CƠ CHế HOạT ĐộNG CủA Hệ THốNG CHíNH TRị ở CƠ Sở

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xã (Tập 1): Phần 1 - NXB Tư pháp (Trang 87 - 108)

Hệ THốNG CHíNH TRị ở CƠ Sở

I. MộT Số VấN Đề CHUNG

1. Đặc điểm của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở ở Việt Nam, tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn là những thiết chế (bộ phận) hợp thành của hệ thống chính trị ở cơ sở (xem sơ đồ trang 91). Các thiết chế này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Từ góc độ đó, cho thấy các thiết chế nêu trên có những đặc điểm chính sau đây:

- Các thiết chế này là chủ thể ban hành những chủ trương, biện pháp cụ thể thực hiện ở địa phương. Đó là các chủ thể có tư cách pháp lý, có bộ máy và khả năng thực hiện nhiệm vụ;

- Các thiết chế này có tính hợp pháp, tức là việc thiết lập các thiết chế đó và hoạt động của chúng được thực hiện trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, pháp luật hoặc được Nhà nước và xã hội thừa nhận;

- Các thiết chế này có chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực nhà nước, tức là trực tiếp hoạch định hoặc tham gia vào việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt các thiết chế trong hệ thống chính trị với các thiết chế khác ở cơ sở có chức năng đa

dạng về kinh tế, xã hội, như hợp tác xã, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ, tổ hợp tác v.v…;

- Các thiết chế này có quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau và hợp thành một hệ thống, một chỉnh thể. Trong các thiết chế đó, có một thiết chế giữ vai trò nòng cốt, là hạt nhân lãnh đạo cả hệ thống hoạt động theo mục tiêu, phương hướng xác định, đó chính là tổ chức đảng.

H14. Hệ thống chính trị ở cơ sở

2. Vị trí, vai trị của tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội

Để làm rõ cơ chế phối hợp giữa tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, chúng ta cần nhận thức rõ vị trí, vai trị của từng thiết chế đó.

2.1. Vị trí, vai trị của tổ chức đảng ở cơ sở

Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những thiết chế cấu thành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thiết chế đứng ở vị trí trung tâm. Đảng là “đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng

Tổ chức đảng

nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Với vị trí là đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trị lãnh đạo đối với tồn bộ hoạt động của Nhà nước và của xã hội.

Đảng được rèn luyện và trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của dân tộc, chính vì vậy mà có khả năng tổ chức và lãnh đạo Nhà nước và nhân dân ta hoàn thành nhiệm vụ, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đảng lãnh đạo toàn xã hội nhưng chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Mọi hoạt động của Đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Điều 4 Hiến pháp năm 1992).

2.2. Vị trí, vai trị của chính quyền cơ sở

Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Nó có vị trí, vai trị khác với vị trí, vai trị của Đảng, cũng như của các tổ chức chính trị - xã hội. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức”; và Điều 3 Hiến pháp năm 1992 đã xác định nhà nước có trách nhiệm: “bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.

Chính quyền cơ sở là một bộ phận trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ở cấp hành chính thấp nhất, gần dân nhất. Chính quyền cơ sở bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, trong đó: Hội đồng nhân dân được xác định là

“cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” (Điều 119 Hiến pháp năm 1992); Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, được xác định là: “cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp” (Điều 123 Hiến pháp năm 1992).

Với vị trí là bộ phận gần dân nhất trong bộ máy nhà nước, chính quyền cơ sở có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương; trực tiếp giải quyết các công việc và chăm lo đời sống của người dân; trực tiếp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân và tổ chức để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơng dân. Hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở ln có sự kết hợp giữa tính chất tự quản cộng đồng với tính chất công quyền của Nhà nước, giữa chế độ dân chủ đại diện với chế độ dân chủ trực tiếp. Tuy nhiên, trong hoạt động của mình, chính quyền cơ sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của tổ chức đảng ở cơ sở; đồng thời, cũng phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội.

2.3. Vị trí, vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội

ở cơ sở, ngồi tổ chức đảng và chính quyền, cịn có các tổ chức chính trị - xã hội, bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị ở cơ sở. Các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ mới, bảo đảm bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong hoạt động của mình, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở cũng chịu sự lãnh đạo của tổ chức đảng và phối hợp với

chính quyền cùng cấp. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào cơng việc của chính quyền, cịn được thực hiện thơng qua việc các tổ chức này giới thiệu người của mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và khi đã trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân thì có điều kiện nói lên tiếng nói của tổ chức mình trong Hội đồng nhân dân.

Các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở gồm có: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân và Hội Cựu chiến binh.

a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một thiết chế có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị của nước ta. Được thành lập năm 1955 mà tiền thân là Hội phản đế, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được ghi nhận tại Điều 9 Hiến pháp năm 1992. Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là “tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài”; “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân…”.Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn bám sát các nhiệm vụ xây dựng đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Được tổ chức ở tất cả các cấp đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương, trong đó có cả ở cấp cơ sở, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có khả năng tập hợp rộng rãi các tổ chức, các lực lượng, các cá nhân cùng theo đuổi một mục đích, có chung một lý tưởng là phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn là cầu nối quan trọng giữa nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội với Đảng và Nhà nước; là tổ chức luôn sát cánh cùng các bộ phận khác của hệ thống chính trị trong q trình bảo đảm

mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Mục tiêu hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Nhà nước. Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tập thể, cá nhân độc lập với nhau về mặt tổ chức, bình đẳng về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ trong mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và chủ động phối hợp.

Trong mối quan hệ với tổ chức đảng, Đảng lãnh đạo Mặt trận song đồng thời cũng là một thành viên của Mặt trận. Thông qua Mặt trận, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp hiệp thương dân chủ, thống nhất mọi hành động vì mục tiêu của đất nước, dân tộc.

Trong mối quan hệ với chính quyền, nếu như Mặt trận là liên minh chính trị của tồn dân thì Nhà nước là cơng cụ của liên minh đó. Nhà nước khơng nằm trong Mặt trận, mà có mối quan hệ bình đẳng, hợp tác và cộng đồng trách nhiệm. Nhà nước có cơ sở chính trị - xã hội là Mặt trận. Mặt trận có vai trị quan trọng trong q trình hiệp thương lựa chọn những cá nhân tiêu biểu, ưu tú để giới thiệu vào bộ máy nhà nước.

Mặt trận phối hợp hành động với các tổ chức đảng và chính quyền, tham gia xây dựng và thi hành các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang góp phần quan trọng trong sự vận hành của hệ thống chính trị cũng như trong đời sống xã hội, đặc biệt là qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, giúp đỡ người nghèo, đền ơn đáp nghĩa… và các cuộc vận động khác.

b) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Thanh niên là một tầng lớp trẻ, một lực lượng đông đảo trong dân cư, với các đặc điểm: khoẻ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; do đó họ là một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam ln đánh giá cao vai trị của thanh niên, phát huy

tối đa vai trị đó. Tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26.3.1931, nhằm đáp ứng yêu cầu tập hợp, giáo dục và phát huy vai trò của lực lượng thanh niên; được tổ chức ở tất cả các cấp hành chính từ trung ương tới cơ sở.

Đồn Thanh niên, với các hoạt động của mình, có vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và giáo dục truyền thống cho thanh niên, khơi dậy trong họ tình yêu quê hương, đất nước, lịng tự hào dân tộc; qua đó tạo ra ý thức say mê học tập và rèn luyện để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, Đồn Thanh niên cịn tổ chức vận động, tổ chức thực hiện các phong trào thu hút thanh niên như: “thanh niên lập nghiệp”, “tuổi trẻ giữ nước” v.v...; qua đó tạo cơ sở xã hội vững chắc cho Đảng và Nhà nước.

Đồn Thanh niên được ví như cánh tay phải của Đảng. Đây là nơi tạo nguồn, cung cấp những cá nhân ưu tú, tiêu biểu để bổ sung vào đội ngũ của Đảng. Đồn Thanh niên cịn là đội tiên phong trong các phong trào thực hiện Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồn Thanh niên chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, đồng thời cũng phải tuân thủ chính sách và pháp luật của Nhà nước.

c) Hội Nông dân Việt Nam

Nông dân chiếm gần 80% dân số cả nước, là đội quân chủ lực trong các cuộc cách mạng. Lịch sử cho thấy, nơng dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, có ý thức cộng đồng cao, coi trọng đạo đức và có lịng nhân ái.

Ngày 14.10.1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Nông hội đỏ - tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam - được thành lập. Đây là cầu nối quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng đến với nơng dân và tổ chức, động viên nông dân thực hiện đường lối đó. Mặt khác, đây cũng là tổ chức đại diện cho lợi ích chính đáng của giai cấp nơng dân Việt Nam, phản ánh

tâm tư, nguyện vọng của nông dân đối với Đảng và Nhà nước. Từ một tổ chức chỉ có ở cấp cơ sở và cấp huyện, Hội Nơng dân Việt Nam đã trở thành một tổ chức chính trị - xã hội có tính chất tồn quốc (từ năm 1949). Đến nay, ở tất cả các cấp đơn vị hành chính từ trung ương đến cơ sở đều thành lập tổ chức Hội Nông dân Việt Nam.

Hội Nơng dân Việt Nam đóng vai trị nịng cốt trong các phong trào nơng dân. Đây chính là cơ sở để Hội làm tốt cơng tác tuyên truyền, giáo dục và phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống yêu nước và cách mạng, vai trò làm chủ của giai cấp nông dân; làm dấy lên phong trào thi đua yêu nước, phát huy các thế mạnh, tiềm năng để tăng cường sản xuất, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hợp tác hố và dân chủ hố trong nơng nghiệp và nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

d) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập ngày 20.10.1930, là tổ chức của toàn bộ phụ nữ Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc cũng như địa vị xã hội. Là một thiết chế trong hệ thống chính trị, Hội Phụ nữ tổ chức, giáo dục cho phụ nữ Việt Nam về truyền thống, về vị trí, vai trị của phụ nữ trong xã hội; đồng thời, là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Hội có vai trị quan trọng trong việc tập hợp, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ tham gia các hoạt động thực tiễn để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho chính họ và trẻ em. Hội Phụ nữ còn tham gia nghiên cứu, xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, tham gia quản lý nhà nước... Cũng như mọi tổ chức chính trị - xã hội khác, các hoạt động của Hội phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

đ) Hội Cựu chiến binh

những người lính được tơi luyện trong đấu tranh cách mạng và trong cuộc sống, nay trở lại địa phương tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Họ là những người có ý thức kỷ luật cao, kiên định, sẵn sàng đấu tranh chống lại các tiêu

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xã (Tập 1): Phần 1 - NXB Tư pháp (Trang 87 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)