NHỮNG LƯ UÝ SAU PHỎNG VẤN

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc: Phần 2 - ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc đại học chương trình Đại trà) (Trang 25 - 27)

Kết thúc các vòng phỏng vấn, ứng viên cần lưu ý các vấn đề sau:

- Ghi chú các thông tin quan trọng: những thông tin liên quan đến công việc ứng tuyển, công ty được thu thập trong quá trình phỏng vấn cần được ứng viên ghi chú lại cẩn thận. Điều này sẽ giúp ích cho các vịng phỏng vấn tiếp theo

- Lời cảm ơn: một lá thư cảm ơn vừa thể hiện sự trân trọng với cơ hội phỏng vấn, vừa là cách giúp nhà tuyển dụng ấn tượng về ứng viên nhiều hơn.

- Tự đánh giá: tham dự phỏng vấn là một q trình địi hỏi thái độ nghiêm túc từ trước khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Kết thúc mỗi vịng phỏng vấn, ngồi thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng, ứng viên cần xem xét, đánh giá lại những thể hiện của mình với nhà tuyển dụng. Tự đánh giá chính xác sẽ giúp ứng viên có những điều chỉnh phù hợp, hiệu quả cho những lần phỏng vấn tiếp theo.

- Kế hoạch hành động: một số vị trí tuyển dụng có thể u cầu ứng viên thực hiện kế hoạch hành động nếu như nhận việc. Ứng viên cần lưu ý thu thập đầy đủ thơng tin cần thiết để có thể xây dựng một kế hoạch chi tiết, hợp lý. Trong xây dựng mục tiêu, ứng viên cần cân nhắc mức độ và thời điểm hồn thành. Ứng viên ln có nhiều hồi bão, nhiệt huyết với các thử thách mới. Tuy nhiên, thực tế trong cơng việc có rất nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, ứng viên khơng nên chủ quan đưa ra những mục tiêu quá lớn với những mốc thời gian hạn hẹp để chứng tỏ khả năng. Mục tiêu phải khả thi, cụ thể và trong khả năng thực hiện.

Xem xét lại tồn bộ q trình phỏng vấn: trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về lời mời nhận việc của nhà tuyển dụng, ứng viên cần có sự đánh giá lại toàn bộ vấn đề liên quan bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Kỹ năng Tìm việc

Đánh giá cơng việc: Anh/chị phải chắc chắn vị trí tuyển dụng đó đúng là cơng việc Anh/chị đam mê, u thích.

Cơ hội đào tạo, phát triển năng lực: thực hiện công việc có giúp Anh/chị phát triển chun mơn nghiệp vụ? Cơng ty có tạo cơ hội cho Anh/chị được huấn luyện nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng?

Mơi trường văn hóa cơng ty: đặc trưng văn hóa của cơng ty có phù hợp với Anh/chị? Khả năng Anh/chị có thể hịa hợp và thích nghi với những nét văn hóa của công ty là bao nhiều phần trăm?

Lương và chế độ phúc lợi: mức lương Anh/chị được nhận có tương xứng với phạm vi trách nhiệm cơng việc và năng lực của Anh/chị? Chính sách phúc lợi của cơng ty có đáp ứng các mong đợi và làm cho Anh/chị an tâm cống hiến?

Cấp trên và đồng nghiệp: những người sẽ cùng làm việc với Anh/chị trong tương lai có phải là những người mà Anh/chị có thể hợp tác, học hỏi để cùng nhau đạt được mục tiêu công việc tốt nhất?

Nếu phần lớn câu trả lời là khơng thì ứng viên cần cân nhắc lại quyết định nhận việc của mình. Nếu chọn lựa một cơng việc khơng phù hợp sẽ làm mất thời gian của cả hai phía cũng như bỏ lỡ những cơ hội khác phù hợp hơn cho chính mình.

Nếu phần lớn câu trả lời là có, đó chính là cơng việc mơ ước của bất kỳ ứng viên nào. Khi đã quyết định nhận việc, ứng viên cần thực hiện đầy đủ, chính xác những thỏa thuận với cơng ty mới. Bàn giao công việc ở công ty cũ là điều ứng viên cũng phải hoàn thành trước khi nhận việc mới. Điều này sẽ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của ứng viên. Ngược lại nếu chưa đạt được vị trí mong muốn, ứng viên cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có sự chuẩn bị tốt hơn cho đợt phỏng vấn ở công ty khác.

Những việc cần làm nếu kết quả phỏng vấn là thất bại:

Thất bại trong phỏng vấn là kết quả khơng ai mong muốn, nhưng hồn tồn có thể xảy ra với bất kỳ ứng viên nào – từ ứng viên mới ra trường cho đến những ứng viên nhiều kinh nghiệm. Việc xác định nguyên nhân thất bại một cách nghiêm túc sẽ giúp cho ứng viên có những kinh nghiệm làm cơ sở cho thành công của cuộc phỏng vấn tiếp theo. Điều bạn ứng viên cần làm để tìm ra những giá trị cho lần phỏng vấn thất bại này là trả lời các câu hỏi sau:

Kỹ năng Tìm việc

- Những lý do nhà tuyển dụng trả lời cho việc từ chối hợp tác với Anh/chị là gì? Lý do đó có hợp lý khơng?

- Có điều gì liên quan đến nội dung trả lời hay cách ứng xử của Anh/chị khiến cho nhà tuyển dụng thay đổi ý định hợp tác của họ đối với Anh/chị?

- Thư dự tuyển và thông tin ứng viên mà Anh/chị cung cấp có phải được trình bày chun nghiệp, hướng vào một công việc cụ thể khơng? Thư dự tuyển có thể hiện được Anh/chị là ứng viên phù hợp với vị trí đó khơng?

- Anh/chị có những kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc dự tuyển khơng? - Anh/chị có thành thật trong những thơng tin chia sẽ về quá trình làm việc trước đây khơng? Những người tham khảo Anh/chị cung cấp có phản hồi những thơng tin tích cực về Anh/chị cho nhà tuyển dụng khơng?

- Anh/chị có thể hiện được sự cam kết, gắn bó cao trong lĩnh vực cơng việc Anh/chị dự tuyển khơng?

- Anh/chị có tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng sự tự tin, khả năng giao tiếp tốt và cầu thị không?

Đơi khi vấn đề có thể khơng nằm ở ứng viên, mà ngun nhân có thể do cơng việc và cơng ty khơng phù hợp. Vì vậy việc lượng giá lại tồn bộ quá trình tham gia phỏng vấn sẽ cho ứng viên những câu trả lời chính xác về những gì ứng viên đã làm được và những gì chưa tốt. Thành cơng trong phỏng vấn địi hỏi ở người tham dự quá trình chuẩn bị cẩn thận, sự tập luyện nghiêm túc và tinh thần lạc quan, tích cực sau mỗi đợt tham dự phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc: Phần 2 - ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc đại học chương trình Đại trà) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)