2. 3.1 Đánh giá rủi ro kiểm soát
2.4.2.1. Kiểm toán tiền mặt
Để kiểm tra tính có thực của số dư tiền mặt vào ngày lập bảng cân đối kế toán, Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số dư tiền mặt tồn quỹ vào ngày khoá sổ kế toán với sổ quỹ, tờ kê chi tiết, Nhật ký - chứng từ, sổ Cái, biên bản kiểm kê quỹ, với bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán.
Thực tế tiền mặt còn tồn trong quỹ là 294.545.000 đồng, trong khi số dư tiền mặt trên sổ sách lại là 294.544.680 đồng, thấp hơn thực tế là 320 đồng. Nguyên nhân chênh lệch thừa này là do khách hàng khi thanh toán tiền cho công ty chấp nhận chi trả cao hơn một vài đồng. Như vậy chênh lệch thừa 320 đồng so với trên sổ sách.
Kết luận:
Số liệu trên báo cáo khớp với số liệu sổ sách.
Sau khi thực hiện đối chiếu ta số liệu giữa sổ quỹ với biên bản kiểm kê quỹ, số liệu chênh lệch một khoản là 320 đồng yêu cầu đơn vị điều chỉnh cho phù hợp với biên bản kiểm kê quỹ để khớp số liệu thực tế.
Để kiểm tra việc khoá sổ của tài khoản tiền mặt, Kiểm toán viên sẽ tiến hành chọn mẫu những nghiệp vụ trước và sau ngày kết thúc niên độ 2007 để tiến hành kiểm tra thủ tục chia cắt niên độ như sau: Nếu những nghiệp vụ phát sinh trước ngày kết thúc niên độ và sau niên độ không nhiều thì Kiểm toán viên có thể kiểm tra toàn bộ. Nếu nghiệp vụ phát sinh nhiều thì Kiểm toán viên chọn mẫu tuỳ theo xét đoán nghề nghiệp của mỗi Kiểm toán viên, nhưng đảm bảo rủi ro chọn mẫu ở mức có thể chấp nhận được.
Công ty XYZ có số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều nên Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu theo số thứ tự phiếu chi. Bắt đầu chọn ngẫu nhiêu từ phiếu chi 412 với bước nhảy là 10, tại công ty có tất cả 5.630 phiếu chi, cỡ mẫu mà Kiểm toán viên tiến hành chọn kiểm tra là 522 phiếu chi. Trong quá trình kiểm tra chi tiết ngoài việc kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ, đảm bảo sự phê duyệt, mã số thuế, Kiểm toán viên còn tiến hành kiểm tra thời điểm phát sinh nghiệp vụ xem công ty có phản ánh đúng vào sổ sách tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ không. Nếu có nghiệp vụ mà công ty phản ánh không đúng niên độ thì đề nghị công ty sửa đổi và bổ sung. Trong quá trình kiểm tra, Kiểm toán viên sẽ đánh dấu tất cả các phiếu chi mà Kiểm toán viên đã kiểm tra.
Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường: Kiểm toán viên xem xét nội dung của các nghiệp vụ chi tiền để phát hiện ra những nghiệp vụ bất thường. Khi phát hiện ra nghiệp vụ bất thường thì Kiểm toán viên sẽ hỏi kế toán chịu trách nhiệm xem khoản chi ấy là gì và yêu cầu kế toán giải thích hợp lý. Nếu kế toán không trình bày hợp lý của khoản chi ấy thì Kiểm toán viên sẽ loại trừ khoản chi phí ấy ra khỏi chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ như: có một khoản chi phí cho công nhân ăn ca, đơn vị hạch toán vào chi phí trong kỳ là không phù hợp, phải sử dụng một nguồn từ tài khoản 335 để chi chứ không được tính vào chi phí trong kỳ.
Kiểm tra tất cả những khoản chi đối ứng với phí có số phát sinh lớn hơn x đồng, in và lưu mẫu kèm theo. Trong đó giá trị của x tuỳ thuộc vào x
từng công ty và kinh nghiệm của mỗi Kiểm toán viên. Tại công ty XYZ, vì số nghiệp vụ xảy ra nhiều và số phát sinh lớn nên Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu những nghiệp vụ có giá trị lớn hơn 500.000 đồng. Và sau khi đã kiểm tra được 100 phiếu chi, Kiểm toán viên nhận thấy việc lưu chứng từ tốt (việc này tuỳ theo trình độ và kinh nghiệm của Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra) và đầy đủ nên Kiểm toán viên mở rộng giá trị kiểm tra lên thành 5.000.000 đồng. Trong quá trình kiểm tra, Kiểm toán viên sẽ loại trừ những phiếu chi đã được kiểm tra trước đó.
Khi kiểm tra phiếu chi thì Kiểm toán viên sẽ kiểm tra sự đầy đủ các nội dung sau:
Kiểm toán viên sẽ kiểm tra sự đầy của các chứng từ tương ứng với từng loại nghiệp vụ kinh tế xảy ra. Ví dụ như:
Nghiệp vụ liên quan đến thanh toán tạm ứng về mua hàng sẽ cần các chứng từ như: giấy đề nghị tạm ứng có phê duyệt của người có thẩm quyền, hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho vật tư, hàng hoá.
Nghiệp vụ liên quan đến việc thanh toán lương thì cần có các chứng từ như: bảng dự toán trả lương tong tháng, giấy duyệt chi của giám đốc, bảng tính lương trong tháng, bảng thanh toán lương với đầy đủ chữ ký của công nhân viên.
Kiểm tra xem những chứng từ đó có hợp lệ và đầy đủ chữ ký chưa. Ví dụ như: hoá đơn mua vào phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, có mã số thuế của công ty; phiếu chi tiền tạm ứng phải có đầy đủ chữ ký của người nhận tiền và thủ quỹ. Những thiếu sót này rất nhỏ nhưng những gian lận thường hay xảy ra.
Đối chiếu số tiền ghi trên hoá đơn với giá trị ghi trên sổ sách để tránh tình trạng gian lận.
Trong quá trình kiểm tra, đồng thời phải theo dõi sự liên tục của phiếu chi để từ đó phát hiện những phiếu chi thiếu hụt rồi yêu cầu đơn vị bổ sung. Tại công ty XYZ việc lưu chứng từ theo số thứ tự, sau khi tiến hành kiểm tra thì Kiểm toán viên kết luận là việc lưu chứng từ này tốt và đầy đủ.
Đối với những khoản chi có giá trị nhỏ hơn x đồng thì Kiểm toán viên thường chỉ kiểm tra bút toán lạ và ghi lại trên giấy làm việc khi có sai sót. Nếu kiểm toán ở những công ty có nghiệp vụ phát sinh ít thì Kiểm toán viên thường kiểm tra tất cả các khoản chi nhằm đảm bảo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Trình bày trên giấy làm việc:
Sau khi xem xét sơ qua tập chứng từ chi tiền mặt của công ty XYZ, Kiểm toán viên quyết định kiểm tra tất cả các khoản chi đối ứng vào chi phí > 500.000 đồng in và lưu mẫu kèm theo. Các khoản chi đối ứng vào chi phí có giá trị < 500.000 đồng thì chỉ ghi vào giấy làm việc nếu có sai sót. Việc kiểm tra chứng từ theo mẫu đã chọn được thực hiện theo các phương pháp như đã trình bày ở trên.
Kiểm toán viên yêu cầu kế toán in ra sổ chi tiết đối ứng tài khoản 111 và sổ tổng hợp tài khoản 111, so sánh giữa số liệu trên sổ chi tiết với sổ tổng hợp. Khi kiểm tra, kiểm toán đánh dấu những nghiệp vụ đã kiểm tra rồi để theo dõi. Tất cả các nghiệp vụ sai sót đều được ghi lại trên giấy làm việc để làm bằng chứng kiểm toán.
Với mẫu đã chọn, kiểm toán viên kiểm tra kỹ lưỡng từng nghiệp vụ, kiểm tra sự đầy đủ của chứng từ, đảm bảo mã số thuế ghi đúng, phiếu chi đã được duyệt, chứng từ đầy đủ chữ ký, nội dung nghiệp vụ và định khoản hợp lý. Để tiết kiệm
thời gian, Kiểm toán viên chỉ đánh đấu những nghiệp vụ đã kiểm tra rồi trên sổ chi tiết tài khoản 111 và ghi những nghiệp vụ sai sót trên giấy làm việc.
Ở đây Kiểm toán viên chỉ kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ chi tiền mặt và xem qua các nghiệp vụ thu tiền để tìm ra những nghiệp vụ bất thường thôi chứ không cần kiểm tra kỹ các nghiệp vụ thu tiền mặt vì các nghiệp vụ thu tiền mặt có liên quan đến các khoản mục và quy trình kiểm toán khác như doanh thu bán hàng, công nợ. Để tránh chồng chéo khi kiểm tra chi tiết, đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Sau khi đã kiểm tra chi tiết xong, Kiểm toán viên tiến hành rút ra những kết luận và phản ánh trên giấy làm việc về các khoản chi tiền mặt đối ứng với chi phí. Việc trình bày đấy được thể hiện trên giấy làm việc nêu dưới đây. Những sai phạm phát hiện trong kiểm tra chi tiết, đề nghị đơn vị sửa đổi hoặc bổ sung nếu thiếu hoá đơn tài chính. Nếu doanh nghiệp không chịu sửa đổi thì căn cứ vào mức trọng yếu để có những kết luận kiểm toán phù hợp.
Việc trình bày trên giấy làm việc như sau:
Tên khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Người lập Ngày
Chủ đề: TK 1111 P. Lan 23/02/08
Người kiểm tra Ngày Niên độ: 01/01/07 - 31/12/07 Trung 25/02/08 Phương pháp: Đối chiếu số dư cuối kỳ với biên bản kiểm quỹ 31/12/07
Kiểm tra phát sinh có đối ứng với bên nợ của tài khoản chi phí Kiểm tra các chứng từ liên quan
Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường (nếu có) và ghi ra nếu có sai sót Chọn mẫu những nghiệp vụ có số tiền > 500.000 đ
Số trên báo cáo của đơn vị (bảng cân đối số phát sinh)
SDĐK 328,542,300 Khớp kỳ trước PSN 33,839,773,715 PSC 33,873,771,335 SDCK 294,544,680 Khớp sổ sách Kiểm tra chi tiết số phát sinh
SCT Nội dung TK ĐƯ Số tiền Ghi chú PC 03/1 Mua bếp ga phục vụ bếp ăn 142/ 1.595.455 (2)
159.545
PC 71/1 Chi lương cán bộ công nhân viên tại lê lợi 334/ 123.643.157 (1) 627/ 1.670.000
PC 82/1 Thanh toán lương khoán thuê ngoài 622/ 75.446.000 (3) PC 95/1 Nghỉ phép 627/ 11.775.000 (4) PC 11/2 Mua văn phòng phẩm 642 200.000 Sai MST (1) PC175/2 Mua bánh kẹo tết cho CBCNV 642/ 195.454 (2)
133/ 19.546
PC 296/03 Chi phí phục vụ tết 642/ 352.727 (2) 133/ 35.273
PC 425/3 Thuê cần trục vận chuyển 627/ 77.285.715 (1) 133/ 2.214.285
PC 433/4 Mua hồ sơ mời thầu 642/ 1.000.000 (1) PC 471/5 Thuê nhân công ngoài thi công đâp điều hòa 622/ 48.900.000 (3) Mở rông giá trị mẫu > 5.000.000 đồng
PC 741/6 Sữa chữa cần trục 627/ 15.005.000 (1) 133/ 750.250
PC 762/7 Thuê nhân công ngoài 622/ 28.543.800 (3) PC 793/7 Thuê nhân công ngoài 622/ 32.172.200 (3) PC 842/8 Mua tivi cho bếp ăn 142/ 2.545.454 (2)
133/ 254.546
PC 1059/9 Nhân công ngoài sữa chữa văn phòng 622/ 33.653.708 Hto vào 642
công ty (4)
Kết luận:
1) Đơn vị đã cung cấp biên bản kiểm kê quỹ vào ngày 31/12/2007, số liệu trên biên bản kiểm kê quỹ chênh lệch 320 đồng
Yêu cầu đơn vị điều chỉnh cho phù hợp với sổ sách.
2) Một số khoản chi chứng từ, hóa đơn không hợp lệ như: thiếu phiếu chi, không hóa đơn hoặc hóa đơn tài chính không hợp lệ (1)
Đề nghị đơn vị bổ sung
3) Một số khoản chi mang tính chất nguồn khác thanh toán, đơn vị hạch toán vào chi phí trong kỳ là không phù hợp (2)
Đề nghị đơn vị loại trừ khỏi chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp
4) Các khoản chi dịch vụ thuê khoán nhân công ngoài, đơn vị chưa trừ 10% thuế thu nhập cá nhân đối với phát sinh lớn hơn hoặc bằng 500.000 đ
5) Chi phí sữa chữa văn phòng đi thuê, đơn vị hạch toán vào TK 622 là không phù hợp (4)
Đề nghị đơn vị hạch toán vào TK 642, st: 33.650.708 đ
Tại công ty XYZ không có tiền mặt bằng ngoại tệ nên Kiểm toán viên không cần phải tiến hành đánh giá lại ngoại tệ vào cuối kỳ. Để đánh giá lại ngoại tệ vào cuối kỳ, Kiểm toán viên tiến hành lấy số tiền ngoại tệ vào cuối kỳ quy đổi ra số tiền VNĐ theo tỷ giá liên ngân hàng mà nhà nước công bố vào ngày 31/12/2007. Rồi đem so sánh với số tiền ngoại tệ theo sổ sách, nếu số chênh lệch thì Kiểm toán viên nêu ra trên giấy làm việc và yêu cầu đơn vị điều chỉnh (việc này như việc đánh giá ngoại tệ cuối kỳ tại ngân hàng sẽ được trình bày ở phần sau).