Công tác dạy và học

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.3.Công tác dạy và học

2.2. Kết quả đạt được khi thực hiện các giải pháp

2.2.3.Công tác dạy và học

- Tất cả giáo viên được tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, do Sở hoặc nhà trường tổ chức, mời giáo viên cốt cán tập huấn theo chuyên đề; các tổ, nhóm sinh hoạt chun mơn theo hướng đổi mới; đảm bảo giờ giấc dạy học và sinh hoạt chuyên môn, giáo viên soạn bài theo hướng đổi mới trước khi đến lớp; nhiều giáo viên khai thác các thiết bị dạy học, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy, các giờ thực hành, thí nghiệm được thực hiện nghiêm túc.

- Giáo viên tham gia thao giảng, dự giờ đầy đủ theo đúng quy chế chuyên môn của nhà trường; thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, chấm điểm bài thi của học sinh nghiêm túc; giáo viên có đầy đủ hồ sơ, giáo án, theo quy định; nhiều giáo viên tham gia cơng tác bồi dưỡng nhiệt tình và đạt hiệu quả tốt; công tác thi giáo viên giỏi cấp trường thực hiện nghiêm túc, chất lượng; công tác dạy nghề đã được quan tâm; công tác dạy thêm đã đi vào nề nếp.

- Học sinh chăm ngoan hơn, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp, học sinh trốn học, bỏ học giảm nhiều so với những năm trước, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực:

Số học sinh bỏ học giảm hẳn: từ 25 em bỏ học trong năm học 2013-2014 đến nay hàng năm chỉ còn dưới 05 em.

Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh có sự vượt bậc: Năm học 2016-2017 xếp thứ 15/64 trường bảng A trong tỉnh, năm học 2017-2018 xếp thứ 14/63 trường, năm học 2018-2019 xếp thứ 21/ 64 trường.

Số học sinh đậu vào các trường Đại học chất lượng cao tăng nhiều: Năm học 2017-2018 lớp 12C1 do cô giáo Phạm Thị Thu Hà chủ nhiệm có 41/41 em đậu Đại học; Năm học 2018-2019 lớp 12C1 do cơ giáo Trần Thị Thủy chủ nhiệm có 40/40 em đậu Đại học. Trong số đó có nhiều em đậu vào các trường Đại học tốp đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH trường Ngoại thương, Học viện Quân y, Học viện Kỷ thuật Quân sự, ...

Từ năm 2015 đến năm 2019 chi bộ đã tổ chức kết nạp Đảng cho 36 em học sinh là những học sinh ưu tú của trường.

2.2.4. Cơng tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất

- Nhờ thực hiện những biện pháp đúng đắn, công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường trong những năm qua đã đạt được hiệu quả cao, nhà trường nhận được sự quan tâm, ủng hộ về cả vật chất và tinh thần của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, các doanh nghiệp, các cá nhân, cựu học sinh,... cụ thể là:

+ Nguồn kinh phí từ cấp trên hỗ trợ xây dựng CSVC của nhà trường từ 2015 đến 2019: 8 tỷ 300 triệu đồng

+ Nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện từ cha mẹ học sinh từ năm học 2015-2016 đến năm học 2019-2020: 3 tỷ 700 triệu đồng

+ Nguồn kinh phí ủng hộ của cựu học sinh từ năm 2015 đến 2019: 2 tỷ 250 triệu đồng

+ Cựu học sinh Trần Tuấn Lộc tặng hiện vật cho nhà trường trị giá 6 tỷ 550 triệu đồng ( năm 2016 tu sửa căng tin 100 triệu đồng, năm 2017 tặng 01 dãy nhà 2 tầng 10 phòng học trị giá 6 tỷ đồng; năm 2018 tặng một bộ loa máy 200 triệu đồng; năm 2019 tặng 240 bộ bàn ghế học sinh trị giá 250 triệu đồng).

- Cũng từ nguồn kinh phí trên Nhà trường đã tiến hành làm mới, tu sửa, bổ sung một số trang thiết bị tạo cảnh quan nhà trường khang trang, đầy đủ hơn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học của thầy và trò nhà trường, cụ thể là đã: Làm mới phòng truyền thống với đầy đủ tư liệu, hiện vật; Thay mới hệ thống đường điện đảm bảo an tồn; Mua sắm bàn ghế mới cho 30 phịng học, phòng họp hội đồng và các phòng chức năng khác; Làm mới nhà vệ sinh GV, nhà vệ sinh học sinh, nhà để xe đạp; Sân trường được lát gạch sạch sẽ; Xây mới nhà học 03 phòng học bộ môn với đầy đủ trang thiết bị hiện đại; Xây mới 01 dãy nhà học 2 tầng 10 phòng học; Làm sân học TD, GDQP gồm: 01 sân cỏ nhân tạo, 02 sân bóng rổ, 01 sân bóng chuyền; Lắp mới hệ thống loa phát thanh trong toàn trường và 01 bộ loa dùng cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ; Trang bị được 12 máy chiếu và ty vi ở 12 phòng học và phịng làm việc để phục vụ cơng tác dạy và học; trang bị 09 máy điều hòa cho các phòng họp, phòng chờ giáo viên.

2.2.5. Phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng

- Việc thực hiện nghiêm túc và có kế hoạch các cuộc vận động thi đua trong trường học đã dấy lên phong trào thi đua sơi nổi trong tồn trường, chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh được nâng lên, đa số giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn, hăng say tự học, vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy, có trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; chất lượng học sinh đại trà được cải thiện theo hướng thực chất, nhiều học sinh chăm ngoan, học giỏi, xây dựng môi trường dạy học thân thiện, nhà trường xanh, sạch, đẹp, nề nếp kỷ cương được thực thi nên nhận được sự tin tưởng của cha mẹ học sinh và nhân dân trong vùng.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên. Việc thi đua, khen thưởng được tiến hành dân chủ, khách quan, minh bạch thơng qua hội đồng thi đua, đảm bảo chính xác, từ đó động viên khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác.

- Công tác kiểm tra nội bộ được duy trì thường xuyên nên kịp thời khắc phục, chấn chỉnh các tồn tại, thiếu sót trong các lĩnh vực chun mơn, cơ sở vật chất, tài chính, hồ sơ sổ sách,… giải đáp kịp thời các ý kiến, phản ánh của phụ huynh và học sinh cũng như cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Việc đánh giá thi đua, khen thưởng đối với học sinh được thực hiện đúng quy chế theo nguyên tắc khách quan, trung thực, nhiều cá nhân và tập thể lớp đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

*Một số kết quả đối với giáo viên, nhân viên, học sinh - Giáo viên

Năm học Năm học Năm học Năm học

2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Tổng số GV 75 75 75 73 Tổng số GVDG cấp 14 36 29 39 Trường Tổng số GVDG cấp 11 11 11 13 tỉnh GV có trình độ thạc sỹ 30 31 33 33 - Học sinh:

Năm học Năm học Năm học Năm học

2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Tổng số 1258 1242 1199 1174 Lưu ban 4 1 2 4 Bỏ học 14 10 8 4 Tổng số học sinh tốt 397/400=99,25% 394/394=100% 412/419=98,32% 386/399= 96,74 % nghiệp Tổng số học sinh giỏi 13/28 20/28 19/28 19/28 cấp tỉnh Tỷ lệ thi đỗ vào các 56,42% 69,35% 60% 60% trường ĐH, CĐ 45

Học lực Hạnh kiểm

Năm học Loại giỏi Loại TB, Yếu Loại Loại TB,

khá Tốt khá Yếu (%) (%) (%) ( %) (%) (%) (%) 2015-2016 200 709 338 11 1034 186 31 7 (1258 hs) (15,89) (56,35) (26,86) (0,9) (82,19) (14,78) (2,46) (0,57) 2016 -2017 352 em 623 em 244 em 24 em 959 em 200 em 76 em 8 em (1243 hs) (28,31%) (50,12) (19,63) (1,94) (77,15) (16,09) (6,1) (0,6) 2017 -2018 274 665 240 5 970 172 42 0 (1197 hs) ( 22, 89) ( 55,56) ( 20,05) ( 0,42) ( 81,04) ( 14,37) ( 3,51) 2018 -2019 364 550 254 6 960 155 52 7 (1174 hs) ( 31) ( 46,84) (21,63) ( 0,53) ( 81,77) ( 13,2) ( 4,42) (0,61)

Nhìn vào bảng số liệu trên thấy được sự cố gắng của thầy và trò trong những năm qua.

*

* *

Bằng sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo nhà trường và sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên sau một thời gian tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trường THPT Nam Đàn 2 đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Năm 2015 nhà trường được Thủ tướng Chính phủ Tặng bằng khen. + Năm 2017 nhà trường được công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia. + Năm 2018 nhà trường được công nhận trường học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.

PHẦN III. KẾT LUẬN1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Để thực hiện các giải pháp tại trường THPT Nam Đàn 2 có hiệu quả, chúng tơi đã từng bước điều chỉnh và đề ra những cách thức, biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và địa phương, chúng tôi cũng học hỏi từ các trường bạn, xin ý kiến từ phụ huynh, nhân dân và các cấp lãnh đạo, nhờ đó các giải pháp có tính hiệu quả được giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội đồng tình ủng hộ.

- Hiệu quả đối với cán bộ quản lí và giáo viên

Giúp Ban giám hiệu quản lý mọi hoạt động của trường học một cách khoa học theo những kế hoạch cụ thể từ đó dễ dàng nắm bắt được tình hình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Các tổ chức trong nhà trường hoạt động có sự gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau cùng thực hiện mục tiêu giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan du lịch…

Xây dựng được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục và đào tạo, vừa có trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, thương yêu học sinh.

- Hiệu quả đối với học sinh

Học sinh tích cực hơn trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, mạnh dạn tham gia các hoạt động nhóm, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, tranh luận bảo vệ ý kiến của bản thân, có ý thức tập thể, lễ phép, kính trọng thầy cơ, thân thiện với bạn bè. Học sinh có ý thức trong việc bảo vệ của công và xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp. Tình trạng học sinh bỏ học, trốn học, lưu ban giảm hẳn so với trước, khơng có tệ nạn xã hội trong trường học.

Học sinh đạt học sinh giỏi tăng cao, nhiều em đậu vào các trường đại học.

2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài rộng đề tài

- Tính mục đích

Đề tài đã đề ra những giải pháp đúng đắn và hợp lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT Nam Đàn 2. Các giải pháp được thực hiện và đạt được kết quả cao trong các năm từ năm học 2015- 2016 đến đầu năm 2020.

- Tính khoa học

Đề tài trình bày một cách hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT. Các giải pháp mang tính hệ thống, khoa học và

tồn diện, gắn liền với tình hình thực tiễn của nhà trường và địa phương, dễ dàng áp dụng cho các trường THPT trong tỉnh và trên cả nước.

Phần minh họa cho các giải pháp qua tranh ảnh và số liệu là những thành tích thực chất của nhà trường trong các năm học từ 2015-2016 đến 2018- 2019, có sự so sánh với các năm học trước từ 2013-2014, 2014-2015 để thấy rõ sự tiến bộ và phát triển của nhà trường.

- Tính thực tiễn

Các giải pháp đề ra ở trên xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn, đặc điểm của nhà trường và địa phương, được điều chỉnh, bổ sung qua từng năm học nên mang tính thực tiễn sâu sắc. Trong quá trình thực hiện các giải pháp, bản thân đã đúc rút kinh nghiệm từ việc Quản lý tại Trường THPT Quỳ Hợp 3, trường THPT DTNT Tỉnh, từ Trường THPT Nam Đàn 2 giai đoạn trước 2015.

- Khả năng mở rộng đề tài

Đề tài có thể mở rộng, đi sâu nghiên cứu và bổ sung thêm các giải pháp mới về công tác quản lý, tư tưởng, cách thức dạy và học, cách thức rèn luyện các kĩ năng, việc thực hiện và đẩy mạnh các phong trào thi đua trong trường học, việc thực hiện xã hội hóa như thế nào để đạt hiệu quả hơn nữa.

Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THPT nói riêng và các trường trung học nói chung.

3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất - Bài học kinh nghiệm

Ban giám hiệu, trước hết là Hiệu trưởng nhà trường phải hiểu rõ tầm quan trọng của mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT, phải có kế hoạch và cách thức quản lý nhà trường một cách khoa học, phân công nhiệm vụ rõ ràng, mở rộng quyền tự chủ cho các tổ chức đoàn thể trong trường học dưới sự lãnh đạo của Chi bộ đảng. Phát huy tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch mọi hoạt động, mọi lĩnh vực theo quy định để mọi người được biết, tham gia ý kiến và tạo sự thống nhất, đồng thuận trong cơ quan.

Ban giám hiệu nhà trưởng phải xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục tồn diện mang tính chiến lược, xuyên suốt. Xây dựng kế hoạch hàng năm học, học kỳ và từng tháng, từng tuần phải cụ thể theo từng hoạt động, thể hiện rõ thời gian, chỉ tiêu cần đạt. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, ráo riết, thường xuyên kiểm tra đốc thúc và có sự điều chỉnh phù hợp.

Muốn đạt được hiệu quả cao, nhà trường cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, coi đây là điều kiện quan trọng nhất để đạt được chất lượng giáo dục cao trong nhà trường, tạo diều kiện cho giáo viên được học tập, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng sư phạm.

Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống phối hợp với phương pháp dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tơn trọng ý kiến của học sinh.

Phát huy vai trị của phụ huynh, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng xã hội để tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động của nhà trường và trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học.

Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong trường học, kiểm tra, đánh giá trung thực, sâu sát, thực chất, không chạy theo thành tích.

- Đề xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở Giáo dục và Đào tạo cần mở các đợt tập huấn chun mơn theo từng nhóm trường, tập huấn cần đảm bảo tính thực tế, phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới phương pháp dạy học để tất cả các giáo viên được tham gia học tập. Phê duyệt chủ trương tài trợ giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc ngay từ đầu năm học để các đơn vị tổ chức thực hiện được thuân lợi.

Tóm lại, việc nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu cấp bách nhất của

các trường THPT hiện nay, là trách nhiệm và danh dự của nhà trường, có nâng cao chất lượng giáo dục thì mới đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, nhanh chóng đưa nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong những năm qua bằng những giải pháp tích cực, khoa học và đúng đắn, thầy và trị trường THPT Nam Đàn 2 đã đồng sức, đồng lịng hồn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đưa nhà trường từng bước vào tốp những trường có chất lượng cao của tỉnh.

Một lần nữa rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, X, XI, XII. 2. Chiến lược phát triển Giáo dục- Đào tạo giai đoạn 2001-2010, 2011-2020.

3. Luật giáo dục (2019).

4. Nghị quyết Hội nghị cán bộ, viên chức năm học 2013 -2014, 2014- 2015, 2015- 2016, 2016 -2017, 2017- 2018, 2018 -2019, 2019-2020 của Trường THPT Nam Đàn 2.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 43)