CủA CHíNH QUYềN CấP Xã Và CHứC TRáCH, NHIệM Vụ CủA CáN Bộ, CÔNG CHứC CấP Xã

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xã (Tập 1): Phần 1 - NXB Tư pháp (Trang 52 - 87)

NHIệM Vụ CủA CáN Bộ, CÔNG CHứC CấP Xã

I. Vị TRí, VAI TRị CủA CHíNH QUYềN CấP Xã

1. Vị trí của chính quyền cấp xã

Theo Điều 118 Hiến pháp năm 1992, hệ thống tổ chức hành chính - lãnh thổ nước ta gồm bốn cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và cấp xã (bao gồm các xã, phường và thị trấn). Trong hệ thống tổ chức hành chính bốn cấp này, chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất, gần dân nhất. Chính vì vậy, chính quyền cấp xã có vị trí, vai trị rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, đồng thời là yếu tố chi phối đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng dân cư và của toàn thể người dân trong địa bàn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chính quyền cấp xã ở Việt Nam gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Hội đồng nhân dân được xác định là “cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân cấp xã, do nhân dân cấp xã bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước cấp trên” (Điều 119 Hiến pháp năm 1992). Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm

sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của cấp xã. Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức chính quyền cấp xã kiểu mới, là cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ - được coi là một bộ phận quyền lực hợp thành quyền lực nhà nước chung của toàn quốc. Với phương thức hoạt động chính là các kỳ họp, Hội đồng nhân dân có quyền ra nghị quyết về những vấn đề của cấp xã và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác ở cấp xã trong việc tuân theo pháp luật.

Uỷ ban nhân dân “do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp” (Điều 123 Hiến pháp năm 1992). Với vị trí là cơ quan “chấp hành” của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã, có trách nhiệm chính trong việc tổ chức thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, các quyết định, chỉ thị và các văn bản pháp luật của cấp trên tại cấp xã.

2. Vai trị của chính quyền cấp xã

Chính quyền cấp xã gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, là một bộ phận của hệ thống chính quyền ba cấp. So với chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện thì chính quyền cấp xã có những điểm đặc thù như sau:

Thứ nhất, chính quyền cấp xã là chính quyền gần dân nhất, nên nó có những ưu thế nhất định so với chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện; cụ thể là, Chính quyền cấp xã:

- Trực tiếp và kịp thời nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, thái độ của họ đối với Nhà nước; nắm bắt được tình hình,

những biến đổi về mặt kinh tế - xã hội và dân cư trên địa bàn. - Trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có thuận lợi trong việc đề ra những quyết định quản lý chính xác, có tính khả thi cao, sát hợp với tình hình thực tiễn; trực tiếp giải quyết các công việc của người dân.

- Trực tiếp tổ chức để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân, chăm lo đời sống cộng đồng; đồng thời, chính quyền cấp xã chịu sự giám sát trực tiếp của nhân dân.

Thứ hai, hoạt động quản lý của chính quyền cấp xã ln có sự kết hợp giữa tính chất tự quản cộng đồng với tính chất cơng quyền của Nhà nước, giữa chế độ dân chủ đại diện với chế độ dân chủ trực tiếp. Vì vậy, mà nó có khả năng:

- Phát huy cao độ quyền làm chủ, tính sáng tạo của cộng đồng dân cư ở cấp xã trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của làng xã, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.

- Góp phần hồn thiện cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân, tăng cường được trách nhiệm của chính quyền trong việc thực thi quyền lực do nhân dân uỷ nhiệm.

- Có khả năng tốt nhất trong việc thực hiện những chức năng xã hội, trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, làm cho việc quản lý từ chỗ do chính quyền đại diện nhân dân thực hiện đến chỗ do chính nhân dân thực hiện.

Thứ ba, tuy có những ưu thế nhất định so với chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện, nhưng với vị trí là cấp chính quyền thấp nhất, chính quyền cấp xã phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong điều kiện đổi mới hiện này, cụ thể là:

- Sự tác động của các yếu tố truyền thống, lịch sử, nhất là của những tập quán lỗi thời, bệnh cục bộ “phép vua thua lệ làng”, cách ứng xử trọng tình hơn lý đã gây nhiều khó khăn cho việc điều hành thực thi pháp luật của chính quyền.

- Sự tách biệt về những lợi ích và phúc lợi cơng cộng (như mỗi xã có cánh đồng riêng, có bãi chăn thả trâu bị riêng, có trường học, trạm xá, thư viện riêng…) đã làm cho giữa các xã, giữa chính quyền các xã có sự biệt lập với nhau, và do đó rất khó khăn cho việc phối hợp thực hiện những công việc liên quan đến nhiều xã.

- Cư dân trong xã được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ theo huyết thống, dịng tộc, tình làng nghĩa xóm... nên rất dễ ảnh hưởng và chi phối đến tính chất đại diện cơng quyền của chính quyền xã, đến việc thực thi dân chủ, nhất là thực thi dân chủ theo phương thức trực tiếp.

- Dưới tác động của kinh tế thị trường, của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và của q trình đơ thị hố mạnh mẽ đã dẫn tới tình trạng lao động nơng nghiệp dư thừa, cư dân biến động mạnh, xảy ra tệ nạn xã hội, môi trường sinh thái bị đe dọa, truyền thống văn hóa làng xã bị mai một. Trong bối cảnh đó, chính quyền cấp xã gặp khơng ít khó khăn về quản lý, nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng không đủ thẩm quyền.

Với những điểm đặc thù trên, chính quyền cấp xã có vai trị quan trọng trong công tác quản lý nhà nước trên các mặt của đời sống xã hội.

II. Tổ CHứC Và HOạT ĐộNG CủA CHíNH QUYềN CấP Xã

1. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã 1.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã

đồng nhân dân. Đây là những đại biểu do nhân dân trong xã, phường, thị trấn bầu ra theo ngun tắc phổ thơng bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, vận động nhân dân và gương mẫu thực hiện chính sách, pháp luật; động viên nhân dân tham gia các hoạt động quản lý nhà nước. Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có duy nhất một bộ phận, đó là Thường trực Hội đồng nhân dân (khác với cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, là những cơ quan có các ban chun mơn).

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân cấp này giữa hai kỳ họp; do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong số đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, theo thể thức: bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của chủ tọa kỳ họp, bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền ứng cử và đề cử người khác vào các chức vụ đó. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Kết quả bầu cử phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; trong khi chờ phê chuẩn, những người được bầu giữ các chức vụ trên được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi bầu.

Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, bao gồm cả nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, là 5 năm theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã không được giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục.

1.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã

Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân, đó là hội nghị định kỳ gồm các phiên họp của toàn thể các đại biểu Hội đồng nhân dân để bàn bạc và quyết định những vấn đề của cấp xã được nêu ra trong chương trình nghị sự. Thơng qua kỳ họp, ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong xã, phường, thị trấn được chuyển thành quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp xã. Tại kỳ họp còn quyết định các biện pháp để thi hành quyết định, chỉ thị, pháp luật của Nhà nước ở cấp xã, thực hiện quyền giám sát việc thực hiện nghị quyết và hoạt động của các cơ quan trực thuộc Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khác ở cấp xã.

Theo quy định của pháp luật, kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Ngoài những kỳ họp thường lệ, có thể tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu.

Kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp triệu tập. Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân cấp xã do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập và chủ tọa cho đến khi bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa mới; trường hợp khuyết Chủ tịch thì Phó Chủ tịch triệu tập và chủ tọa; nếu khuyết cả hai thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện chỉ định triệu tập viên để triệu tập và chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã. Kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã được tiến hành (được coi là hợp lệ) khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự.

Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung của kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã. 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã, Thường trực Hội đồng nhân dân họp với Uỷ ban nhân dân quyết định chương trình và các vấn đề sẽ bàn tại kỳ họp. Các báo

cáo, đề án và các vấn đề sẽ bàn trong kỳ họp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng với Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị.

Hội đồng nhân dân họp công khai. Khi cần thiết, theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp hoặc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp, Hội đồng nhân dân quyết định họp kín.

Ngày họp, nơi họp và dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã phải được thông báo cho nhân dân trong xã biết chậm nhất là 05 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp. Tài liệu cần thiết của kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân trước ngày khai mạc kỳ họp. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện được bầu ra ở xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội nơng dân, Bí thư Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh và đại biểu cử tri được mời tham dự kỳ họp, được phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.

Tại mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân có thể có nhiều nội dung khác nhau, phụ thuộc vào tính chất của mỗi kỳ họp và yêu cầu công việc. Tuy nhiên, thông thường tại kỳ họp đầu tiên chủ yếu là bàn về cơng tác tổ chức, xây dựng chính quyền xã; tại kỳ họp đầu năm tập trung thảo luận và quyết định kế hoạch và dự tốn ngân sách, chương trình hoạt động trong năm, quyết định các vấn đề thiết thực về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phịng v.v... trên địa bàn xã, phường, thị trấn; tại kỳ họp cuối năm thảo luận về báo cáo kiểm điểm công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân kiểm điểm hoạt động trong cả nhiệm kỳ của mình.

Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã, chủ tọa kỳ họp có nhiệm vụ điều khiển các phiên họp theo chương trình đã được Hội đồng nhân dân thơng qua, tổ chức thảo luận, lấy biểu quyết về các vấn

đề được nêu, xem xét lại các nghị quyết và biên bản trước khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực.

Một nội dung quan trọng của các kỳ họp Hội đồng nhân dân là thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Chất vấn là hình thức quan trọng để Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; chất vấn có thể được thực hiện bằng miệng hoặc bằng viết văn bản. Người bị chất vấn phải nghiêm túc trả lời chất vấn ngay tại kỳ họp; trường hợp cần điều tra thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau; nếu đại biểu chưa thỏa mãn với nội dung trả lời có thể đề nghị Hội đồng nhân dân thảo luận và khi cần thiết Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của người bị chất vấn. Chất vấn cũng có thể được đại biểu nêu ra trong thời gian giữa hai kỳ họp; trong trường hợp này, đại biểu gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến người bị chất vấn.

Các quyết định của Hội đồng nhân dân cấp xã được thông qua dưới hình thức nghị quyết; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã được thơng qua khi có q nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tán thành; đối với việc bãi miễn đại biểu phải có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán thành. Nội dung nghị quyết phải chỉ ra chủ trương, biện pháp, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện nghị quyết đó. Nghị quyết Hội đồng nhân dân phải được gửi đến các cơ quan hữu quan để thực hiện, đồng thời được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, chuyển lên chính quyền cấp trên để theo dõi và giám sát. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân cịn ra nghị quyết để thơng qua (ban hành) các văn bản pháp quy cấp xã như các “Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân”, “Quy chế xây dựng làng văn hóa” v.v...

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã có hiệu lực ngay sau khi được thông qua hoặc sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn (nghị

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xã (Tập 1): Phần 1 - NXB Tư pháp (Trang 52 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)