Và TRáCH NHIệM CủA CHíNH QUYềN CấP Xã
I. NHữNG VấN Đề CHUNG
1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong q trình dựng nước và giữ nước.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lĩnh vực văn hóa bao gồm: di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, xuất bản, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, thư viện, văn hóa quần chúng, thơng tin cổ động...
2. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Đặc trưng tiên tiến thể hiện ở nền văn hóa yêu nước và tiến bộ (cốt lõi là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh); nhân văn
(tất cả vì con người, cho con người); dân chủ và hiện đại.
Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở giá trị bền vững, tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cốt cách, đặc tính dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần phải kế thừa những giá trị, những tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời sáng tạo những giá trị văn hóa mới của thời đại Hồ Chí Minh.
Tính chất tiên tiến và bản sắc dân tộc có mối quan hệ thống nhất biện chứng, gắn bó chặt chẽ với nhau.
3. Các nhiệm vụ cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có 10 nhiệm vụ:
- Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới; - Xây dựng mơi trường văn hóa;
- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; - Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa;
- Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; - Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng; - Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; - Chính sách văn hóa đối với tơn giáo;
- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa;
- Củng cố, xây dựng và hồn thiện thể chế văn hóa.
Một số nhiệm vụ mà các cán bộ, công chức cấp xã cần quan tâm được cụ thể hoá như sau:
Việc xây dựng mơi trường văn hóa được thể hiện bằng cách: - Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, trường học, đơn vị bộ đội...), các vùng dân cư (đô thị, nơng thơn, miền núi...) đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và khơng ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân.
- Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh.
- Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số cơng trình văn hóa trọng điểm tầm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số được thể hiện qua việc:
- Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số.
Về bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Về xây dựng mơi trường văn hóa
- Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thơng, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, tìm hiểu và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số.
- Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức các dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân.
- Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
- Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thơng tin ở vùng dân tộc thiểu số.
- Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, sớm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, xóa bỏ hủ tục.
Chính sách văn hóa đối với tơn giáo thể hiện qua các hoạt động: - Tôn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của dân, bảo đảm cho các tơn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tơn trọng pháp luật, nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng. Thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết dân tộc.
- Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện... trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ mê tín dị đoan; chống việc lợi dụng tơn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu.
- Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, xây dựng mơi trường văn hóa, thực hiện tốt trách nhiệm cơng dân đối với Tổ quốc.
Củng cố, xây dựng và hồn thiện thể chế văn hóa được đảm bảo thơng qua việc:
- Tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có, sắp xếp hợp lý các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và kinh doanh, nâng cấp các đơn vị văn hóa, nghệ thuật trọng điểm.
- Thực hiện khẩu hiệu Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa, hình thành các hình thức sáng tạo và tham gia hoạt động văn hóa của các tập thể, cá nhân trong khuôn khổ luật pháp và chính sách. Khuyến khích các hình thức bảo trợ văn hóa.
- Xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở.
- Khuyến khích sáng tạo văn hóa và nâng mức đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
4. Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc,
Về củng cố, xây dựng và hồn thiện thể chế văn hóa
là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Di sản văn hố bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm:
- Tiếng nói, chữ viết;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; - Ngữ văn truyền miệng;
- Diễn xướng dân gian;
- Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phép ứng xử - đối nhân - xử thế;
- Lễ hội truyền thống;
- Nghề thủ công truyền thống; - Tri thức về y, dược học cổ truyền; - Tri thức về văn hóa ẩm thực;
- Tri thức về trang phục truyền thống dân tộc; - Tri thức văn hóa dân gian khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích), di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Trong đó, di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
5. Thiết chế văn hóa
Thiết chế văn hóa là cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực và nguồn lực điều hành cơ sở vật chất đó, và là những hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin của cả nước, là cơng cụ tuyên truyền, vận động sắc bén, sâu rộng tại cơ sở của Đảng, Nhà nước, đồng thời là nơi hưởng thụ, sáng tạo và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Thiết chế văn hóa thơng tin ở cơ sở là Nhà Văn hóa cấp xã, Nhà Văn hóa thơn, làng, ấp, bản.
Theo Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở đến năm 2010, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở xã, làng, ấp, bản, buôn . chủ yếu được huy động từ nhiều nguồn vốn đóng góp của xã hội. Đối với các thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở ở vùng nghèo, miền núi, biên giới, hải đảo, Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí 100% kể cả xây dựng cơ bản lẫn trang thiết bị. Đồng thời, phải tăng cường quản lý nhà nước của ngành văn hóa thơng tin và đề cao trách nhiệm các ngành, các cấp chính quyền, đồn thể và tồn xã hội đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở.
Mục tiêu đến năm 2010:
- 70% số làng, thơn, ấp, bản, bn có thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia;
- 80% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia, tổ chức hoạt động có hiệu quả;
- Thiết chế văn hóa thơng tin cấp xã: 30% cán bộ văn hóa thơng tin cơ sở đạt trình độ đại học, 70% cán bộ văn hóa thơng tin cơ sở đạt trình độ trung cấp về chun mơn nghiệp vụ.
Việc xây dựng, hồn thiện, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở theo các định mức, tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa - Thơng tin ban hành và theo các tiêu chí sau:
- Nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm;
- Các cơng trình văn hóa phải tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc tại vùng, miền và thuận tiện cho nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa thơng tin;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng đồng bộ, phù hợp yêu cầu phục vụ cho các hoạt động tại chỗ và lưu động;
- Tổ chức bộ máy theo nguyên tắc chuyên nghiệp hóa cao tất cả các bộ phận trong cơ cấu của một thiết chế văn hóa, thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, cơng chức.
Về quy hoạch đất sử dụng:
- Đối với thiết chế văn hóa thơng tin cấp xã: 1.000 m2trở lên; - Đối với thiết chế văn hóa thơng tin cấp thơn: 500 m2 trở lên. Căn cứ theo điều kiện thực tế, từ nay đến năm 2010 từng bước hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin từ Trung ương đến địa phương bao gồm: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, cơ chế, chính sách hoạt động, đào tạo cán bộ.
6. Xây dựng Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Cuộc vận động Tồn dân đồn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, rồi đến cuộc vận động Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã được đông đảo tầng lớp nhân dân trong cả nước hưởng ứng, trở thành một phong trào Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa rộng khắp, đem lại kết quả thiết thực. Đây là
cuộc vận động chính trị - xã hội có quy mơ rộng lớn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của các cuộc vận động, phong trào yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống xâm lược, cũng như trong hịa bình xây dựng đất nước. Mục tiêu cuộc vận động là: giữ gìn và phát huy truyền thống đồn kết cộng đồng; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống văn hóa của nhân dân; mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa; thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.
Cuộc vận động bao gồm 6 nội dung lớn:
- Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; - Đồn kết phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn, Tương thân tương ái;
- Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương; - Đồn kết xây dựng đời sống văn hóa;
- Đồn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, bảo vệ sức khỏe, phát triển thể dục thể thao và thực hiện dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ mơi trường;
- Đồn kết xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh gắn bó mật thiết với nhân dân, tổ chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư.
- Danh hiệu Gia đình văn hóa do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Các danh hiệu trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Nội dung cuộc vận động
cấp xã ra quyết định công nhận hàng năm.
- Danh hiệu Khu dân cư tiên tiếndo Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện cơng nhận hàng năm.
- Danh hiệu Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóado Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận định kỳ 03 năm 01 lần kèm theo Giấy công nhận.
Tiêu chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa được quy định tại Điều 29 Luật Thi đua, khen thưởng và được cụ thể hóa trong Quyết định