+ Khái niệm: là phương pháp tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý bằng các
chính sách và đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng, thuế, …
+ Đặc điểm
● Tác động lên đối tượng quản lý khơng bằng sự cưỡng chế hành chính, mà đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế và những phương tiện vật chất có thể huy động được để thực hiện nhiệm vụ với lợi ích thiết thực phù hợp với lợi ích chung của doanh nghiệp và xã hội. Do đó, các phương pháp đó tác động nhạy bén, linh hoạt và phát huy được tính tự nguyện, chủ động, sáng tạo của người lao động, đồng thời nâng cao trách nhiệm, ý thức kỷ luật tự giác của họ.
● Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành động. Lợi ích vật chất là công cụ hữu hiệu để tác động lên đối tượng để tạo ra trong họ những động lực cần thiết cho cơng việc. Thể hiện qua thu nhập chính là đồng lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng của mỗi người, phù hợp với mức đóng góp của mình.
● Phương pháp kết hợp hài hịa lợi ích giữa các bên, mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
+ Ưu điểm:
Đặt mỗi người vào điều kiện tự mình quyết định làm việc như thế nào là có lợi ích nhất cho mình và cho tổ chức. Lao động, làm việc càng hiệu quả thì lợi ích vật chất nhận về càng nhiều. Phương pháp kinh tế có thể giúp cho người ta thốt khỏi cơ chế, giấy tờ, thủ tục của chủ nghĩa quan liêu và những rắc rối trong thể chết tình cảm xã hội. Với các phương pháp kinh tế, người quản lý giảm được nhiều việc điều hành, đôn đốc, kiểm tra chi li, sự vụ để tập trung vào việc cơ bản.
+ Nhược điểm:
● Nếu lạm dụng dễ dẫn con người đến chỗ chỉ nghĩ đến lợi ích vật chất, thậm chí lệ thuộc vào vật chất lao động thiếu tính tự giác. Mục tiêu duy nhất của con người là vì lợi ích vật chất qn đi mục tiêu khác tốt đẹp của con người, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo lý, tình cảm có thể dẫn đến hành vi phạm pháp. Động lực từ lợi ích cá nhân của mỗi người nếu khơng định hướng và kiểm sốt, nó sẽ dẫn người ta đến chỗ làm ăn phi pháp. Người lãnh đạo chỉ chú tâm vào phương pháp này dễ dẫn đến một phong cách “thực dụng” đặt người quản lý vào những tính tốn thiệt hơn dễ bị chi phối về tài lợi dễ dẫn đến có động cơ tham nhũng, phớt lờ những hình thức đạo lý, tình cảm, đạo đức quên đi nghĩa vụ xã hội cao cả và đẹp dễ. Mục tiêu phát triển nhân cách con người tồn diện mà khó thực hiện.
● Với ý nghĩa trên thì việc dùng phương pháp kinh tế là cơ bản và tất yếu, nhưng khơng phải là duy nhất và tồn bộ. Vì vậy bên cạnh phương pháp kinh tế người quản lý phải biết vận dụng và kết hợp một cách hợp lý sáng tạo khoa học phù hợp với từng tình huống quản lý cụ thể các phương pháp kể trên, không tuyệt đối và không xem nhẹ phương pháp nào.