Kiến trúc ứng dụng mục tiêu

Một phần của tài liệu Báo cáo bài tập lớn môn kiến trúc các HTTT và ứng dụng đề tài xây dựng HTTT tổng thể cho trường đh đông đô (Trang 28 - 30)

Phần 2 Phương pháp

4.2 Kiến trúc ứng dụng mục tiêu

Để xây dựng hệ thống thông tin cho Trường Đại học Đơng Đơ một cách tồn diện, cần tiếp cận xây dựng theo hướng tiếp cận kiến trúc tổng thể như đã trình bầy trong phần hai của tài liệu này, nhắm tới việc tích hợp tồn diện các hoạt động, nghiệp vụ, thông tin của nhà trường, tiến tới xây dựng một hệ thống thơng tin tổng thể như hình dưới đây:

Kiến trúc này bao gồm 04 lớp như sau:

- Lớp Giao tiếp: Xây dựng cổng thông tin nhà trường cho phép cán bộ, giảng viên và

những cá nhân, tổ chức, đơn vị được cho phép truy cập vào các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của nhà trường. Tùy theo từng vai trò và đặc thù nghiệp vụ liên quan, mỗi đối tượng sẽ được truy cập vào các tài nguyên khác nhau trong hệ thống.

- Lớp Ứng dụng: Bao gồm các HTTT quản lý được xây dựng phục vụ các hoạt động của nhà trường bao gồm hệ thống quản lý quản lý đào tạo, hệ thống quản lý thư viện, hệ thống quản lý thư viện, hệ thống quản lý khoa học, hệ thống quản lý cán bộ, hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý tạp chí .. và các HTTT khác theo nhu cầu

- Lớp Cơ sở dữ liệu: Quản lý thông tin, dữ liệu của nhà trường bao gồm các thông tin đào tạo, thông tin học viên, thông tin thư viện, thông tin nghiên cứu khoa học công nghệ và các thơng tin khác của nhà trường. Tồn bộ dữ liệu liên quan trong các hệ thống được chia sẻ dữ liệu lẫn nhau nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cũng như toàn vẹn dữ liệu.

- Lớp Hạ tầng kỹ thuật: là hệ thống máy chủ, máy tính cá nhân, hệ thống an tồn an ninh thông tin, hạ tầng mạng phục vụ cho việc triển khai các lớp phía trên. Hạ tầng kỹ thuật cũng cần được triển khai đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển của các lớp trên.

Tổng quan về chức năng chính các HTTT cơ bản cần được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu quản lý và vận hành nhà trường :

- Hệ thống quản lý đào tạo: Với việc quy mô đào tạo ngày càng tăng ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau, hệ thống quản lý đào tạo sẽ giúp quản lý hiệu quả và chính xác q trình đào tạo học viên, qua đó giúp nâng cao chất lượng và quy mơ đào tạo.

- Cổng thông tin điện tử: Là đầu mối cung cấp thông tin về hoạt động đào tạo và tuyển sinh của học viên. Các học viên có thể tra cứu kết quả học tập, theo dõi lịch học, thời khóa biểu cũng như cập nhật các thơng tin liên quan đến quá trình học tập.

- Quản lý thư viện: Với kho tài liệu vô cùng phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Khoa học xã hội, hệ thống quản lý thư viện sẽ cung cấp các cơng cụ hữu ích cho việc tra cứu của các cán bộ nghiên cứu , các học viên và các cán bộ khác có nhu cầu.

- Quản lý đề tài khoa học, công nghệ: là một trường đào tạo cấp quốc gia hàng năm đào tạo số lượng lớn các học viên là thạc sỹ và nghiên cứu sinh, với số lượng đề tài nghiên cứu khoa học vô cùng phong phú, việc xây dựng phần hệ thống quản lý theo dõi đề tài khoa học, công nghệ là rất cần thiết. Hệ thống giúp cho các cán bộ, học viên dễ dàng tra cứu và tham khảo đến các đề tài khoa học một cách nhanh chóng và chính xác.

- Các hệ thống khác theo nhu cầu của Đại học Đông Đô như: Nâng cấp triển khai mới các hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý tạp chí, hệ thống quản lý hợp tác quốc tế và các phần mềm khác theo nhu cầu của Đại Học Đông Đô.

Kết luận

Đối với trường Đại Học Đông Đô : việc xây dựng HTTT tổng thể giúp cung cấp các công cụ phần mềm hiện đại hỗ trợ tích cực trong cơng tác quản lý điều hành các tác nghiệp của nhà trường . Lãnh đạo có thơng tin hoạt động đầy đủ, chính xác, kịp thời, khách quan từ đó sẽ kiểm sốt, quản lý tốt hơn. Các cán bộ trường có cơng cụ hỗ trợ trong hoạt động hàng ngày, giảm thời gian, tăng năng suất làm việc. Kinh nghiệm đào tạo được chia sẻ, giúp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Các học viên có cơng cụ cập nhật và tra cứu các thơng tin của trường một cách nhanh chóng và kịp thời.

Về mặt kinh tế, hệ thống rút ngắn được thời gian và nhân lực, chi phí trong cơng tác giáo dục đào tạo. Giúp tiết kiệm thời gian cho các nhà quản lý trong việc thống kê, theo dõi, phân tích tình hình hoạt động của nhà trường. Tiết kiệm thời gian, nhân lực trong hoạt động hàng ngày.

Về mặt định hướng lâu dài, vì HTTT tổng thể của trường được xây dựng theo cách tiếp cận kiến trúc tổng thể, do đó có thể dễ dàng nâng cấp và bổ sung thêm các tính năng mới để đáp ứng những thay đổi cũng như các nghiệp vụ mới trong tương lai, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Một phần của tài liệu Báo cáo bài tập lớn môn kiến trúc các HTTT và ứng dụng đề tài xây dựng HTTT tổng thể cho trường đh đông đô (Trang 28 - 30)