CủA CHíNH QUYềN CấP Xã TRONG CƠNG TáC THI HàNH áN I NHữNG VấN Đề CHUNG Về THI HàNH áN

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính-tư pháp (Tập 5): Phần 2 (Trang 62 - 133)

- (3) 6 Thảo luận tại kỳ họp (4)

CủA CHíNH QUYềN CấP Xã TRONG CƠNG TáC THI HàNH áN I NHữNG VấN Đề CHUNG Về THI HàNH áN

I. NHữNG VấN Đề CHUNG Về THI HàNH áN

1. Khái niệm và ý nghĩa của hoạt động thi hành án

Việc thực thi bản án, quyết định của Toà án đã trở thành yêu cầu nền tảng trong một xã hội tiến bộ và văn minh. Nguyên tắc này đã được khẳng định trong Hiến pháp - đạo luật tối cao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “Các bản án,

quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” (Điều 136 Hiến

pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Với ý nghĩa như vậy, thi hành án có vai trị đặc biệt quan trọng: - Trước hết, thông qua thi hành án, pháp chế và trật tự pháp

luật được bảo vệ, bởi lẽ, hoạt động xét xử của Tồ án nhằm mục đích

bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm phạm: một cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực chủ thể sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm của mình gây ra theo phán quyết của Tồ án. Nếu khơng có hoạt động thi hành án - nghĩa là biến những phán quyết của Toà án thành hiện thực trong đời sống, thì mục tiêu trừng trị hành vi vi phạm pháp luật khó được bảo tồn. Và nếu bản án của Tồ án khơng được chấp hành nghiêm chỉnh trong đời sống, sẽ khơng thể nói đến tác dụng răn đe, phịng ngừa đối với những người xung quanh. Có

thi hành án tốt thì bản án, quyết định của Tồ án mới được tơn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh, pháp chế được tôn vinh. Bản án và quyết định của Tồ án dù có được xét xử nghiêm minh đến đâu song nếu không được thi hành hoặc thi hành khơng đầy đủ thì chúng cũng vẫn chỉ là giấy tờ mà chưa được đi vào thực tế đời sống xã hội. - Thứ hai, thông qua thi hành án, quyền và lợi ích hợp pháp

của các đương sự được bảo vệ. Phán quyết của Toà án trong rất

nhiều trường hợp, đặc biệt trong giao dịch dân sự, không chỉ nhằm trừng trị bên vi phạm pháp luật mà đồng thời cịn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan. Rất nhiều trường hợp trong thực tế, bên có nghĩa vụ trong bản án (ví dụ: bên có nghĩa vụ trả tiền, giao tài sản cho bên kia) không tự nguyện chấp hành, như vậy, nếu khơng có sự tổ chức thực thi phán quyết đó thơng qua hoạt động của Cơ quan thi hành án, khó có thể nói là quyền lợi của bên cịn lại đã được Nhà nước bảo vệ một cách vẹn toàn.

2. Các loại hình thi hành án ở nước ta hiện nay

Về cơ bản, các loại hình thi hành án ở nước ta hiện nay gồm: thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, thi hành án hành chính.

2.1. Thi hành án dân sự

Trong nhóm này, có thể phân biệt các loại hình thi hành án cụ thể như:

- Thi hành án dân sự (theo nghĩa hẹp): là việc thực thi các bản án, quyết định do Toà án các cấp tuyên theo thủ tục tố tụng dân

việc thi hành loại án này có những điểm riêng khơng hồn tồn giống thi hành án dân sự, cụ thể là: thứ nhất, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chỉ được Cơ quan thi hành án thi hành khi có đơn yêu cầu của đương sự; thứ hai, trong thi hành án kinh tế, không đặt ra vấn đề miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án người phải thi hành án chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án như: chi phí kê biên tài sản, chi phí định giá tài sản, thù lao cưỡng chế,...; thứ ba, các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án kinh tế cũng ít hơn thi hành án dân sự, chủ yếu là trừ vào tài khoản và kê biên, bán đấu giá tài sản.

- Thi hành án dân sự trong vụ án hình sự: Trong bản án, quyết định hình sự có những nội dung liên quan đến vấn đề tài sản (ví

dụ: bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; phạt tiền hình

sự, tịch thu tài sản,...). Thủ tục thi hành nội dung này của bản án hình sự được áp dụng theo những nguyên tắc chung của thủ tục thi hành án dân sự. Đặc điểm cơ bản của loại vụ việc thi hành án này là rất nhiều trường hợp người phải thi hành án lại đang phải thi hành án và khơng có tài sản, nguồn thu nhập.

2.2. Thi hành án hình sự

Đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, có thể tước bỏ hoặc hạn chế những quyền, lợi ích về vật chất hoặc tinh thần quan trọng nhất của người bị kết án. Cụ thể, đó là q trình tổ chức thực hiện các án tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, trục xuất, phạt tiền, bắt buộc chữa bệnh, giáo dục người chưa thành niên tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng.

2.3. Thi hành án hành chính

Đây là một loại hình thi hành án mới, ra đời cùng với sự xuất hiện hoạt động giải quyết các vụ án hành chính của Tồ án nhân

dân từ năm 1996. Đặc trưng nổi bật nhất trong vụ án hành chính là người bị kiện chính là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước (ví dụ: Uỷ ban nhân dân huyện A bị khiếu kiện vì đã ra quyết định thu hồi đất khơng có căn cứ; Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm B bị khiếu kiện vì đã ra quyết định xử phạt hành chính trái pháp luật,...).

- Trường hợp một phần nội dung của bản án hành chính có liên quan đến tài sản, ví dụ, việc bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra, thì việc tổ chức thi hành nội dung này được áp dụng theo những quy định chung của pháp luật thi hành án dân sự.

- Riêng đối với phần nội dung bản án hành chính khơng liên quan đến tài sản, việc thi hành khơng tn theo trình tự, thủ tục chung như thi hành án dân sự. Điều này xuất phát từ đặc điểm của nội dung thi hành án hành chính: buộc huỷ bỏ, sửa đổi nội dung quyết định hành chính trái pháp luật hoặc chấm dứt hành vi trái pháp luật. Cơng việc này có những đặc thù, bởi đối tượng phải chấp hành ở đây là cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, việc cưỡng chế hầu như rất khó tiến hành bởi một cơ quan nằm ngồi hệ thống hành chính. Vì vậy, cho đến nay, mới chỉ có Điều 74 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006) quy định về việc thực thi này, nhưng không đề cập đến trình tự, thủ tục cụ thể: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công

Người nào thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án hành chính hoặc cố tình khơng chấp hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”. Trong tương

lai, trình tự, thủ tục thi hành bản án và quyết định hành chính cần phải được quy định cụ thể hơn.

3. Mối quan hệ giữa các loại hình thi hành án và giữa thi hành án với các hoạt động khác của Nhà nước

3.1. Mối quan hệ giữa các loại hình thi hành án - Thi hành án dân sự và thi hành án hình sự:

Sự phân chia thi hành án làm hai nhóm chính là thi hành án dân sự và thi hành án hình sự thực ra chỉ mang ý nghĩa tương đối. Bởi thông thường trong một nội dung án hình sự, chủ thể vừa có nghĩa vụ thi hành án hình sự, vừa có nghĩa vụ thi hành án dân sự.

Vì vậy, ngồi trách nhiệm chấp hành bản án hình sự, người phạm tội cịn phải thực hiện những nghĩa vụ dân sự phát sinh và phần này được tiến hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Do đó, rất cần có sự gắn kết, liên thông giữa hai công tác này. Sự gắn kết, liên thơng sẽ cho phép cơ quan có thẩm quyền đánh giá một cách khách quan và chính xác tinh thần và thái độ cải tạo của phạm nhân, từ đó mà có những quyết định đúng đắn trong việc xét miễn, giảm hình phạt, quyết định đặc xá; hơn nữa sự gắn kết này cho phép cơ quan thi hành án dân sự nắm bắt thông tin kịp thời về đối tượng phải chấp hành án để có biện pháp buộc họ phải chấp hành phần án dân sự, góp phần giảm án dân sự dây dưa tồn đọng. Vấn đề này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà theo số liệu Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp năm 2005 thì số lượng án dân sự trong hình sự chiếm 34,2% số lượng vụ việc dân sự phải thi hành, trong đó riêng số lượng án dân sự trong hình sự tồn đọng chiếm gần 30% số lượng

án tồn đọng khơng có điều kiện thi hành(1).

Một trong những nguyên nhân của sự kết hợp lỏng lẻo hoạt động thi hành án dân sự và thi hành án hình sự là do hai cơng tác này được giao cho 3 cơ quan khác nhau quản lý (Bộ Tư pháp quản lý thi hành án dân sự; Bộ Công an quản lý trại giam, Bộ Quốc phịng quản lý thi hành án cả hình sự và dân sự trong quân đội), hơn nữa có nhiều lực cản từ phía cơ chế, chính sách, nguồn lực, dẫn đến những khó khăn trong mối quan hệ phối hợp này.

Cơ chế quản lý đó cũng làm cho việc thi hành án dân sự và hình sự của cùng một bị cáo tách rời nhau. Cơ quan thi hành án dân sự không được thông tin đầy đủ về thời gian ra tù, địa chỉ của bị cáo sau khi rời khỏi nhà tù. Có bị cáo sau khi mãn hạn tù đã bỏ đi nơi khác nhằm trốn việc thi hành phần dân sự trong bản án. Ngược lại, có bị cáo đã thực hiện xong phần trách nhiệm dân sự trước và trong thời gian thi hành án nhưng cũng không được hưởng ưu tiên cho việc xét giảm thời hạn phạt tù, điều này khơng khuyến khích đương sự chấp hành nghiêm chỉnh phần dân sự trong bản án hình sự.

- Thi hành án dân sự với các loại hình thi hành án khác:

Tương tự, trong các loại hình thi hành án hơn nhân gia đình, kinh tế, lao động hay hành chính, thường hay có nội dung liên quan đến phần tài sản và phần nội dung này cũng được thực hiện theo thủ tục thi hành án dân sự.

định: xử ly hôn cho anh H và chị N. Về phần tài sản, giao cho anh H sở hữu nhà xây mái bằng, bếp xây, bể xây, giếng khoan trên diện tích đất cũ 97m2mang tên anh H; anh H có trách nhiệm thanh tốn trả chị N 4.500.000đ, ngoài ra anh cịn phải nộp 2.275.000đ án phí ly hơn và án phí chia tài sản. Anh H không chịu thi hành và chị N đã làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp để thực hiện phần án về tài sản liên quan đến chị.

3.2. Mối quan hệ giữa hoạt động thi hành án và hoạt động xét xử - Xét xử là hoạt động của Toà án, nhằm thực hiện quyền lực của Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, nghĩa là việc đánh giá đúng sai, ấn định quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia các quan hệ xã hội.

- Thi hành án là giai đoạn được thực hiện sau khi bản án,

quyết định đã được Tồ án ban hành. Khi đó, đây là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để thi hành những quyền và nghĩa vụ mà Toà án đã tuyên. Sự khác nhau giữa xét xử và thi hành án là: nếu như vấn đề cốt lõi trong giai đoạn xét xử là phán quyết quyền lợi, nghĩa vụ cho các chủ thể cụ thể, thì mấu chốt của giai đoạn thi hành án là sự thực thi các quyền, nghĩa vụ đó cho từng chủ thể cụ thể.

Mối quan hệ khăng khít giữa hai hoạt động này thể hiện ở chỗ: sau hoạt động xét xử, quá trình giải quyết một vụ án chỉ kết thúc khi bản án, quyết định của Toà án được thi hành đầy đủ và kịp thời.

Điểm giống nhau của hai giai đoạn là đều mang tính quyền lực nhà nước: chỉ có Nhà nước mới có quyền phán xét tính đúng, sai và quyền lợi, trách nhiệm pháp lý cho các đương sự; mặt khác cũng chỉ có Nhà nước mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng

chế mạnh mẽ để thi hành bản án, mang lại cơng bằng xã hội (đó là các biện pháp: thi hành hình phạt tù, tử hình, hình phạt quản chế, cấm cư trú trong án hình sự; cưỡng chế giao tài sản, kê biên đấu giá tài sản để trả nợ, phá dỡ cơng trình xây dựng lấn chiếm… trong án dân sự).

Tuy nhiên, tính quyền lực nhà nước trong thi hành án không hiện diện ở tất cả mọi giai đoạn hay mọi hoạt động. Ví dụ, trong thi hành án dân sự có những cơng việc thuần t mang tính tác nghiệp mà khơng có tính quyền lực nhà nước như: tống đạt các quyết định, giấy tờ, xác minh tài sản của người thi hành án.

- Trong quan hệ với hoạt động xét xử, thi hành án cũng có tính độc lập tương đối của nó: bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật khơng phải là cơ sở duy nhất để thi hành án (ví dụ, thi hành án cịn dựa trên những phán quyết của trọng tài); thi hành án địi hỏi có những nguyên tắc, thủ tục và cách thức hoạt động riêng (ví

dụ,phải có một quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án có thẩm quyền và phải dựa trên các văn bản pháp luật riêng về thi hành án).

4. Các nguyên tắc cơ bản của thi hành án

Các nguyên tắc này là những tư tưởng quán triệt và xuyên suốt trong tồn bộ q trình xây dựng pháp luật cũng như thực hiện các giai đoạn của hoạt động thi hành án; có thể áp dụng chung cho cả hoạt động thi hành án hình sự cũng như hoạt động thi hành

- Thứ nhất, việc xây dựng và ban hành các quy định pháp luật về thi hành án phải được tiến hành hợp pháp và dựa trên các quy định của pháp luật. Cụ thể hơn, các cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền khơng được tự tiện bổ sung những điều cấm hay bắt buộc đối với đương sự;

- Thứ hai, trong quá trình thi hành án trên thực tế, nguyên tắc pháp chế cịn có nghĩa là các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong thi hành án và cả cá nhân, tổ chức phải thi hành án phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật về thi hành án, cụ thể là Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004; Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Mọi hành vi vi phạm pháp luật thi hành án đều bị coi là bất hợp pháp và phải bị xử lý thích đáng.

4.2. Nguyên tắc pháp chế trong thi hành án được cụ thể hố dưới một khía cạnh đặc biệt: đó là nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định

Thi hành án thực chất là quá trình tổ chức thực hiện những phán quyết đã tuyên trong bản án và quyết định của Tồ. Vì vậy, trong bất kỳ giai đoạn nào của thi hành án cũng phải đảm bảo mục tiêu: tất cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án.

4.3. Nguyên tắc bảo đảm tính nhân đạo và bảo vệ quyền lợi của

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính-tư pháp (Tập 5): Phần 2 (Trang 62 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)