vay theo đúng quy trình công việc
3.3.1. Quy chế, thể lệ tín dụng
Trong những năm gần đây thể lệ, chế độ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước luôn luôn được bổ sung, thay đổi để phù hợp với chính sách đổi mới và nền kinh tế thị trường. Vì vậy, trong thực tiễn giải quyết công việc cán bộ làm công tác tín dụng khó có thể nắm vững được hết những văn bản pháp quy trong lĩnh vực này đang còn hiệu lực hoặc có văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác tín dụng và khó lường trước được những nội dung trong văn bản quy mẫu thuẫn hoặc phủ nhận lẫn nhau. Thực trạng này đang là một trong những khó khăn, lúng túng cho cán bộ tín dụng làm công tác tín dụng .
Chính vì vậy, trong điều kiện kinh tế xã hội và pháp luật hiện nay, cần phải coi trọng việc vận dụng các văn bản pháp quy vào thực tế cho phù hợp với tình hình từng khách hàng. Ngoài ra, cần phải giữ vững quy trình giải quyết công tác tín dụng theo 3 cấp: cán bộ thẩm định, trưởng phòng tín dụng tái thẩm định, lãnh đạo quyết định. Giải quyết công việc theo quy trình này sẽ đảm bảo thực hiện được dân chủ, phân định rõ ràng trách nhiệm và kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn tín dụng.
Song để thực hiện nghiêm túc các thể lệ chế độ tín dụng thì ngoài việc giáo dục đào tạo ý thức cho cán bộ tín dụng, cần phải nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thể lệ, chế độ từ đó quy trách nhiệm thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng.
Việc thế chấp,cầm cố, bảo lãnh tài sản, khi vay vốn vẫn là một trong những biện pháp đảm bảo tín dụng. Được hầu hết các nước áp dụng và có hiệu quả bởi nó được thể chế hoá bằng pháp luật ở mức độ cao.
+ Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.
+ Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ.
+ Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
+ Cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng .
Đối với khách hàng vay vốn phải có tài sản đảm bảo đã ban hành “Quy định thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NHCSXH Nam Định” trong đó quy định về mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay như sau:
+ Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa =70% giá trị tài sản. + Tài sản cầm cố: Mức cho vay tối đa = 70% giá trị tài sản.
+ Cho vay bộ chứng từ xuất khẩu: Mức cho vay tối đa = 90% giá trị thanh toán mà khách hàng được thụ hưởng của bộ chứng từ hoàn hảo.
3.3.3. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Bảng 6: Tình hình lao động của NHCSXH Nam Định qua 3 năm 2003- 2005
Qua bảng trên ta thấy, việc đầu tư vào công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng là rất cần thiết và cấp bách.
Trong mọi lĩnh vực con người là yếu tố quyết định. Đó là một chân lý song ở đây xin được cụ thể là việc đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết phải do chính những người trực tiếp làm tín dụng – cán bộ tín dụng quyết định. Cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nghiệp vụ có tính biến động nhưng liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, gặp gỡ trực tiếp với nhiều loại khách hàng, đối mặt với nhiều cám dỗ, có nhiều cơ hội có thể thực hiện những hành vi vụ lợi... Vì vậy, người cán bộ tín dụng cần phải được tuyển chọn bố trí hợp lý được quan tâm giáo dục, rèn luyện... và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Phải có kiến thức trình độ nghiệp vụ cơ bản:
Cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo kiến thức nghiệm vụ cơ bản về tín dụng Ngân hàng một cách chính quy ở trình độ đại học hoặc cao đẳng. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều loại hình đào tạo ở các hình thức. Thời gian chương trình khác nhau nên tất yếu sẽ có những loại chất lượng khác nhau. Vì vậy, khi tuyển chọn cán bộ tín dụng cần có sự phân biệt sự phân biệt rõ ràng và cần chọn những người chính qui dài hạn vì: Một mặt để học được chính quy dài hạn những người đó phải có một chỉ số thông minh nhất định, phương pháp và chất lượng đào tạo ở cấp học chính quy dài hạn sẽ tạo cho người học một lượng kiến thức cơ bản nhiều hơn sâu hơn các loại đào tạo khác. Trong quá trình làm việc cán bộ tín dụng để phù hợp và đáp ứng được sự vận động và phát triển của xã hội.
` + Phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao:
Người cán bộ tín dụng hơn bao giờ hết phải có đạo đức tốt, không thể bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, phải coi sự nghiệp, danh dự bản thân và lợi ích của Ngân hàng lên trên hết. Bên cạnh đó, còn phải có trách nhiệm nghề nghiệp rất cao mới có thể xử lý tốt công việc được giao. Thể hiện có trách nhiệm cao trong việc
tìm tòi, học hỏi nghiệp vụ, trách nhiệm cao trong từng công việc, dám làm dám chịu trách nhiệm với cách xử lý của mình. Thực tế đã có một số cán bộ tín dụng đã không có đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng cương vị quyền hạn để lừa đảo lấy tiền của ngân hàng cũng có một số cán bộ tín dụng mặc dù không vụ lợi nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong xử lý nghiệp vụ làm theo chỉ đạo của người khác hoặc về tình cảm cá nhân mà bỏ qua các qui trình, tiêu chuẩn tín dụng nên gây thất thoát làm giảm chất lượng tín dụng.
+Phải có bản lĩnh kinh nghiệm nghề nghiệp:
Để có được kinh nghiệm và xác định được bản lĩnh nghề nghiệp của một cán bộ cần phải có thời gian. Vấn đề này đề cập đến việc cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần trách nhiệm học hỏi, rèn luyện và ngân hàng phải có chính sách đào tạo trong quá trình hoạt động thực tế. Đồng thời khi phân công phải giao việc cho cán bộ tín dụng cần chú ý đến kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp tương xứng với tính khó khăn phức tạp của công việc, lĩnh vực mà cán bộ tín dụng phụ trách..
Trên cơ sở những tiêu chuẩn nêu trên SGD với tư cách là một Sở đầu mối của toàn nghành thì tiêu chuẩn của một người cán bộ tín dụng lại càng nên chặt hơn. Thấy được tầm quan trọng của người cán bộ nên trong năm qua ngân hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định đã tổ chức ra cuộc thi tuyển người tài để củng cố cán bộ ngân hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định nói chung và SGD nói riêng. Mặc dù vậy nhưng số lượng cán bộ tín dụng tại phòng kinh doanh SGD vẫn còn thiếu. Hy vọng rằng trong năm tới với sự sáng suốt lựa chọn của ban lãnh đạo phòng kinh doanh sẽ có thêm được những cán bộ thực sự có đức, có tài góp phần nâng cao chất lượng công tác tín dụng.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận
Hoà chung với công cuộc đổi mới của nền kinh tế, SGD- ngân hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện trên nhiều mặt hoạt động đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản nắm vai trò là hoạt động xương sống tại Sở. Với sự cố gắng hết mình của toàn thể các cán bộ công nhân viên trong sự giúp đỡ tận dùng của các ban ngành trong những năm qua Sở đã đạt được những thành tựu đáng kể, không những mang lại hiệu quả cho bản thân SGD mà còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho dân cư, tăng thu cho ngân sách Nhà nước...
Tuy nhiên trong quá trình phát triển và hoàn thiện SGD đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng như tình trạng nợ quá hạn... Vậy để hoạt động kinh doanh trong thời gian tới được hiệu quả hơn đòi hỏi sự nỗ lực quyết tâm của Sở cũng như sự hỗ trợ của Trung tâm điều hành, và các ban nghành có liên quan. Em hy vọng rằng trong thời gian tới SGD sẽ thực sự là địa chỉ tin cậy đối với các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
Những thành tích trên đây là có sự đóng góp công sức của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn ngân hàng. Thành tích trên đã góp phần tạo ra hình ảnh ngân hàng Chính Sách Xã HộI Nam Định. Đồng thời đã góp phần nhỏ công sức xây dựng hệ thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam hoạt động an toàn hiệu quả.
3.2. Kiến nghị
- Đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo đề nghị hội nghèo được vay. Mở rộng đầu tư cho vay vốn nước sạch, vệ sinh môi trường, dân số KHHGĐ và các chính xã hội khác.
- Ban đại diện các cấp quan tâm hỗ trợ nâng tỷ lệ vốn NHCSXH cho kênh hội phụ nữ, quan tâm vốn nước sạch vệ sinh môi trường, dân số KHHGĐ.
- Kết hợp đầu tư cho vay vốn hỗ trợ chuyển giao KHKT chăn nuôi, dạy nghề cho người nghèo, tham quan mô hình phát triển kinh tế giỏi...
- Mở rộng thi đua khen thưởng trong hoạt động vay vốn trong các cấp hội, quan tâm tổ vay vốn, điển hình vay vốn làm kinh tế giỏi
- Đề nghị NHCSXH cho vay tăng nguồn vốn để các hộ nghèo có điều kiện giảm đói nghèo tăng nguồn vốn làm kinh tế vì muốn làm giàu nhưng lại thiếu vốn cho sản xuất và kinh doanh.
- Đề nghị UBND tỉnh bổ sung nguồn vốn hàng năm để đáp ứng nhu cầu vay của đông đảo CNV- LĐ trong tỉnh
- Tạo mở việc làm mới để đảm bảo cho người lao động có khả năng lao động co yêu cầu việc làm, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.