Tiến trình lên lớp

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm vật lý thcs (Trang 25 - 29)

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới: Giới thiệu chương mới sau đó đặt vấn đề vào bài mới như sau - Giáo viên: Em hãy nhận xét về chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray

Học sinh: chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray có một khe hở nhỏ - Giáo viên: Em hãy nhận xét về mặt đường bê tông

Học sinh: mặt đường bê tơng có xẻ những rãnh nhỏ

- Giáo viên: Em hãy so sánh đường dây điện mùa đông và đường dây điện mùa vào mùa hè.

Học sinh: dây điện mùa hè chùng hơn so với dây điện mùa đông

- Giáo viên: Em hãy cho thầy biết người nha sĩ trong bức hình thứ tư đang khuyên em bé điều gì?

Học sinh: Người nha sĩ khun em bé khơng nên ăn đồ ăn q nóng thường xun vì có thể làm hỏng hàm răng

Chắc hẳn trong đầu chúng ta đang xuất hiện những câu hỏi tại sao - Tại sao chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray lại có một khe hở? - Tại sao mặt đường bê tông lại được xẻ thành những rãnh nhỏ? - Tại sao về mùa hè dây điện thường chùng hơn so với mùa đông? - Tại sao ăn đồ quá nóng thường xuyên lại có thể bị hỏng rang?

Tất cả những câu hỏi tại sao ấy được thầy tổng hợp trong một bài thơ lục bát sau:

Khoảng hở giữa những thanh ray Mặt đường xẻ rãnh chẳng hay ích gì?

Hạ về: dây điện chùng đi?

Ăn đồ quá nóng cớ chi hỏng hàm (răng)?

Một em đọc bài thơ này cho các bạn cùng nghe nào.

Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi đặt ra trong các câu thơ trên. Các em ghi bài mới.

Bài 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

Giáo viên: chúng ta cùng quan sát lên trên bảng

Trên tay thầy có một quả cầu bằng kim loại và một cái vòng bằng kim loại. Các em thấy là thầy có thể làm cho quả cầu này lọt qua vịng kim loại vì đường kính quả cầu nhỏ hơn đường kính vịng kim loại.

Vậy các em hãy suy nghĩ và đề xuất cho thầy một vài cách để làm cho quả cầu này khơng lọt qua vịng kim loại

Học sinh suy nghĩ và có thể nêu ra một vài cách: đun quả cầu, nhúng quả cầu vào nước nóng, nhúng vịng kim loại vào nước lạnh, hoặc dùng búa làm méo vòng kim loại...

Các cách của các em đều khả thi nhưng cách làm méo vịng kim loại thì khơng dùng vịng kim loại vào lần sau như vậy rất lãng phí vậy thì ta hãy chọn cách nung nóng quả cầu thử xem và đây cũng là thí nghiệm hình 18.1 trong sách giáo khoa

1. Thí nghiệm 1 (hình 18.1 SGK)

Giáo viên: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. Sau đó u cầu học sinh đọc các bước tiến hành thí nghiệm

HS: Đọc 3 bước tiến hành thí nghiệm

GV: u cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và ghi vào phiếu học tập sau:

Học sinh: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm (khoảng 5 phút) sau đó ghi lên phiếu học tập và dán lên bảng

Giáo viên chiếu bảng kết quả thí nghiệm nếu tiến hành chính xác lên bảng sau đó gọi một học sinh nhận xét xem nhóm nào làm thành cơng, nhóm nào làm chưa thành cơng và giáo viên có thể hỏi nhóm chưa đúng: Theo em vì sao nhóm của em thực hiện thí nghiệm chưa thành cơng.

chưa nhận đủ nhiệt

Giáo viên: quả cầu sau khi được nung nóng khơng lọt qua vịng kim loại chứng tỏ điều gì?

Học sinh: Chứng tỏ quả cầu đã nở ra khi nóng lên

Giáo viên: Quả cầu đã được nung nóng sau khi được nhúng vào nước lạnh lại lọt qua vịng kim loại chứng tỏ điều gì?

Học sinh: Chứng tỏ quả cầu co lại khi lạnh đi

Giáo viên: Em hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống Học sinh suy nghĩ và điền từ thích hợp

Giáo viên có thể ghi nhận xét 1 lên bảng: Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi. Học sinh ghi bài

Giáo viên: em hãy cho thầy biết ―Có cách nào khác khơng cần thả quả cầu đã được nung nóng vào nước lạnh mà vẫn làm cho quả cầu lọt qua vịng kim loại?‖

Học sinh: Nung nóng vịng kim loại

2. Thí nghiêm 2 (nung nóng băng kép)

Giáo viên giới thiệu băng kép: băng kép gồm hai thanh kim loại có kích thước giống nhau nhưng bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau nhờ các đinh tán dọc theo chiều dài của chúng. Ví dụ băng kép trên tay các em được ghép từ một thanh đồng(màu vàng) và thanh thép (màu trắng). Ban đầu chúng có chiều dài như nhau. Vậy điều gì sẽ xảy ra với băng kép khi chúng ta nung nóng băng kép.

Học sinh: Các nhóm tiến hành thí nghiệm.

Giáo viên: Gọi nhóm 1 báo cáo và các nhóm khác nhận xét

Học sinh: Khi nung nóng băng kép thì băng kép bị cong về phía thanh thép Giáo viên: Khi băng kép bi cong thì nó tạo thành hình cánh cung, các em hãy quan sát và cho thầy biết thanh đồng ở vịng cung bên trong hay vịng cung bên ngồi?

Học sinh: Thanh đồng ở vịng cung bên ngồi

Giáo viên: Vậy sau khi nung nóng băng kép thì thanh đồng hay thanh thép dài hơn?

Học sinh: Thanh đồng dài hơn vì thanh đồng ở vịng cung bên ngoài Giáo viên: Như vậy đồng hay thép nở vì nhiệt tốt hơn?

Học sinh: Đồng nở vì nhiệt tốt hơn thép

Giáo viên: Đồng và thép là hai chất rắn khác nhau và sự nở vì nhiệt của chúng có giống nhau hay khơng các em?

Học sinh: đồng và thép giãn nở khác nhau

bị cong, thanh đồng nở ra dài hơn thanh thép. Đồng nở vì nhiệt tốt hơn thép Giáo viên: Đồng và thép là hai chất rắn khác nhau và sự giãn nở vì nhiệt của chúng khác nhau, vậy sự giãn nở của các chất rắn khác thì sao. Các em hãy quan sát lên bảng cho biết độ tăng chiều dài của 3 thanh nhơm, đồng, sắt có chiều dài ban đầu như nhau sau khi được nung nóng thêm 500C và cho biết chất rắn nào nở vì nhiệt tốt nhất trong 3 chất nhôm đồng sắt

Học sinh: nhơm nở vì nhiệt tốt nhất sau đó đến đồng rồi đến sắt

Giáo viên: Từ đây em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau Học sinh: các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

3. Kết luận chung

Thí nghiệm thứ nhất đề cập đến sự nở khối, thí nghiệm thứ hai đề cập đến sự nở dài của chất rắn. Từ hai nhận xét rút ra ở hai thí nghiệm và bảng trên em có rút ra kết luận gì về sự nở vì nhiệt của chất rắn

Học sinh: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Yêu cầu học sinh khác nhắc lại

Giáo viên: Từ thí nghiệm thứ hai ta đã thấy là khi nung nóng băng kép gồm thanh đồng và thanh thép và khi nung nóng băng kép đó thì thanh đồng ở vịng cung bên ngồi vì đồng nở vì nhiệt tốt hơn thép. Vậy nếu ghép thanh đồng với thanh nhôm thành băng kép và nung nóng băng kép này thì khi băng kép bị cong thanh đồng sẽ nằm ở vịng cung bên trong hay vịng cung bên ngồi?

Học sinh: nhôm sẽ nằm ở vòng cung bên ngồi vì nhơm nở vì nhiệt tốt hơn đồng

Giáo viên: Chúng ta hãy tìm hiểu xem băng kép được sử dụng làm rơ le tự ngắt trong bàn là như thế nào?

Giáo viên: Chiếu mơ hình bàn là, giới thiệu qua về bộ phận tự ngắt của bàn là. Ở đây giáo viên chú ý tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: vì bàn là là thiết bị sử dụng công suất điện lớn nên khi sử dụng chúng ta phải chú ý đến vấn đề an toàn điện, tránh cháy nổ hoặc bị bỏng. Chú ý sau khi là xong trước khi cất bàn là đi thì cần dựng đứng bàn là để cho bàn là nguội một lúc rồi mới cất đi Giáo viên: sự nở vì nhiệt có ý nghĩa rất lớn trong thực tế đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho chất rắn giãn nở nếu không sẽ gây ra nhiều sự bất tiện

Giáo viên cho học sinh xem khi cản trở sự giãn nở vì nhiệt của một thanh kim loại thì nó sẽ làm gẫy một chốt ngang bằng kim loại.

Bây giờ các em hãy vẫn dụng các kiến thức đã học để tìm câu trả lời cho 4 câu thơ ở đầu bài

Khoảng hở giữa những thanh ray Mặt đường xẻ rãnh chẳng hay ích

gì?

Hạ về: dây điện trùng đi? Ăn đồ quá nóng cớ chi hỏng hàm?

IV. Vận dụng

Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn các câu thơ để trả lời và nhận xét

Câu 1: Tại sao chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray lại có một khe hở?

Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, cộng với việc tàu chạy gây ra cọ sát với đường ray làm cho thanh ray nóng lên và dài ra, khe hở tránh cho đường ray khỏi bị cong

Tương tự giáo viên đặt thêm câu hỏi: Khi lát gỗ sàn làm nhà, người ta để

hơi hở 1 bên mà không ghép sát với tường. Làm như vậy có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải: Vật đang giãn nở vì nhiệt, nếu gặp vật cản trở, nó có thể

gây ra một lực lớn. Nếu ghép ván sát tường, khi nở ra nó gây ra một lực lớn làm cho tường bị nứt.

Câu 2: Tại sao mặt đường bê tơng thường có một khe hở nhỏ Giải thích

tương tự câu 1

Câu 3: Tại sao về mùa hè dây điện thường chùng hơn so với mùa đơng?

Vì vào mùa hè nhiệt độ tăng cao nên dây điện nở dài ra chính vì vậy nó bị trùng hơn

Câu 4: Tại sao ăn đồ quá nóng thường xuyên lại có thể bị hỏng răng?

Ăn đồ ăn quá nóng thường xuyên sẽ làm cho men răng bi rạn nứt và có thể làm hỏng răng. Qua đây giáo viên nhắc nhở học sinh không nên thường xuyên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh tránh làm ảnh hưởng đến răng miệng và sức khỏe của các em

Sau đó giáo viên mời một em học sinh đọc phần có thể em chưa biết

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm vật lý thcs (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w