Phân tích chi phí bán hàng giai đoạn 2006 – 2007

Một phần của tài liệu Luận văn: kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh pptx (Trang 52 - 66)

Bảng 4.6: Biến động chi phí bán hàng năm 2006, 2007

Đvt: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

2007/2006 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm)

Chi phí nhân công 3 1% 47 4% 44 1467%

Chi phí dụng cụ văn phòng 9 1% 9

Chi phí khấu hao TSCĐ 65 6% 65

Chi phí dịch vụ mua ngoài 316 99% 985 86% 669 212%

Chi phí bằng tiền khác 34 3% 34

Tổng chi phí bán hàng 319 100% 1.140 100% 821 257%

Doanh thu thuần 27.786 57.619 29.833 107%

Tỷ suất CPBH/DTT 1% 2%

Nguồn: Phòng kế toán.

Tổng chi phí bán hàng năm 2007 tăng 257% so với năm 2006. Nguyên nhân là do:

Năm 2006: một số bộ phận kinh doanh không hiệu quả, phân xưởng bê tông ngưng sản xuất nên nhu cầu về chi phí phục vụ cho bộ phận bán hàng không phát sinh nhiều, nhân viên bán hàng cũng cắt giảm bớt.

Năm 2007: chi phí bán hàng tăng ngoài sự gia tăng mạnh mẽ của chi phí nhân công và chi phí dịch vụ mua ngoài còn do sự phát sinh các khoản chi phí khác. Vì:

- Sản phẩm bán ra nhiều hơn nên lượng nhân viên phục vụ cho việc bán hàng tăng, tiền lương nhân viên cũng tăng do đó chi phí công nhân tăng mạnh.

- Trong năm, Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất xây dựng thêm cửa hàng kinh doanh ô tô, và phân xưởng sữa chữa xe cần phải mua thêm một số trang thiết bị đồ dùng văn phòng.

- Tình hình hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nên các khoản tiền chi cho điện thoại, tiếp khách cũng tăng.

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tốc độ tăng của chi phí bán hàng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho tỷ trọng chi phí bán hàng năm 2007 tăng cao hơn, nhưng khoản chi phí này chỉ chiếm phần nhỏ trong doanh thu bán hàng nên lợi nhuận của Công ty không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên khoản chi phí này tăng với tốc độ rất cao do đó Công ty cần phải có những chính sách kiểm soát tốt chi phí, xem xét mức độ hợp lý khi chi.

4.4.2.4. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2007 Bảng 4.7: Biến động chi phí quản lýdoanh nghiệp năm 2006, 2007

Đvt: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

2007/2006 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm)

Chi phí nhân viên quản lý 653 57% 1.209 56% 556 85%

Chi phí vật liệu quản lý 1 0% 4 0% 3 223%

Chi phí đồ dùng văn phòng 55 5% 98 5% 44 80%

Chi phí khấu hao TSCĐ 13 1% 19 1% 6 46%

Thuế, phí và lệ phí 74 7% 124 6% 50 67%

Chi phí dự phòng 21 2% 125 6% 104 499%

Chi phí dịch vụ mua ngoài 140 12% 105 5% -35 -25% Chi phí bằng tiền khác 185 16% 486 22% 301 163%

Tổng chi phí QLDN 1.141 100% 2.169 100% 1.028 90%

Doanh thu thuần 27.786 57.619 29.833 107% Tỷ suất chi phí QLDN/DTT 4,11% 3,76% Nguồn: Phòng kế toán.

Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng hơn năm 2006. Khoản gia tăng trong chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là do:

- Chi phí dự phòng dùng trợ cấp mất việc làm tăng.

- Chi phí vật liệu quản lý tăng do phải tu bổ sửa chữa các phòng ban.

- Sự gia tăng trong chi phí bằng tiền khác để chi cho việc tổ chức hội nghị, tiếp khách chuẩn bị cổ phần hóa công ty

- Chi phí nhân viên quản lý tăng do đơn giá tiền lương tăng.

Năm 2007 tốc độ tăng của chi phí quản lý chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu vì vậy tỷ trọng chi phí trên doanh thu giảm, góp phần nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên khoản chi phí này tăng với tốc độ tương đối cao Công ty cần phải xem xét lại, tránh sử dụng lãng phí các nguồn lực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của mình trong thời gian tới.

4.4.2.5. Phân tích chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác giai đoạn 2006 – 2007 2007

Bảng 4.8: Biến động chi phí HĐTC và chi phí khác năm 2006, 2007.

Đvt: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

2007/2006 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) Chi phí HĐTC 660 100% 1531 100% 871 132%

Chi phí lãi vay 556 84% 1351 88% 795 143%

Chi phí tài chính khác 104 16% 180 12% 76 73%

Chi phí khác 129 894 765 593%

Nguồn: Phòng kế toán.

- Chi phí hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là chi phí lãi vay chiếm trên 80%. Năm 2007 chi phí lãi vay tăng cao là do Công ty vay nhiều hơn, mức lãi suất đi vay cũng cao hơn năm trước. Điều này ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận toàn doanh nghiệp vì Công ty sử dụng chỉ số nợ cao.

- Mặc dù hoạt động khác không phải là nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp nhưng sự gia tăng quá lớn trong chi phí khác do thanh lý nhiều tài sản cố định sẽ làm cho lợi nhuận hoạt động khác bị giảm, lợi nhuận toàn Công ty cũng bị ảnh hưởng.

Tóm lại, tổng chi phí tại công ty qua 2 năm có xu hướng tăng sự gia tăng này chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu mua vào có giá cao nên giá vốn hàng bán cao. Do đó Công ty cần phải có chính sách thu mua và tồn trữ nguyên vật liệu hợp lý để có thể kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, tổng chi phí tăng còn do sự gia tăng quá lớn trong chi phí lãi vay. Đây cũng là nhân tố Công ty cần xem xét kỹ khi quyết định đi vay, làm sao cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả.

4.4.3. Phân tích lợi nhuận

4.4.3.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của Công ty

Bảng 4.9: phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2006, 2007

ĐVT: triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Các chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) 1. Lợi nhuận HĐBH 106 1.723 1.617 1.53% 2. Lợi nhuận HĐTC -397 -1.224 -827 208% 3. Lợi nhuận khác 94 35 -59 -63% Tổng lợi nhuận -197 534 731 371% Nguồn: Phòng kế toán.

Ta thấy sự gia tăng trong tổng lợi nhuận trước thuế là do sự gia tăng trong lợi nhuận bán hàng.

Năm 2006, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn lợi nhuận từ hoạt động bán hàng thấp nên không bù đắp khoản lỗ đắp hoạt động tài chính gây ra. Kết quả là trong năm 2006, Công ty hoạt động kinh doanh bị lỗ.

Năm 2007, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ổn định trở lại, doanh

thu tăng, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm, sự kiểm soát chặt chẽ của Ban lãnh đạo Công ty đã cắt giảm được các khoản chi phí không cần thiết góp phần nâng cao lợi nhuận bán hàng. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của lợi nhuận trước thuế thấp hơn so với lợi nhuận bán hàng vì thu nhập từ hoạt động tài chính không đủ bù đắp phần chi phí lãi vay ngày càng cao nên hoạt động tài chính bị lỗ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó sự giảm sút trong lợi nhuận khác cũng là nguyên nhân làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty.

Mặc dù, lợi nhuận đạt được không đáng kể so với doanh thu bỏ ra nhưng nhìn chung Công ty đã có kết quả kinh doanh rất khả quan hoạt động kinh doanh không còn bị lỗ như năm trước, lợi nhuận có xu hướng tăng cao.

4.4.3.2. Phân tích lãi gộp theo kết cấu từng nhóm hàng Bảng 4.10: Kết cấu lãi gộp theo từng nhóm hàng Bảng 4.10: Kết cấu lãi gộp theo từng nhóm hàng

ĐVT: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Lãi gộp Lãi gộp Nhóm hàng Số tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Thép, ô tô 953 61% 1.942 39% Trụ bê tông 567 36% 2.335 46%

Gia công cơ khí, Sơn tĩnh điện -183 -12% -41 -1%

Công trình điện, cầu GTNT 229 15% 796 16%

Cộng 1.566 100% 5.032 100%

Nguồn: Phòng kế toán.

Tình hình thực hiện lãi gộp trong 2 năm có những chuyển biến tích cực. Năm 2006, phần lãi gộp từ hoạt động bán hàng chủ yếu thu được từ việc kinh doanh thép, các nhóm hàng khác có sức tiêu thụ thấp nên phần lãi gộp mang lại không đáng kể. Năm 2007 lãi gộp tăng mạnh do việc kinh doanh các nhóm hàng có hiệu quả kinh tế hơn trước. Cụ thể:

- Nhóm hàng trụ bê tông có lãi gộp tăng cao hơn so với năm 2006, doanh thu năm 2007 chỉ chiếm 22% nhưng lại mang về nhiều lãi gộp nhất 46% so với các nhóm hàng khác. Do đó Công ty cần mở rộng phạm vi tiêu thụ, khai thác hết công suất để nâng cao doanh thu của nhóm hàng này, một khi doanh thu của nhóm hàng này được nâng lên cũng đồng nghĩa là lợi nhuận của Công ty được nâng lên đáng kể.

- Nhóm hàng thép, ô tô: mặc dù lãi gộp của nhóm hàng này năm sau có cao hơn năm trước nhưng xét về mặc tài chính thì việc kinh doanh nhóm hàng này có hiệu quả kinh tế kém hơn so với việc kinh doanh nhóm hàng trụ bê tôn. Đây là nhóm hàng có sức

cần chú ý hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn hàng cũng như có chính sách dự trữ hợp lý để kiểm soát tốt mức độ gia tăng của giá vốn hàng bán góp phần nâng cao lãi gộp.

- Nhóm hàng công trình điện, cầu giao thông nông thôn: lãi gộp tăng theo sự gia tăng của doanh thu. Tuy nhiên mức lãi gộp mang lại tương đối thấp (16%) mặc dù doanh thu có cao hơn so với doanh thu bán trụ bê tông. Trên thực tế việc kinh doanh nhiều nhóm hàng này sẽ nhanh chóng mang lại nhiều doanh thu cho đơn vị do trị giá mỗi công trình lớn nhưng bù lại giá vốn cho mỗi công trình lại cao và thời gian nghiệm thu chậm nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động giá cả vật tư. Do đó, khi tiến hành ký kết các hợp đồng xây dựng công ty nên cân nhắc kỹ lưỡng diễn biến giá cả vật tư trên thị trường để tránh bị động khi đang thi công, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị.

- Nhóm hàng gia công cơ khí, sơn tĩnh điện: mặc dù không mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nhưng nhìn chung trong năm 2007 việc kinh doanh nhóm hàng này đã có chiều hướng tiến triển tốt đẹp, doanh thu tăng lên và khoản lỗ đã giảm xuống. Đây là kết quả rất khả quan Công ty cần tiếp tục phát huy.

Như vậy, việc thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ đã làm cho doanh thu và lãi gộp của các mặt hàng đều tăng lên nhưng xét trên bình diện lợi ích kinh tế thì kết cấu tiêu thụ như vậy vẫn chưa phải là tốt.

4.4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp Bảng 4.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng Bảng 4.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Mức ảnh hưởng đến LNBH 1. Doanh thu 27.786 57.619 29.833 29.833 2. Giá vốn hàng bán 26.22 52.587 26.367 -26.367 3. Lãi gộp 1.566 5.032 3.466 3.466

Tỷ suất lãi gộp/doanh thu 5,64% 8,73% 3,10% -

4. Chi phí bán hàng 319 1.140 821 -821

5. Chi phí QLDN 1.141 2.169 1.028 -1.028

Tỷ suất chi phí/doanh thu 5,25% 5,74% 0,49% -

6. Lợi nhuận 106 1.723 1.617 1.617

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 0,38% 2,99% 2,61% -

Nguồn: Phòng kế toán.

Tổng lợi nhuận bán hàng của Công ty năm 2007 tăng cao hơn năm 2006, cụ thể là do mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

- Doanh thu năm 2007 tăng gấp đôi do sự gia tăng đột biến trong sức tiêu thụ của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại Công ty nên lợi nhuận bán hàng tăng gấp đôi đúng bằng tốc độ gia tăng của doanh thu.

- Sự gia tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào (do lạm phát), sản lượng tiêu thụ làm giá vốn hàng bán tăng nhưng tốc độ chậm hơn so với doanh thu vì vậy lãi gộp năm 2007 tăng lên. Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu cũng tăng.

- Ngoài ra lợi nhuận bán hàng cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi 2 yếu tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận bán hàng giảm do sự gia tăng của 2 khoản mục chi phí này. Tuy nhiên tỷ suất chi phí trên lợi nhuận thấp, mức biến động qua 2 năm không cao nên lợi nhuận bán hàng và tỷ suất lợi nhuận năm 2007 vẫn tăng cao hơn so với năm 2006.

Nhìn chung Công ty hoạt động có hiệu quả lợi nhuận bán hàng tăng lên và khoản lỗ hoạt động tài chính có xu hướng giảm. Sự biến động lợi nhuận của Công ty hiện nay chủ yếu là do sự biến động của lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Chi phí lãi vay cao do tình hình lạm phát cao như hiện nay là nguyên nhân khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của Công ty. Đây là thử thách đối với Ban lãnh đạo Công ty trong việc sử dụng nguồn vốn vay của mình sao cho có hiệu quả.

4.4.3.4. Phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Bảng 4.12: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%)

Lợi nhuận ròng -197 440 323,35%

Doanh thu thuần 27.785 57.619 107,37%

ROS (%) -0,71% 0,76% 1,47%

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty có khuynh hướng tăng. Cụ thể, năm 2006 tỷ suất này là -0,71% ( nguyên nhân là do trong năm 2006 phải ngưng sản xuất ở phân xưởng bê tông nhưng vẫn phải tính khấu hao máy móc thiết bị, giá vốn hàng bán lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu bán hàng 94,6% làm cho lãi gộp giảm xuống, lại phải bù đắp phần lỗ của hoạt động tài chính do doanh thu tài chính không trang trải được phần chi phí lãi vay quá lớn). Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận ròng so với doanh thu thuần đã tăng trở lại 0,76% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 0,76 đồng lợi nhuận ròng, tức là đã tăng thêm 1,47 đồng. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả hơn. Mặc dù vậy tỷ suất này qua 2 năm vẫn ở mức thấp do lợi nhuận bán hàng có tăng nhưng sự giảm sút trong lợi nhuận khác và khoản lỗ của hoạt động tài chính ngày càng nhiều làm cho lợi nhuận đạt được không đáng kể so với doanh thu bỏ ra. Do vậy trong những năm tiếp theo Công ty cần có những biện pháp để sử dụng hiệu quả các chi phí bỏ ra hoặc có chính sách cắt giảm các chi phí không cần thiết để nâng cao mức lợi nhuận lên.

b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.

Bảng 4.13: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%)

Doanh thu thuần 27.785 57.619 107,37%

Lợi nhuận ròng -197 440 323,35%

Tổng tài sản 32.328 41.126 27,21%

Số vòng quay TTS (vòng) 0,85 1,4 0,55

ROA (%) -0,61% 1,07% 1,68%

Nguồn: Phòng kế toán

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng từ -0,61% năm 2006 lên 1,07% năm 2007 tức là cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản năm 2007 tạo ra 1,07 đồng lợi nhuận tăng 1,68 đồng so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do số vòng quay tài sản tăng, lợi nhuận ròng cũng tăng lên. Điều này cho thấy Công ty đã bắt đầu khai thác tốt hiệu quả sử dụng tài sản của mình. Ngoài ra Công ty cũng cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa

Một phần của tài liệu Luận văn: kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh pptx (Trang 52 - 66)