Và TRáCH NHIệM CủA CHíNH QUYềN CấP Xã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân - gia đình các vấn đề xã hội (Tập 3): Phần 1 - NXB Tư pháp (Trang 55 - 103)

I. KHáI QUáT một số VấN Đề Về Y Tế

1. Khái niệm y tế

Thông thường, y tế được hiểu là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.

Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc, do đó chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nói cách khác là chính sách y tế có vai trị cực kỳ quan trọng.

2. Mục tiêu của cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Mục tiêu của cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hiện nay là giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nịi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ trung ương đến

cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Quan điểm chỉ đạo cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Có năm quan điểm chỉ đạo cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: - Thứ nhất,sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của tồn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.

- Thứ hai, đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế.

- Thứ ba, thực hiện chăm sóc sức khoẻ tồn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y.

- Thứ tư,xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trị nịng cốt về chun mơn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

- Thứ năm,nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”.

4. Hệ thống y tế Việt Nam và định hướng hoàn thiện hệ thống y tế

Hệ thống y tế gồm:

- Mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế dự phòng; - Mạng lưới y tế cơ sở;

- Mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; - Mạng lưới sản xuất, lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc. Một số định hướng hồn thiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phịng. Mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và nâng cao sức khỏe. Phát triển các phong trào vệ sinh, phòng bệnh và thể dục thể thao. Triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an tồn thực phẩm. Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ do thay đổi lối sống, môi trường và điều kiện lao động

trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS và các dịch bệnh mới phát sinh. Đẩy mạnh phòng, chống các bệnh nghề nghiệp. Củng cố và phát triển y tế học đường. Chú trọng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các hoạt động phục hồi chức năng.

- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ. Xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương. Từng bước phát triển mạng lưới các khoa và bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng. Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh theo địa bàn dân cư. Tiếp tục đầu tư và khai thác có hiệu quả các trung tâm y tế chuyên sâu hiện có, xây dựng thêm một số trung tâm y tế chuyên sâu mới.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển y dược học cổ truyền thành một chuyên ngành khoa học. Vận động, khuyến khích và hướng dẫn nhân dân ni, trồng và sử dụng các cây, con làm thuốc.

- Kết hợp quân y và dân y trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và các lực lượng vũ trang, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...; chủ động phòng, chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, thảm họa, thiên tai... Đưa chương trình kết hợp quân, dân y thành một nội dung của chương trình mục tiêu y tế quốc gia.

- Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn. Quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược. Củng cố mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc để ổn định thị trường thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân.

- Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý. Bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh là 3,5 điều dưỡng/1 bác sĩ. Bổ sung biên chế dược tá cho trạm y tế xã bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ công tác cung ứng thuốc tại tuyến xã.

5. Xã hội hoá y tế

Xã hội hóa hoạt động y tế là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển sự nghiệp y tế, nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về y tế và sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân.

Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động y tế. ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân.

Xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động y tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của Nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành trong khn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đa dạng hóa chính là mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động trên.

Xã hội hóa khơng có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm bớt phần ngân sách của Nhà nước, trái lại Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho hoạt động y tế, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó.

Định hướng phát triển xã hội hố trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới là:

- Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho y tế, trong đó bảo đảm ngân sách cho y tế cơng cộng, chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Ưu tiên đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các bệnh viện nhi, khoa nhi, các chun khoa ít có khả năng thu hút đầu tư.

- Tăng cường các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vận động mọi người tham gia chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Đẩy nhanh tiến độ phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; củng cố và mở rộng bảo hiểm y tế bắt buộc theo hướng đa dạng hố các loại hình bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu của nhân dân; phát triển mạnh bảo hiểm y tế cộng đồng dựa chủ yếu vào sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm, có sự trợ giúp của Nhà nước và các nguồn tài trợ khác; khuyến khích các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện.

- Mở rộng diện các cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Từng bước thực hiện người đóng bảo hiểm y tế tự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp. Nhà nước quy định chế độ thanh tốn bảo hiểm y tế, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, trợ giúp người nghèo, đồng bào dân tộc ít người, vùng khó khăn.

- Đổi mới chế độ viện phí trên cơ sở từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp thơng qua hình thức bảo hiểm y tế.

- Khuyến khích mở bệnh viện, phịng khám tư nhân, bác sĩ gia đình.

- Ngăn chặn, xố bỏ độc quyền trong xuất nhập khẩu, sản xuất và cung ứng thuốc chữa bệnh.

6. Y tế dự phòng

- Y tế dự phòng bao gồm các nội dung: phòng chống dịch chủ động, phòng chống nhiễm HIV/AIDS, quản lý vắc xin sinh phẩm miễn dịch, hóa chất chế phẩm diệt cơn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, kiểm dịch y tế biên giới, sức khỏe môi trường và y tế trường học, y tế lao động, nghiên cứu khoa học, sản xuất vắc xin và chế phẩm sinh học, đào tạo và tổ chức cán bộ... Y tế dự phòng bao gồm cả đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Một số mục tiêu đến năm 2010: Thứ nhất, phòng chống dịch:

Làm giảm hẳn tỷ lệ mắc và tử vong hàng năm của các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để thành dịch lớn. Khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết của các bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch, viêm não Nhật Bản, viêm gan B...; duy trì kết quả thanh tốn bại liệt và tỷ lệ tiêm chủng cao, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi. Hạn chế, ngăn chặn, từng bước làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam. Tích cực phịng chống và từng bước đưa phương pháp dịch tễ học vào việc quản lý các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn và chấn thương, đái tháo đường, bệnh nghề nghiệp, tâm thần, ngộ độc, tự tử và các bệnh do lối sống không lành mạnh mang lại như nghiện hút, béo phì...

Thứ hai, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bao gồm HIV/ AIDS:

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong hàng năm của các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm gây dịch như: bệnh tả, bệnh dịch hạch, bệnh thương hàn, bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não vi rút, bệnh sốt rét. Đối với những bệnh có vắc xin đặc hiệu: duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi.

- HIV/AIDS: Đảm bảo 100% các túi máu được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các tuyến. Giám sát, quản lý, điều trị, tư vấn cho 100% bà mẹ mang thai nhiễm HIV để giảm lây truyền mẹ - con tới mức tối đa.

- Đối với các bệnh không nhiễm trùng: Từng bước đưa phương pháp dịch tễ học vào việc quản lý một số bệnh không nhiễm trùng như tim mạch, tâm thần, tai nạn, bệnh nghề nghiệp...; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phịng, chống các bệnh khơng nhiễm trùng.

- Kiểm dịch y tế biên giới: Thực hiện tốt công tác kiểm dịch y tế biên giới, đảm bảo ngăn chặn sự lan truyền qua biên giới của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và một số bệnh khác.

- Sức khỏe môi trường: 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt. 70% số hộ gia đình có cơng trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn (nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm...). 70% dân cư nông thôn thực hành tốt vệ sinh cá nhân.

Thứ ba, y tế trường học: Nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe học sinh, hồn thiện mạng lưới y tế trường học. Bên cạnh đó, phải kiện tồn tổ chức và mạng lưới y tế dự phòng, cụ thể là:

- Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức, mạng lưới y tế dự phòng từ trung ương (Cục Y tế dự phòng) đến cơ sở, đặc biệt là các Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và Đội y tế dự phòng của cấp huyện. - Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật gây ra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Phịng, chống dịch chủ động, tích cực, khơng để dịch lớn xảy ra; + Dự báo, kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch, nhất là các dịch bệnh mới phát sinh;

+ Phịng, chống các bệnh khơng lây nhiễm, tai nạn gây thương tích; + Khống chế số người nhiễm HIV/AIDS ở mức dưới 0,3% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn trong các năm sau.

7. Hệ thống khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng

Đầu tư, sắp xếp lại mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng theo hướng:

- Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh theo cụm dân cư khơng phân biệt địa giới hành chính; các đơn vị chuyên môn y tế ở địa phương được quản lý theo ngành, bảo đảm cho mọi người dân tiếp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân - gia đình các vấn đề xã hội (Tập 3): Phần 1 - NXB Tư pháp (Trang 55 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)