Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính năm 2013

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sxkd, tình hình tài chính và tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty tnhh nhà nước mtv cơ khí duyên hải năm 2013 (Trang 28 - 59)

2.2.2.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Bảng phân tích ( bảng 2)

a, Đánh giá chung

Nhìn chung qua Bảng phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy hầu hết các chỉ tiêu ở kì nghiên cứu trong bảng phân tích đều biến động giảm so với kì gốc. Trong đó nhóm các chỉ tiêu biến động tăng chỉ gồm: Tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế,…Chỉ tiêu lợi nhuận gộp tăng nhiều nhất. Lợi nhuận gộp kì nghiên cứu tăng so với kì gốc một lượng là 4.956.736.906 (đồng). Còn lại là các chỉ tiêu biến động giảm là Chi phí bán hàng, chi phí khác, thu nhập khác,... Chi phí khác giảm nhiều nhất, cụ thể là giảm 579.217.124 (đồng) tương ứng giảm 97,05 % so với kì gốc.

Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty kì nghiên cứu tốt hơn so với kì gốc, công ty kinh doanh hiệu quả hơn thể hiện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đều tăng so với kì gốc.

b, Phân tích chi tiết

Qua bảng phân tích ta thấy:

Tổng doanh thu kì nghiên cứu tăng khá cao so với kì gốc. Tổng doanh thu là một trong những chỉ tiêu chủ yếu trong bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu kì nghiên cứu đạt 97.133.337.550 (đồng), kì gốc đạt 80.207.631.533 (đồng), tức là tăng 16.925.706.017 (đồng) tương ứng tăng tới 21,07 %. Các khoản giảm trừ ở kì nghiên cứu không phát sinh mà chỉ có ở kì gốc với 21.080.000 (đồng). Nguyên nhân là do trong kì nghiên cứu công ty kí kết được nhiều hợp đồng bán hàng của các công ty, doanh nghiệp lớn.

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ở kì nghiên cứu tăng so với kì gốc, cụ thể là ở kì nghiên cứu đạt 97.133.337.550 (đồng) so với kì gốc đạt 80.207.631.533 (đồng) tương ứng tăng 16.925.706.017 (đồng) tăng 21,1 % so với kì gốc. Biến động trên là do nguyên nhân: ở kì nghiên cứu không có khoản giảm trừ làm doanh thu tăng nhẹ.

Giá vốn kì nghiên cứu tăng khá cao so với kì gốc. Cụ thể giá vốn kì nghiên cứu đạt 90.074.322.545 (đồng), kì gốc đạt 78.105.353.434 (đồng), tức là tăng 11.968.969.111 (đồng), tương ứng tăng 15,32 %. Biến động tăng này chủ yếu do các

nguyên nhân: trong kì nghiên cứu công ty nhận được nhiều hợp đồng bán hàng hóa do đó làm tăng giá vốn.

Lợi nhuận gộp qua hai kỳ có xu hướng tăng mạnh nhất là 4.956.736.906 (đồng). Ta có lợi nhuận được xác định bằng doanh thu thuần về BH & CCDV trừ đi giá vốn hàng bán. Do doanh thu thuần và giá vốn đều tăng lên nên lợi nhuận gộp cũng tăng lên.

Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm, cụ thể kì nghiên cứu đạt 1.502.198.061 (đồng), kì gốc đạt 2.140.233.236 (đồng) tức là giảm 638.035.175 (đồng), tương ứng giảm 29,81 %. Nguyên nhân chủ yếu do: trong kì nghiên cứu các khoản thu từ lãi tiền gửi và lợi nhuận được chia từ đầu tư tài chính đều giảm.

Chi phí bán hàng kì nghiên cứu giảm mạnh, cụ thể là kì nghiên cứu đạt 210.150.677 (đồng), kì gốc đạt 789.765.781 (đồng),tức là giảm 579.615.104 (đồng) tương ứng giảm 73,39 %. Chi phí bán hàng có biến động giảm mạnh nhất. Biến động này là do trong năm công ty cắt giảm đại lý mà xuất tại xưởng cho đơn vị nào cần.

Chi phí quản lý doanh nghiệp kì nghiên cứu đạt 9.422.014.570 (đồng), kì gốc đạt 9.374.535.393 (đồng), tức là tăng 47.479.177 (đồng) tương ứng tăng 0,51 %. Cho thấy chi phí quản lý biến động tăng nhẹ. Biến động tăng này là do trong năm công ty tuyển thêm lao động bộ phận quản lý và tăng lương cho bộ phận này làm chi phí lương cho nhân viên quản lý tăng, ngoài ra chi phí dịch vụ mua ngoài như: giá một số loại thiết bị đồ dùng văn phòng, giá điện nước cũng đồng loạt tăng giá, chi phí khấu hao cũng tăng... làm tăng chi phí quản lý của công ty.

Các khoản chi phí trên tăng nhiều trong khi doanh thu giảm do vậy mà lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua hai kỳ có xu hướng giảm mạnh 81,92 % giảm tương ứng là 4.850.837.658 (đồng).

Chỉ tiêu thu nhập khác kì nghiên cứu đạt 1.249.091.829 (đồng), kì gốc đạt 6.715.517.042 (đồng), tức là giảm 5.466.425.213 (đồng), tương ứng giảm 81,4 %. Cho thấy thu khác giảm mạnh so với kì gốc. Thu khác của công ty giảm chủ yếu do trong kì nghiên cứu công ty không quản lý chặt chẽ gây thất thoát nhiều.

Chi phí khác kì nghiên cứu đạt 17.581.179 (đồng), kì gốc đạt 596.798.303 (đồng), tức là giảm 579.217.124 (đồng). Đây là biến động giảm mạnh nhất trong kì. Cho thấy chi khác đã có phần chặt chẽ hơn nhều. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty không còn các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng.

Lợi nhuận khác thì bằng thu nhập khác trừ chi phí khác. Trong kỳ thực hiện thu nhập khác giảm trong khi tốc độ giảm chi phí cũng khá lớn nên lợi nhuận khác trong kỳ giảm 79,87 % giảm tương ứng là 4.887.208.089 (đồng).

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng lợi nhuận khác. Do cả hai chỉ tiêu này đều giảm nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp qua hai kỳ có xu hướng giảm là 18,47 % giảm tương ứng là 36.370.431 (đồng).

Thuế thu nhập doanh nghiệp kì nghiên cứu so với kì gốc biến động giảm khá lớn.Cụ thể thuế TNDN kì nghiên cứu đạt 18.251.372 (đồng), kì gốc đạt 91.950.161 (đồng), tức là giảm 73.698.789 (đồng), tương ứng giảm 80,15 %. Biến động giảm này là khá lớn chủ yếu là do thu nhập chịu thuế của công ty giảm, ngoài ra năm nay công ty được miễn giảm trừ thuế TNDN do Nhà nước ưu đãi công ty đầu tư sản xuất.

Lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế TNDN. Do cả 2 chỉ tiêu đề biến động giảm tuy nhiên vì thuế TNDN phải nộp giảm mạnh nên lợi nhuận sau thuế tăng nhưng không đáng kể. Lợi nhuận sau thuế kì nghiên cứu đạt 142.307.097(đồng), kì gốc đạt 104.978.739(đồng), tăng 35,56 %, tương ứng tăng 37.328.358 (đồng).

2.2.2.2. Tình hình cơ cấu tài sản của công ty Cơ khí Duyên Hải năm 2013. Bảng phân tích ( bảng 3)

a, Đánh giá chung

Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty ta thấy các chỉ tiêu tài sản của công ty biến động không ổn định qua hai kì. Cụ thể là tổng tài sản giảm là 0,73 %, điều này cho thấy doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Trong tổng tài sản có TSLĐ và đầu tư ngắn hạn qua hai kỳ tăng 6,65 %, TSCĐ và đầu tư dài hạn giảm 5,57%. Nhóm các chỉ tiêu biến động tăng gồm : tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu,... Trong đó tăng nhiều nhất là chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn, kì nghiên cứu tăng so với kì gốc là 45,37 %. Tăng ít nhất là chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác, tăng so với kì gốc là 20,63 %. Nhóm chỉ tiêu biến động giảm gồm: các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình,... Trong đó tài sản dài hạn khác là chỉ tiêu giảm nhiều nhất, giảm so với kì gốc là 25,22 %. Chỉ tiêu giảm ít nhất là tài sản cố định vô hình, giảm so với kì gốc là 3,43 %. Như vậy nhìn chung các chỉ tiêu trong bảng biến động khá ổn so với kì gốc. Điều này chứng tỏ kì nghiên cứu công ty đang duy trì quy mô hoạt động, đầu tư thêm tài sản cần thiết phục vụ kinh doanh, dần có kế hoạch phát triển ổn định cho công ty.

b, Phân tích chi tiết

Qua bảng phân tích ta thấy: A, Tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền kì nghiên cứu so với kì gốc biến động tăng nhiều. Cụ thể kì nghiên cứu đạt 14.959.214.804 (đồng), kì gốc đạt 10.790.547.987 (đồng), tăng 4.178.666.817 (đồng) tức là tăng 38,73 %. Biến động này là do trong kì nghiên cứu lượng tiền mặt tại quỹ của công ty tăng mạnh để chủ động thanh toán cho khách hàng khi cần thiết do đó làm tăng chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền.

Các khoản phải thu ngắn hạn kì nghiên cứu đạt 27.619.326.996 (đồng), kì gốc đạt 18.999.177.120 (đồng) qua hai kỳ có xu hướng tăng lên là 45,37 % tăng tương ứng là 8.620.149.876 (đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do trong kì nghiên cứu một số khách hàng còn nợ tiền hàng chưa thanh toán và công ty ứng trước tiền hàng cho khách hàng làm tăng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên tỷ trọng

của khoản phải thu ngắn hạn tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều và doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về khả năng thanh toán của khách hàng trước khi bán các đơn hàng.

Hàng tồn kho kì nghiên cứu đạt 17.707.780.774 (đồng), kì gốc đạt

26.780.678.606 (đồng), qua hai kỳ có xu hướng giảm đi 34,88 % tương ứng là 9.072.897.832(đồng). Biến động này là do trong kì nghiên cứu công ty chủ động tăng lượng máy móc đầu vào tích trữ trong kho nhằm hạn chế sự biến động giá bất thường, cũng để đảm bảo đủ hàng cung cấp cho khách hàng do đó hàng tồn kho tăng lên.

Tài sản ngắn hạn khác qua hai kì có biến động tăng, tỉ trọng trong tổng tài sản không đáng kể, kì nghiên cứu đạt 313.114.279 (đồng), kì gốc đạt 259.572.016 (đồng), tức là tăng 20,63 %, tương ứng tăng 53.542.263 (đồng). Tài sản ngắn hạn khác tăng lên là do chi phí trả trước ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác tăng trong kì nghiên cứu. B, Tài sản dài hạn

TSCĐ hữu hình kì nghiên cứu đạt 77.922.988.484 (đồng), kì gốc đạt 82.375.978.937 (đồng) qua hai kỳ có xu hướng giảm 5,41 % tương ứng là 4.452.990.453 (đồng). TSCĐ hữu hình chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản và đang có xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân là do trong kỳ doanh nghiệp mua thêm ít máy móc thiết bị mới phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và một số máy móc này có mức độ hao mòn nhanh lên hao mòn TSCĐ cũng tăng lên.

TSCĐ vô hình kì nghiên cứu đạt 3.353.861.348 (đồng), kì gốc đạt 3.472.921.841 (đồng) qua hai kỳ có xu hướng giảm đi 3,43 % tương ứng là 119.060.493 (đồng). Tỉ trọng tài sản cố định vô hình trong tổng tài sản là không đáng kể. Nguyên nhân biến động là do khấu hao trong năm tăng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản đầu tư tài chính dài hạn không biến động.

Tài sản dài hạn khác kì nghiên cứu đạt 782.147.641 (đồng), kì gốc đạt 1.045.909.505 (đồng) qua hai kỳ có xu hướng giảm đi 25,22 % tương ứng là

263.761.864 (đồng).Chỉ tiêu giảm mạnh trong kì vì vậy tỉ trọng tài sản dài hạn khác trong tổng tài sản giảm mạnh so với đầu kì. Nguyên nhân do trong kì công ty thanh lý một số tài sản khác đã khấu hao hết.

2.2.2.4. Tình hình cơ cấu nguồn vốn của công ty Cơ khí Duyên Hải năm 2013. Bảng phân tích( bảng 4)

a, Nhận xét chung

Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy tình hình nguồn vốn giữa đầu kì và cuối kì nghiên cứu có xu hướng giảm, cụ thể tổng nguồn vốn giảm 1.056.351.686 (đồng), tương ứng giảm 0,73 %. Chủ yếu các chỉ tiêu trong bảng phân tích đều có biến động tăng. Nhóm các chỉ tiêu biến động tăng gồm: người mua trả tiền trước, các khoản phải nộp nhà nước, lợi nhuận sau thuế, các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác.... Trong đó chỉ tiêu tăng nhiều nhất là người mua trả tiền trước. Người mua trả tiền trước tăng lên so với đầu kì là 888.621.635 (đồng), tương ứng tăng 111,65 %. Chỉ tiêu tăng ít nhất là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu cuối kì nghiên cứu tăng so với đầu kì là 142.307.097 (đồng), tương ứng tăng 0,11 % . Nhóm chỉ tiêu biến động giảm gồm: phải trả người lao động, phải trả khác,... Chỉ tiêu giảm nhiều nhất là phải trả người lao động cụ thể giảm so với đầu kì nghiên cứu là 1.374.099.209 (đồng), tương ứng giảm 46,05 %. Chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm ít nhất cụ thể giảm 44.341.231 (đồng), tương ứng giảm 5,15 % so với kì gốc.

Như vậy nhìn chung cơ cấu nguồn vốn hiện tại tương đối hợp lý với đặc thù kinh doanh của công ty. Hầu hết các chỉ tiêu trọng yếu trong cơ cầu nguồn vốn đều tăng lên so với đầu kì nghiên cứu chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả, nguồn vốn được gia tăng, tăng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

b, Phân tích chi tiết

Qua bảng phân tích ta thấy: A, Nợ phải trả

Phải trả người bán có biến động giảm. Cụ thể phải trả người bán cuối kì nghiên cứu là 4.585.535.783 (đồng), đầu kì là 6.402.107.307 (đồng), tức là giảm 1.816.571.524 (đồng), tương ứng giảm 29,37 %. Tỉ trọng của chỉ tiêu trong cơ cấu vốn chiếm 4,45 % số đầu kì và giảm đi còn 3,21 % số cuối kì. Biến động này là do

trong năm một số đơn mua hàng, chi phí sửa chữa tài sản cố định và chi nhiên liệu công ty đã được thanh toán.

Người mua trả tiền trước có biến động tăng. Cụ thể người mua trả tiền trước cuối kì nghiên cứu là 1.684.522.565 (đồng), đầu kì là 795.900.930 (đồng), tức là tăng 888.621.635 (đồng), tương ứng tăng 111,65 %. Tỉ trọng của chỉ tiêu trong cơ cấu vốn chiếm 0,55 % số đầu kì và tăng lên 1,18 % số cuối kì. Biến động này là do trong năm công ty đã tiến hành giao hàng cho các khách hàng ứng trước tiền hàng đầu kì.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước có biến động giảm nhẹ. Cụ thể thuế và các khoản phải nộp nhà nước cuối kì nghiên cứu là 816.943.266 (đồng), đầu kì là 861.284.497 (đồng), tức là giảm 44.341.231 (đồng), tương ứng giảm 5,15 %. Tỉ trọng của chỉ tiêu trong cơ cấu vốn chiếm 0,6 % số đầu kì và giảm đi còn 0,57 % số cuối kì. Biến động này là do trong kỳ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các khoản thuế khác phải nộp cho nhà nước giảm đi đã làm cho thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước giảm.

Phải trả người lao động có biến động giảm nhiều nhất. Cụ thể phải trả người lao động cuối kì nghiên cứu là 1.609.772.447 (đồng), đầu kì là 2.983.871.656 (đồng), tức là giảm 1.374.099.209 (đồng), tương ứng giảm 46,05 %. Tỉ trọng của chỉ tiêu trong cơ cấu vốn chiếm 2,08 % số đầu kì và giảm xuống 1.13 % số cuối kì. Nguyên nhân biến động trong kì là do trong kỳ doanh nghiệp cắt giảm lao động ở bộ phận có thu nhập cao.

Qua bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu chi phí phải trả có biến động tăng nhẹ. Cụ thể chi phí phải trả cuối kì nghiên cứu là 3.831.410.749 (đồng), đầu kì là 3.795.746.316 (đồng), tức là tăng 35.664.433 (đồng), tương ứng tăng 0,94 %. Tỉ trọng của chỉ tiêu trong cơ cấu vốn chiếm 2,64 % số đầu kì và tăng thành 2,69 % số cuối kì. Nguyên nhân biến động trong kì công ty đã trích trước một khoản chi phí để thanh toán sửa chữa lớn, mua săm lốp phục vụ kinh doanh.

Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác có biến động tăng. Cụ thể là các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác cuối kì nghiên cứu là 992.984.951 (đồng), đầu

kì là 787.695.588 (đồng), tức là tăng 205.289.363 (đồng), tương ứng tăng 26,06 %. Tỉ trọng của chỉ tiêu trong cơ cấu vốn chiếm 0,55 % số đầu kì và tăng lên 0,7 % số cuối kì. Biến động tăng này là do số tiền phát hành thêm cổ phiếu cuối kì được hạch toán tăng vốn làm cho Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác tăng.

Dự phòng trợ cấp mất việc làm có biến động tăng ở kì nghiên cứu là 906.777.750 (đồng). Tỉ trọng của chỉ tiêu trong cơ cấu nguồn vốn là 0,64 % số cuối kì. Biến động này là do trong kì khoản tiền thế chấp cho người lao động tăng lên. B, Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu và chênh lệch đánh giá lại tài sản trong năm công ty không có biến động.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước có biến động tăng nhẹ. Cụ thể lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước cuối kì nghiên cứu là 11.927.924.444 (đồng), đầu kì là 11.822.945.705 (đồng), tức là tăng 104.978.739 (đồng), tương ứng tăng 0,89 %. Tỉ trọng của chỉ tiêu trong cơ cấu vốn chiếm 8,23 % số đầu kì và tăng nhẹ 8,36 % số cuối kì.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay có biến động tăng mạnh. Cụ thể

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sxkd, tình hình tài chính và tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty tnhh nhà nước mtv cơ khí duyên hải năm 2013 (Trang 28 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w