Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thựchiện chínhsách phát triển du

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Trang 51)

các tỉnh trong tiểu vùng Đông Bắc, vùng trung du miền núi bắc Bộ đặc biệt là những tỉnh trong tiểu vùng Đông Bắc như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn để tăng cường kết nối giữa các khu điểm du lịch trong tiểu vùng, hình thành nhiều chương trình du lịch liên tỉnh, liên vùng đa dạng, hấp dẫn. Đồng thời cần tăng cường liên kết với các trung tâm phân phối khách trên địa bàn cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng,…

6. Phát triển du lịch biên giới trên cơ sở gắn chặt với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, tăng cường quan hệ hợp tác,hữu nghị giữa tỉnh Cao Bằng với các tỉnh biên giới của Trung Quốc thông qua hoạt động du lịch và giao lưu văn hóa, khẳng định vai trò quan trọng của tỉnh Cao Bằng trên tuyến đầu Tổ quốc.

3.1.2.Mục tiêu

Một là, phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc

đẩy các ngành kinh tế khác trong tỉnh phát triển, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại trên cơ sở tăng tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GRDP của tỉnh, đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần tạo nhiều việc làm, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

Hai là, phát triển du lịch Cao Bằng trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ nghiêm ngặt các giá trị cảnh

quan, tài nguyên tự nhiên và văn hóa, đáp ứng đầy đủ các yêucầu, nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững.

Ba là, phấn đấu đến năm 2025, du lịch Cao Bằng cơ bản đáp ứng các yêu cầu của ngành kinh

tế mũi nhọn, khẳng định vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh CaoBằng Bằng

Dựa trên định hướng và mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nêu trên, bám sát hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, luận văn xác định một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới, cụ thể:

3.2.1.Kiện toàn và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nói chung, các cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính; theo đó, cần hồn thiện bộ máy các cơ quan quản lý liên quan đến phát triển du lịch, xác định vị trí việc làm cho các bộ phận chun mơn về du lịch, như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các Phòng chức năng liên quan. Ở cấp huyện và cấp xã, cũng cần bổ sung nhân sự phụ trách du lịch, việc bổ sung này có thể là linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực: ở những khu vực có nhiều điểm du lịch, lượng du khách nhiều thì có thể bố trí nhân sự nhiều hơn ở những nơi ít điểm du lịch. Bên cạnh đó, Ban Quản

lý Cơng viên địa chất Non nước Cao Bằng, Ban quản lý các khu du lịch trên địa bàn tỉnh cũng cần phải được kiện toàn cả về nhân sự lẫn cơ cấu tổ chức, đảm bảo tinh gọn nhưng hoạt động hiệu quả.

Có thể thấy rằng, trong thực hiện chính sách, thì sự phối hợp giữa các bên liên quan có vai trị quan trọng nhằm đạt mục tiêu mong muốn. Bởi trên thực tế, cùng một chính sách sẽ có nhiều cơ quan thuộc các lĩnh vực khác nhau tham gia, phối hợp. Với tư cách là một lĩnh vực trong xã hội, thực hiện chính sách phát triển du lịch có quan hệ với nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội; do đó, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch với các cơ quan chức năng quản lý các lĩnh vực khác (như Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Mơi trường, Cơng an tỉnh,…) trong thựchiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh, đảm bảo vai trò tập trung, thống nhất quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, tạo sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực đối với ngành du lịch nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng, giải pháp thực hiện chính sách phát triển du lịch một cách có hiệu quả. Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến sự thống nhất trong xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển du lịch, trong tổ chức sử dụng, phát huy hiệu quả và bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch. Quan tâm Quy hoạch phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch giữa các huyện trong tỉnh và hệ thống giao thông kết nối với các địa phương khác trong vùng.

3.2.2.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham mưu thực hiện chính sách phát triển du lịch

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “cán bộ là gốc của mọi cơng việc” vì vậy, để thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Cao Bằng, cần thiết phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham mưu thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2019-2020, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng đã tập trung cho công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực, trên cơ sở Kế hoạch số 2343/KH-UBND ngày 04/7/2019 của UBND tỉnh về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch, Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường cao đẳng Thương mại Du lịch Thái Nguyên, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ phụ trách lĩnh vực du lịch của Phịng Văn hóa và Thơng tin các huyện, thành phố, qua đó đã góp phần nâng cao năng lực thực thi chính sách phát triển du lịch cho đội ngũ này, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay vẫn cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ tham mưu xây dựng quy hoạch và thực thi chính sách, đội ngũ làm công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực du lịch; đồng thời, chú trọng nâng cao năng lực và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý đầu tư, xây dựng hồnthiện hệ thống thơng tin và cơ sở dữ liệu để kết nối với hệ thống thông tin quốc gia, hướng dẫn và tạo thuận tiện cho các nhà đầu tư nắm bắt thơng tin về các dự án cũng như quy trình triển khai dự án tại địa phương.

nghiệp liên quan đến lĩnh vực du lịch với những yêu cầu, nội dung thi tuyển tập trung sâu hơn vào lĩnh vực nghề nghiệp. Quan tâm chú trọng xây dựng các cơ chế, chính sách để thu hút người có năng lực thi tuyển vào ngành du lịch. Chú trọng từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ cơng chức viên chức tham mưu triển khai các chính sách thuộc ngành du lịch, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa trong phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Có chính sách ưu đãi, chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tơn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hoạt động giáo dục cộng đồng, mở các lớp tập huấn các kiến thức về du lịch cho người dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động phát triển du lịch. Hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm du lịch; đào tạo tay nghề để khôi phục, phát triển các nghề cổ truyền nhằm tạo điểm tham quan du lịch và sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

3.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý của nhà nước trong hoạt động du lịch

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, đồng thời phải tổ chức quản lý nghiên ngặt và thực hiện đúng nội dung đã quy hoạch. Trong quy trình xây dựng quy hoạch phải được tiến hành chặt chẽ, lựa chọn được đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, năng lực chun sâu, có trách nhiệm; các thơng tin phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, điều chỉnh bổ sung chính sách liên quan cần được thu thập đầy đủ, có tính chất dự báo cao. Chú trọng chỉ đạo để nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo sự đầy đủ, chính xác, đồng bộ, khách quan, thống nhất và cập nhật kịp thời các thơng tin đầu vào. Có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia về những lĩnh vực liên quan trong quá trình xây dựng, điều chỉnh bổ sung quy hoạch.

Trong quá trình xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, cần phát huy được vai trò

và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào nội dung quy quy hoạch, đảm bảo nguyên tắc dân chủ công khai thông qua việc khảo sát, lấy ý kiến dự thảo quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc họp, hội nghị hoặc phát phiếu xin ý kiến,…

Việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cần có sự thống nhất đồng bộ trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, đối với tỉnh Cao Bằng, trong giai đoạn 2021-2026, tỉnh nhận diện được 5 lợi thế, trong đó có lợi thế: “Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, có nhiều di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, có nền văn hóa phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, Công viên địa chất non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là cơng viên địa chất tồn cầu”, qua 5 lợi thế tỉnh đã xác định được 3 đột phá chiến lược (đó là Du lịch - dịch vụ, Nông nghiệp thông minh và Kinh tế cửa khẩu), các giải pháp thực hiện 3 đột phá này phải được triển khai đồng bộ, theo đó kỳ vọng đưa du lịch - dịch vụ Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm du lịch của các tỉnh khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.

Để các chủ trương, chính sách, văn bản phù hợp, tạo mơi trường cho phát triển du lịch, cần quan tâm tới đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo cơ chế, chính sách (ưu đãi đất đai, vay vốn với lãi suất thấp, thuế, phí, lệ phí…), mơi trường đầu tư thơng thoáng, thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư để khai thác tối đa những lợi thế chính, có tính khác biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Nhằm thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch, hạ tầng giao thông của tỉnh theo hướng đồng bộ, đa chức năng, hiện đại, thông suốt.

Tổ chức thực hiện tốt công tác thơng tin, tun truyền pháp luật và các chính sách liên quan đến du lịch của Nhà nước, của tỉnh đến nhà đầu tư và người dân, khách du lịch tại tỉnh, thông qua lập tài khoản trên mạng xã hội, thiết lập cổng thông tin du lịch của tỉnh,… nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về môi trường đầu tư, cơ hội tiếp cận nguồn lực, thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, kinh doanh du lịchtrên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan chức năng cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đột xuất việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch; kiểm tra việc thực hiện các nội dung cam kết về tiến độ đầu tư, sử dụng đất, môi trường và việc thực hiện các quy định của pháp luật khác của các nhà đầu tư khi khai thác du lịch trên địa bàn tỉnh. Cần kiên quyết xử lý nghiêm các dự án du lịch, các nhà doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh có vi phạm pháp luật trong khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch, đất đai, trong các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường.

3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Cao Bằng

Cần sớm triển khai việc xây dựng chiến lược, các chương trình, đề án, kế hoạch dài hạn và hàng năm về xúc tiến, quảng bá du lịch; đồng thời quan tâm, chú trọng đẩy mạnh các nội dung xúc tiến, quảng bá riêng của tỉnh gắn với xúc tiến, quảng bá du lịch khu vực và cả nước nhằm tạo hiệu quả tổng hợp trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh nhà.

*Xây dựng chiến lược marketing du lịch và các chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch

Xây dựng Chiến lược marketing cần xác định chi tiết các hoạt động marketing, xúc tiến quảng bá gắn với các thị trường, sản phẩm và thời gian triển khai cụ thể. Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch giống như hỗ trợ các danh nghiệp thương mại khác trong các hoạt động xúc tiến thương mại (hỗ trợ kinh phí tham gia các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại). Nghiên cứu và thực hiện chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế của Cao Bằng, đặc biệt là cửa khẩu, lối mở cho thương mại và du lịch khu vực gần thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, nơi tiếp giáp với hai huyện là Tịnh Tây và huyện Đại Tân (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc), là thị trường khách du lịch quốc tế lớn.

Với mục tiêu tận dụng tối đa các lợi thế của công nghệ thông tin và thành tựu

của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 trong xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh. Các giải pháp được đưa ra cụ thể: Đầu tư cho việc chuyển đổi số trong việc thống kê, lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến du lịch của tỉnh (ảnh, video clip, các tài liệu giới thiệu điểm đến, các ấn phẩm điện tử, cơ sở dữ liệu về thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế…), kết nối cơ sở dữ liệu du lịch với các điểm đến du lịch cụ thể trong địa bàn của tỉnh; Xây dựng cổng thông tin điện tử xúc tiến du lịch của Cao Bằng một cách chuyên nghiệp, hiện đại với các ngôn ngữ tiếng Việt và các ngôn ngữ hướng tới các thị trường mục tiêu nước ngoài (trước mắt là tiếng Anh và tiếng Trung); Cổng thơng tin sẽ cung cấp và cập nhật thường xun tồn bộ các hình ảnh, sản phẩm, điểm đến, các trải nghiệm du lịch hấp dẫn của Cao Bằng để khách tra cứu thông tin và tạo cảm hứng trước chuyến đi; Các thông tin trên website cổng thông tin xúc tiến du lịch có thể là kho dữ liệu để xây dựng ứng dụng xúc tiến du lịch cho các thiết bị di động (mobil app) về du lịch của địa phương; Thiết lập các tài khoản mạng xã hội và tăng cường quảng bá trên các mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới như facebook, youtube, Instagram, zalo…thu hút lượng người theo dõi thường xuyên về du lịch Cao Bằng trên các mạng xã hội; thường xuyên tổ chức các chiến dịch quảng bá, các mini game, các cuộc thi ảnh, clip về các điểm đến của Cao Bằng cho khách du lịch tham gia và tạo cảm hứng cho các chuyến đi trong tương lai.

*Tăng cường các hoạt động marketing truyền thống

Với mục tiêu tiếp tục khai thác các lợi thế của hoạt động marketing truyền thống để quảng bá cho du lịch Cao Bằng. Có thể đưa ra một số giải pháp: Thường xuyên tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để tiếp cận thị trường và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ của địa phương kết nối với các doanh nghiệp ở các thị trường nguồn gửi khách lớn.

* Triển khai các chiến dịch, các sự kiện, các chương trình xúc tiến du lịch đặc biệt của tỉnh

Để thu hút sự quan tâm của truyền thông, cộng đồng mạng du lịch, tạo ra các hiệu ứng tích cực về du lịch Cao Bằng, kích thích quyết định đi du lịch hoặc tham gia sự kiện, cần thực hiện một số giải pháp: Phối hợp với các đơn vị truyền thông,các công ty tổ chức sự kiện lớn tổ chức các lễ hội

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Trang 51)