NHIỆM VỤ CỦA CÔNG NGHỆ LẮP RÁP

Một phần của tài liệu Thiết kế thiết bị nghiền phục vụ cho việc chế biến mặt hàng surimi đông lạnh trong các xí nghiệp chế biến thủy sản (Trang 92 - 97)

L ời nói đầu

5.2.NHIỆM VỤ CỦA CÔNG NGHỆ LẮP RÁP

Nhiệm vụ của công nghệ lắp ráp là căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật đã thể hiện trên bản vẽ lắp sản phẩm mà thiết lập nên quy trình công nghệ lắp ráp hợp lý, tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật lắp ráp và hình thức tổ chức lắp ráp nhằm thỏa mãn 2 yêu cầu:

- Đảm bảo tính năng kỹ thuật của sản phẩm theo yêu cầu nghiệm thu. - Nâng cao năng suất lắp ráp, hạ giá thành sản phẩm.

Đểđạt được hai yêu cầu trên cần phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:

a/ Nghiên cứu kỹ yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phân biệt được độ chính xác của các mối lắp và đặc tính làm việc của chúng nhằm đảm bảo quá trình lắp có sai lệch không quá giới hạn cho phép.

b/ Thực hiện quá trình công nghệ lắp ráp theo một trình tự hợp lý thông qua việc thiết kế sơđồ lắp.

c/ Nắm vững các biện pháp công nghệ lắp ráp, nhằm giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lắp ráp.

5.3 HƯỚNG DẪN LẮP RÁP.

Bước 1: Trước khi đưa vào lắp, các chi tiết phải được rửa sạch các chất bẩn, vết dầu mỡ bằng nhiều phương pháp khác nhau như: làm sạch cơ khí hoặc làm sạch bằng thổi khí nén…Sau đó chúng ta cần phải nguội sửa lắp chúng nhằm khắc phục và hạn chế bớt sai số gia công để đảm bảo chất lượng yêu cầu lắp ráp. Tuy nhiên nó làm cho năng suất lắp ráp giảm đáng kể.

Bước 2: Bước tiếp theo ta tiến hành lắp các mối ghép cốđịnh tháo được: + Lắp mặt bích của ống xylanh với đĩa sàng bằng các mối ghép ren.

+ Lắp các ổ bi vào trục vít bằng kiểu lắp H7/k6 và sau đó ta tiếp tục lắp dao cắt sau khi lắp xong ta tiến hành lắp trục vít vào ống xylanh.

+ Tiếp theo ta tiến hành lắp nắp ổ.

+ Sau đó ta lắp bánh đai vào trục vít bằng mối ghép then và dùng đai ốc siết chặt nhằm hạn chế sự dịch chuyển của bánh đai theo chiều trục.

Bước 3: Lắp bộ phận cấp liệu vào ống xylanh. Bước 4: Lắp động cơ.

Bước 5: Tổng kiểm tra. 5.4 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG.

Sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp để có thểđưa vào sử dụng thì trước hết chúng ta cần phải vệ sinh lau chùi máy và cho chạy thử nhằm khắc phục một số sự cố có thể xảy ra và để cho máy trở nên hoàn thiện hơn.

Trước hết chúng ta bật động cơ rồi cho nguyên liệu surimi vào cửa nạp liệu, nguyên liệu dần dần đi từ từ vào trục vít và nằm trên các rãnh vít, động cơ làm cho trục vít quay thông qua bộ truyền động bánh đai, khi trục vít quay thì làm cho nguyên liệu nằm trên các rãnh vít được di chuyển dọc trục vít trong ống xylanh và khi đó nguyên liệu sẽ bị nghiền nhỏ thông qua các khe hở nhỏ giữa bề mặt trục vít và thành trong ống xylanh. Sau khi nguyên liệu được nghiền nhỏ và di chuyển tới đầu trục vít dao cắt sẽ cắt chúng thành những mảng nhỏ rồi được đưa ra ngoài thông

qua các lỗ nhỏ của đĩa sàng. Sau khi làm việc xong ta tiến hành lau chùi và vệ sinh máy.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN. 6.1 KT LUN.

Qua việc tính toán thiết kế và tham khảo một số tài liệu về máy nghiền thức ăn. Tôi đã rút ra một số kết luận sau:

Đối với một số máy nghiền thức ăn kiểu vít tải thì các chi tiết không yêu cầu độ chính xác cao.

Kết cấu máy đơn giản, các chi tiết được thiết kế gọn nhẹ phù hợp với phạm vi đề tài đặt ra, lắp đặt dễ dàng, dễ vận hành, sửa chữa và bảo trì với độ an toàn cao.

Một số thông số được lựa chọn theo kinh nghiệm, một số chi tiết đã được tiêu chuẩn hóa.

Quá trình vận hành máy đơn giản, không đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân cao.

Máy phải được lau chùi sạch sẽđể đảm bảo vệ sinh. Nhược điểm: Khâu vệ sinh máy còn gặp khó khăn.

6.2 ĐỀ XUT Ý KIN.

Từ những tính toán thiết kế nêu trên, các chi tiết lắp ráp cho máy chi phí không cao, do đó giá thành máy thấp. Ngoài ra cách sử dụng và vận hành máy cũng đơn giản, dễ dàng. Do vậy, mà thiết bị này có thểứng dụng phổ biến cho các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản đặc biệt là mặt hàng surimi đông lạnh.

Để giảm sức lao động cho người công nhân và khả năng hoàn thiện thiết bị từ khâu sơ chế ban đầu đến khâu đóng gói. Tôi đã đưa ra phương án là tự động hóa quá trình sản xuất từ khâu nghiền đến khâu chế biến bằng cách thiết kế thêm bộ truyền băng tải.

Ngoài ra, ta cũng có thể thay bộ truyền đai bằng bộ truyền hộp giảm tốc để giảm mặt bằng lắp máy và mômen uốn cho vít nhưng quá trình vận hành ồn, giá thành cao.

Trong quá trình thực hiện đề tài với tính chất phức tạp khi tính toán các thông số động học của máy không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy để đề tài có tính thiết thực hơn thì các sinh viên phải được tiếp cận trực tiếp với thực tế để có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIU THAM KHO

1. Hồ Lê Viên.

Các máy gia công vt liu rn và do. (Tp 1,2).

NXB KH & KT, Hà Nội, 2003. 2. PTS.TS Phạm Hùng Thắng

Giáo trình hướng dn thiết kếđồ án môn hc chi tiết máy.

NXBNN, Tp. HCM, 1995.

3. A.Ia Xokolov, Nguyễn Trọng Thể (dịch).

Cơ s thiết kế máy sn xut thc phm.

NXB KH & KT, Hà Nội, 1976. 4. Nguyễn Trọng Hiệp

Giáo trình môn hc chi tiết máy. (Tp 1,2).

NXBGD.

5. Đặng Văn Nghìn, Thái Thị Thu Hà. Công ngh chế to chi tiết máy.

Trường ĐHBK Tp. HCM, 1992.

6. PGS.TS Trần Văn Địch, Th.S Nguyễn Thanh Mai. Sổ tay gia công cơ.

NXB KH & KT.

7. Lê Trung Thực, Đặng Văn Nghìn.

Hướng dn thiết kếđồ án môn hc công ngh chế to máy.

Trường ĐHBK Tp. HCM, 1992.

8. Nguyễn Đắc Lộc, Ninh Đức Tốn. S tay công ngh chế to máy (tp 1,2,).

NXB KH & KT.

9. Nguyễn Ngọc Anh, Phan Đình Thuyên, Nguyễn Ngọc Thư, Hà Văn Vui.

S tay công ngh chế to máy tp ,3

NXB KH & KT, Hà Nội, 1979. 10. Nguyễn Hữu Thủy – 44CT

Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế kỹ thuật máy ép viên thức ăn cho Đà Điểu phục vụ chăn nuôi Đà Điểu thương phẩm ở Khánh Hòa, năng suất 150 kg/h. 11. Ts. Nguyễn Như Nam, Ts. Trần Thị Thanh.

Máy gia công cơ hc nông sn thc phm.

NXB Giáo Dục, 2000.

12. Nguyễn Ngọc Đào, Hồ Viết Bình, Trần Thế Sơn.

Chếđộ ct gia công cơ khí.

Một phần của tài liệu Thiết kế thiết bị nghiền phục vụ cho việc chế biến mặt hàng surimi đông lạnh trong các xí nghiệp chế biến thủy sản (Trang 92 - 97)