PHáP LUậT Về QUảN Lý NHà NƯớC ĐốI VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên - môi trường và cơ sở hạ tầng (Tập 2): Phần 1 - NXB Tư pháp (Trang 93 - 134)

ĐốI VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH

I. NHữNG VấN Đề CHUNG

1. Một số khái niệm cơ bản a) Quản lý nhà nước

Khái niệm quản lý nhà nước được tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp để thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Với cách hiểu này, chủ thể quản lý nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý, bao gồm những chủ thể sau: nhà nước, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân được nhà nước ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước như Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp nhằm mục đích tổ chức, điều hành hoạt động của các cơ quan thuộc quyền quản lý về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội để nhằm để thực hiện tốt chức năng quản lý của mình. Với cách hiểu này, quản lý nhà nước được coi là hoạt động chấp hành và điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, chấp hành được hiểu là sự tuân thủ và thực hiện đúng các quy định trong Hiến

pháp, luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước; điều hành là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm bảo đảm bảo cho các quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được triển khai trên thực tế. điều 12 Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, pháp luật là cơ sở, công cụ chủ yếu để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Với những lĩnh vực khác nhau, nhà nước có biện pháp quản lý đặc thù trên cơ sở hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với từng lĩnh vực.

b) Hoạt động kinh doanh

Năm 2005, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Doanh nghiệp trên cơ sở thống nhất các loại hình doanh nghiệp vào điều chỉnh tại một đạo luật riêng. Trong Luật Doanh nghiệp, khái niệm kinh doanh đã được quy định một cách cụ thể như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Điều 4). Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra cách hiểu chuẩn xác và thống nhất về “kinh doanh”.

c) Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh

Các hoạt động kinh doanh ln đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì, củng cố và phát triển đời sống kinh tế của đất nước. Với tính chất liên tục và thường xuyên, các mối quan hệ xã hội trong kinh doanh ngày càng diễn ra một cách đa dạng và phong phú, trong đó hàm chứa nhiều mâu thuẫn và bất ổn. Hơn thế nữa, quyền và lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh doanh là một vấn đề thiết thân và nhạy cảm, chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sự ổn định xã hội. Mâu thuẫn trong hoạt động kinh doanh không được quản lý và giải quyết rất dễ phát sinh sự xáo trộn lớn trong

xã hội. Điều này địi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh. Hay nói cách khác, để bảo đảm lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và ổn định xã hội, nhà nước phải quan tâm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Để làm được điều đó, phải tăng cường hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh trên cơ sở pháp luật - công cụ chủ đạo của quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, việc tạo lập mơi trường an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, thơng tin về thời sự kinh tế trong nước và quốc tế cũng là những điều kiện, công cụ đắc lực giúp nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối với hoạt động kinh doanh. Từ nhận thức về quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh nêu trên, chúng ta có được khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh như sau: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh là sự tác động của các công cụ quản lý đến hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhằm duy trì sự cân bằng, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội trong kinh doanh thông quan hệ thống pháp luật để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.

d) Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh là những quy tắc xử sự được nhà nước ban hành và sử dụng như một công cụ quản lý hữu hiệu nhằm tác động lên các hoạt động kinh doanh theo những phương thức nhất định nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tập trung vào ba nội dung chính:

quản lý đối với hoạt động kinh doanh. Nhà nước xây dựng pháp luật về hoạt động kinh doanh, tạo mơi trường pháp lý thuận lợi để góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo lợi ích cho các chủ thể kinh doanh, thơng qua đó, nhà nước chính thức thừa nhận tư cách pháp lý của các chủ thể kinh doanh cũng như tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh do các chủ thể đó thực hiện. ở khía cạnh này, pháp luật có mục đích tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và đảm bảo cho các quan hệ kinh doanh phát triển một cách bền vững.

Thứ hai,triển khai thực hiện các công cụ quản lý của nhà nước thông qua những quy định của pháp luật. Đây còn gọi là hoạt động thực hiện pháp luật.

Thứ ba, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh được hiểu là những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh doanh, được nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.

2. Cơ chế, phương thức và công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh

a) Cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh được thực hiện theo các cơ chế:

- Quy hoạch và kế hoạch:cơ chế này tạo ra hệ thống mục tiêu để cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu trong quản lý.

- Tổ chức bộ máy hành chính: cơ chế này tạo ra bộ máy quản lý phù hợp với chức năng quản lý trên cơ sở phân định nhiệm vụ

của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương một cách cụ thể.

- Sắp xếp, quản lý nhân lực:cơ chế này đảm bảo cho các cơ quan hành chính nhà nước có được đội ngũ cán bộ cơng chức chun nghiệp, đặc biệt là có nghiệp vụ quản lý kinh tế phù hợp với chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.

- Ra các quyết định hành chính:cơ chế này là cơng cụ để cơ quan quản lý nhà nước tác động lên đối tượng chịu sự quản lý nhà nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu của quản lý nhà nước.

- Phối hợp giữa các cơ quan có chức năng quản lý hành chính trong lĩnh vực kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Nguồn lực ở đây được hiểu là các yếu tố vật chất từ ngân sách nhà nước đảm bảo cho hoạt động quản lý hành chính về kinh doanh.

- Kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá: đây là một cơ chế hữu hiệu trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, nhất là trong điều kiện ngày nay quản lý nhà nước về kinh tế tập trung nhiều vào hậu kiểm.

b) Phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh

Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh địi hỏi nhà nước phải có những phương thức quản lý phù hợp.

Hiện nay, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh gồm có ba phương thức chínhnhư sau:

- Phương thức kích thích. - Phương thức thuyết phục. - Phương thức cưỡng chế.

c) Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, nhà nước sử dụng các công cụ như kế hoạch, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ, chính sách kinh tế - xã hội, pháp luật đồng thời với việc huy động các nguồn lực vật chất, các phương tiện tạo áp lực cưỡng chế, các phương tiện thực hiện tuyên truyền, thuyết phục. Trong hệ thống các công cụ nêu trên, pháp luật được xem là cơng cụ hữu hiệu nhất, bởi nó đảm bảo cho các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, cụ thể là:

- Cơng cụ quan trọng trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển các loại hình doanh nghiệp, tạo khn khổ pháp lý trong tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. - điều kiện cơ bản đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.

- Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạo nên mơi trường pháp lý an tồn, bình đẳng, thuận lợi và minh bạch để các loại hình kinh doanh vận hành và phát triển.

- Công cụ quản lý tốt nhất hạn chế sự can thiệp hành chính của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh khác nhau.

3. Nguyên tắc trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh

Xuất phát từ đặc thù của hoạt động kinh doanh và quy luật khách quan của sự phát triển không ngừng trong đời sống kinh tế, đời sống xã hội, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cần quán triệt các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ triệt để những quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hoạt động kinh doanh.

- Đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp cũng như tư cách pháp lý cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh trên cơ sở phát huy dân chủ trong mối quan hệ giữa nhà nước và chủ thể kinh doanh. ở đây phải chú ý đến sự khác biệt giữa quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp của người sản xuất, kinh doanh.

- Mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh cho các doanh nhân.

- Các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phải được đặt dưới sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thanh tra của Chính phủ và sự giám sát từ phía nhân dân.

II. NộI DUNG PHáP LUậT Về QUảN Lý NHà NƯớC ĐốI VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH

1. Pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp a) Nội dung của pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được thực hiện thông qua hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Hoạt động quản lý sẽ có hiệu quả cao khi hệ thống pháp luật về vấn đề này đồng bộ, thống nhất, minh bạch và khả thi, với nội dung cụ thể, rõ ràng. Như vậy, pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải đảm bảo mục đích tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo các lợi ích xã hội.

Để đạt được mục đích nêu trên, pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cần có nội dung như sau:

Thứ nhất,quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết các tranh chấp phát sinh và quy định mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể khác trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Thứ hai, quy định về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là: điều kiện thành lập, thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp; quyền sở hữu tài sản và bảo vệ những lợi ích từ tài sản của chủ doanh nghiệp, người lao động trong các doanh nghiệp; quyền chủ động của doanh nghiệp trong mọi hoạt động kinh doanh, trong thuê mướn, sử dụng lao động và đảm bảo quyền lợi cho người lao động; các chính sách về ưu đãi đối với các loại hình doanh nghiệp khác; chống độc quyền và các hành vi gian lận trong kinh doanh. Ngoài ra, cịn có các quy định về việc đảm bảo hình thành các quan hệ thị trường, các loại thị trường như thị trường hàng hóa - dịch vụ, thị trường lao động, thị trường chứng khốn, thị trường cơng nghệ thơng tin, thị trường bất động sản nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho các loại hình doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả các yếu tố của thị trường để phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình.

Thứ ba, quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, cụ thể là các quy định về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp; trình tự, thủ tục pháp lý trong việc tiến

hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về doanh nghiệp; biện pháp chế tài cụ thể áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về doanh nghiệp được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.

b) Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt nam có những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp như sau:

Nhóm thứ nhất, với nội dung quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, bao gồm: Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), Luật Thanh tra năm 2004 v.v... Đối với chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân là cơ sở pháp lý để quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Nhóm thứ hai, quy định cụ thể về quản lý nhà nước đối với doanh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên - môi trường và cơ sở hạ tầng (Tập 2): Phần 1 - NXB Tư pháp (Trang 93 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)