từ thu, chi tiền mặt với các tài liệu, chứng từ gốc chứng

minh nghiệp vụ thu, chi tiền mặt. Kiểm tra tên và số tiền của người nộp tiền, nhận tiền trên chứng từ thu, chi tiền mặt và trên các chứng từ có liên quan.Ưu ý

xem xét các chứng từ về giảm giá, chiết khấu, hoa hồng trong mua bán hàng; đối

chiếu với các hóa đơn hay hợp đồng mua bán để xem xét có đảm bảo phù hợp và nhất quán hay không.

 Kiểm tra, xem xét việc ghi chép nhật ký quỹ (nhật ký thu, chi tiền mặt);

kiểm tra, đối chiếu việc ghi sổ kế toán tiền mặt và các sổ kế tốn có liên quan

(sổ mua hàng, bán hàng, thanhtoán).

 Kiểm tra các khoản chi tiền cho khách hàng về giảm giá, hoa hồng đại lý

có đúng chính sách bán hàng đã được quy định hay không. Kiểm tra, đối chiếu

với việc ghi sổ kế toán các tài khoản liên quan để đảm bảo rằng khoản tiền đã

thực chi và khách hàng đã thực nhận.

- Sự tính tốn, đánh giá: Các khoản thu, chi tiền mặt ghi sổ kế toán đều

được tính tốn, đánh giá đúng đắn. Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến:

 Kiểm tra việc tính tốn thu, chi tiền mặt và đối chiếu số liệu giữa sổ kế

toán với sổ của thủ quỹ.

 Kiểm tra việc tính tốn của khoản giảm giá, hoa hồng đại lý đã chi trả

bằng tiền mặt.

 Trong những trường hợp xét thấy cần thiết, kiểm toán viên tự tính tốn lại số liệu và đối chiếu với số liệu của đơn vị được kiểm tốn.

- Tính đầy đủ: Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt đều được ghi sổ kế toán đầy đủ. Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:

 Kiểm tra số ượng bút toán ghi sổ với số ượng các phiếu thu, phiếu chi

tiền mặt; đối chiếu chọn mẫu một số chứng từ thu, chi tiền mặt với sổ nhật ký

quỹ và sổ kế tốn có liên quan để đánh giá sự đầy đủ trong hạch toán tiền mặt.

 Kiểm tra số thứ tự các chứng từ thu, chi tiền mặt ghi trên sổ kế toán cũng

như trên sổ quỹ để đảm bảo khơng có sự trùng lặp hay bỏ sót trong hạch tốn các

nghiệp vụ thu, chi tiền mặt trong kỳ.

 Tiến hành khảo sát đồng thời (hoặc tham chiếu) với các nghiệp vụ thanh

toán trong chu kỳ “mua hàng và thanh toán” và chu kỳ “bán hàng và thu tiền” để phát hiện các trường hợp ghi trùng hay bỏ sót nếu có.

- Sự phân loại và hạch toán: Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt được

phânloại và hạch tốn chính xác về mặt số liệu, đúng tài khoản, đúng quan hệ

đối ứng. Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biếnvgồm:

 Kiểm tra việc ghi chép trên các chứng từ thu, chi tiền mặt có đảm bảo

đầy đủ và rõ ràng về nội dung cũng như chính xác về số liệu.

 Kiểm tra việc phân loại và hạch toán vào các sổ kế toán tương ứng (sổ kế

toán tổng hợp và chi tiết của tiền mặt, sổ các tài khoản đối ứng) để xác nhận sự hạch tốn chính xác số liệu và đúng quan hệ đối ứng.

 So sánh đối chiếu giữa chứng từ thu, chi tiền mặt với bút toán ghi sổ tương ứng về số, ngày hạch toán và số tiền xem có đảm bảo hạch tốn chính xác từ chứng từ vào sổ kế tốn khơng.

- Tính đúng kỳ: Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt phát sinh được ghi sổ kế

toán kịp thời, đúng kỳ. Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:

 So sánh ngày phát sinh nghiệp vụ thu, chi tiền mặt (ngày trên chứng từ) với ngày cập nhật chứng từ vào sổ kế tốn để đánh giá tính hợp lý và đúng kỳ.

 Đối chiếu, so sánh ngày ghi sổ của cùng nghiệp vụ thu, chi tiền mặt giữa

các sổ có liên quan như: sổ quỹ, sổ kế toán tiền mặt, sổ thanh toán với người

mua người bán, sổ tiền gửi ngân hàng,… để xem xét sự phù hợp, đầy đủ, kịp

thời.

Trong kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt thông thường kiểm

toán viên tiến hành kiểm tra chọn mẫu. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý kiểm tra

các nghiệp vụ thu chi bất thường, các nghiệp vụ có số tiền lớn, các nghiệp vụ

xảy ra vào cuối kỳ hạch toán này đầu kỳ hạch toán sau. Các trường hợp này

không những tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ dẫn đến sai phạm mà còn dễ là sai phạm trọng yếu.

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán an việt– chi nhánh hải phòng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)