6. Kết cấu của tiểu luận
2.2. Cải cách – mở cửa kinh tế ở Trung Quốc
2.2.2.3. Giai đoạn chấn chỉnh, sửa chữa và tiếp tục cải cách (10/1988 –
Trên cơ sở của việc phát triển kinh tế ở các giai đoạn trước, từ năm 1988 Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế Duyên Hải làm cho các tỉnh này có thể tham gia trực tiếp vào việc buôn bán quốc tế.
Trong giai đoạn này cũng tiếp tục cải cách về thể chế kinh tế, cho phép ký hợp đồng mua bán thuê mướn và chuyển nhượng ruộng đất, lập lại xí nghiệp, ban bố luật thuế và nhiều đạo luật khác. Đồng thời, tiếp tục cải cách về tài chính, tài vụ, chỉnh cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc, đốn trật tự kinh tế, ổn định giá cả, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Đặc biệt trong thời gian này Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng q nóng của nền kinh tế, như: Thực thi các biện pháp xiết chặt tiền tệ, thực hiện nghiêm ngặt chính sách bốn giảm: giảm quy mô đầu tư, giảm tăng cầu xã hội, giảm lạm phát và giảm tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp. Trong đó, kìm hãm và loại bỏ lạm phát là mục tiêu hàng đầu. Tiếp tục mở rộng quyền tự chủ cho các xí nghiệp, điều chỉnh hệ thống giá cả theo hướng cơ chế thị trường, chuẩn bị những điều kiện để hình thành thị trường chứng khốn. Những biện pháp trên đã tỏ ra rất hiệu quả thông qua chỉ số tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc trong giai đoạn này năm sau cao hơn năm trước, chẳng hạn như: Ngoại thương của năm 1988 có doanh số 82 tỉ USD bằng 41 lần năm 1978. Số hợp đồng liên doanh với nước ngồi cũng tăng lên dưới nhiều hình thức và tỉ lệ khác nhau. Trung Quốc đã mở cửa nhiều thành phố lớn, thị trấn cho người nước ngoài vào kinh doanh và du lịch.