Đánh giá chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch – Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Nam Định pps (Trang 50 - 55)

Nam Định

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Thực hiện chủ trương của Chính phủ là xoá hình thức bao cấp, SGD đã phát huy năng lực của mình vượt qua khó khăn thử thách do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhanh chóng hoà nhập với thị trường để tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế .

Sau khi thành lập đi vào hoạt động Chi nhánh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cho vay hộ nghèo từ uỷ thác toàn phần cho Ngân hàng Nông nghiệp sang uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội, vốn giải ngân nhanh, đến đúng đối tượng thụ hưởng, chất lượng tín dụng được nâng cao, mỗi năm tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng.

NHCSXH đi vào hoạt động, thực hiện uỷ thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội, tận dụng được mạng lưới vào lao động của tổ chức đoàn thể, trong tổ chức này trực tiếp tham gia vào cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách, trong quá trình này thực chất là đang xã hội hoá công tác ngân hàng và phát động toàn dân tham gia xoá đói giảm nghèo nên đồng vốn cho vay đạt hiệu quả cao.

Chi nhánh NHCSXH Nam Định đi vào hoạt động đã nâng mức cho vay hộ nghèo bình quân từ 3 tr.đ lên 5 tr.đ/hộ, giúp cho gần 10.000 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mỗi năm gần 2%, tạo việc làm cho 21.932 lao động, trong đó có 183 lao động thuộc diện chính sách đi lao động xuất khẩu, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.

Các tổ chức chính trị xã hội làm uỷ thác cho vay, thông qua việc bình xét vay vốn đã phối hợp vận động kết nạp thêm nhiều người vào hội, trong đó có người trước đây ở ngoài đoàn thể, không tham gia trong tổ chức chính trị xã hội nào, ít hiểu biết, nay cũng được vay vốn. Các tổ chức chính trị xã hội làm uỷ thác

cho vay đã mang lai lợi ích thiết thực cho hội viên, các hội viên thêm gắn bó với hội, nội dung sinh hoạt hội thêm phong phú, vị thế của tổ chức được nâng cao, hoạt động của tổ chức chính trị thêm thuận lợi, gắn vận động chính trị với các chương trình kinh tế-kĩ thuật tăng cường mối liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông”.

Trong 3 năm hoạt động NHCSXH đã kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tập huấn đào tạo cán bộ, củng cố mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, trình độ tham gia làm uỷ thác đã được nâng thêm một bước, nhận thức về chế độ tín dụng, các quy định của ngân hàng được hiểu rõ hơn, một số vướng mắc của nhân dân đã được giải thích kịp thời, ít người thắc mắc hỏi đên ngân hàng.

Từ chương trình vay vốn NS&VSMTNT của NHCSXH, nhiều hộ được dùng nước sạch và có điều kiện xây mới, cải tạo công trình vệ sinh, không làm ô nhiễm ảnh hưởng đến gia đình xung quanh, tình làng nghĩa xóm thêm hoà thuận, góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của người dân nông thôn.

Nguyên nhân dẫn đến nghèo là những hộ thiếu vốn, không có kĩ thụât, không biết tính toán chi tiêu trong gia đình, chi tiêu lãng phí, không có kế hoạch. Để tạo cho người nghèo có thói quen tiết kiệm, gắn trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, thực hiện qui chế 783 của Hội đồng quả trị NHCSXH trong một khoản thời gian ngắn, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kết hợp với tổ chức chính trị xã hội vận động tuyên truyền người nghèo tham gia gửi tiền tiết kiệm. Do công tác tuyên truyền vận động tốt đã được đông đảo người nghèo tham gia này đã trở thanh phong trào rộng rãi về mặt xã hội có ý nghĩa rất lớn.

- Những tồn tại cần được khắc phục :

Vốn cho vay hộ nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường là để đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ vay sao cho đồng vốn được phát huy hiệu quả tối đa, mức cho vay căn cứ vào nhu cầu sử dụng khả năng trả nợ của người vay, nhưng trong

thời gian qua do nhu cầu vốn lớn, khả năng không đáp ứng được nên một số nơi đã cho vay dàn trải theo mức bình quân làm hạn chế hiệu quả vốn vay.

Vốn cho vay hầu hết để hộ nghèo tính toán sử dụng, chưa gắn kết được việc cho vay kết hợp với chuyển giao kĩ thuật để sản xuất theo chương trình kinh tế của địa phương. Một số ít nơi chưa thực hiện triệt để dân chủ, công khai trong bình xét cho vay, cá biệt còn ấn định mức vay cho từng hộ nên dễ tạo ra sự lợi dụng không công bằng trong cho vay.

Cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội là đơn vị nhận uỷ thác đa số nắm vững nghiệp vụ nhận uỷ thác cho NHCSXH nhưng cũng còn một số ít cán bộ ở cấp cơ sở chưa thấy hết nhiệm vụ của mình vẫn cho là làm tín chấp cho vay, nên trách nhiệm chưa cao. Các tổ chức chính trị xã hội trú trọng nhiều đến việc củng cố tổ vay vốn, song tổ loại C vẫn còn, tổ trưởng thiếu năng lực, trình độ văn hoá thấp không đủ khả năng quản lý nên hạn chế kết quả hoạt động của tổ.

Theo cơ chế cho vay vốn giải quyết việc làm hiện nay, việc thẩm định, điều hoà xét duyệt cho vay có nhiều nghành, nhiều cấp tham gia nhưng gắn trách nhiệm với quyền hạn, nên vốn cho vay còn mang tính chất dàn trải, thường là cho vay lại các đối tượng cũ, số việc làm mới tạo ra còn hạn chế, trách nhiện trong việc cho vay chưa được quy định rõ ràng, dẫn đến nguồn vốn có lúc còn đọng, việc đôn đốc thu nợ quá hạn làm chưa tích cực còn để nợ đọng kéo dài.

Theo cơ chế hoạt động hiện nay, việc tạo lập vốn nhằm tăng nguồn vốn cho vay của NHCSXH là rất khách hàng, phải trông chờ vào ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Những tỉnh thu ngân sách thấp rất khó khăn trong việc tăng nguồn vốn cho NHCSXH cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay.

- Nguyên nhân của những tồn tại

Một số cán bộ tổ trưởng tổ cho vay vốn yếu, không có trình độ nghiệp vụ quản lý tài chính, quản lý sổ sách không khoa học, đơn giản khi làm thủ tục cho vay vốn.Cơ chế cho vay vốn giải quyết việc làm còn nhiều bất cập.

Việc hướng dẫn tổ chức sử dụng vốn cho hộ nghèo sau khi vay vốn của ngân hàng còn hạn chế nên chưa phát huy được hiệu quả đồng vốn.

Tỉ lệ nợ quá hạn còn ở mức cao:

Trong những năm qua nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp. Khi xây dựng sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn các doanh nghiệp chưa lường hết được hậu quả. Thêm vào đó là tình hình khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất đình vốn, tài chính thua lỗ nên rất khó khăn, không có khả năng trả nợ .

Một số doanh nghiệp do đầu tư vốn lớn nhưng trình độ quản lý điều hành kinh doanh lại hạn chế, vay vốn ngân hàng lớn, vốn tự có thấp dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả... Có những doanh nghiệp người điều hành vi phạm hiến pháp luật bị khởi tố, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động kinh doanh hoặc bị phá sản, giải thể làm cho nợ Ngân hàng không thu hồi được.

Một số đơn vị có dư nợ lớn, vay nhiều ngân hàng công nợ nhiều, khó kiểm soát quá trình chu chuyển hàng hoá và các khoản công nợ phải thu, phải trả vì vậy nếu không có quá trình quản lý hữu hiệu chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng, dễ xảy ra rủi ro. Quy trình nghiệp vụ tín dụng ngoại tệ trước đây còn chưa hoàn chỉnh, chưa xác định rõ trách nhiệm trong từng khâu công việc biểu hiện.

Trước đây quy trình tín dụng được btiến hành như sau:

Doanh nghiệp làm đơn xin vay gửi lên chi nhánh, chi nhánh tiến hành thẩm định và xin vay Sở Kinh Doanh Hối Đoái, Sở xem xét hạch toán giải ngân xuống chi nhánh sau đó chi nhánh tiến hành cho doanh nghiệp vay.

Sau này chuyển sang hình thức: Doanh nghiệp làm đơn xin vay gửi lên chi nhánh, chi nhánh tiến hành thẩm định sau đó gửi hồ sơ đã thẩm định lên Sở Kinh Doanh Hối Đoái, Sở tái thẩm định và thực hiện cho vay trực tiếp.

Theo hình thức này do địa bàn xa, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đa dạng nên công tác thu nợ kém, Sở tiến hành bàn giao nợ cho các tổ trưởng đôn đốc

xử lý thu hồi nợ không được thường xuyên dẫn đế hiệu quả thu nhập thấp. Trước tình hình đó, Sở tiến hành rà soát nợ, thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng sau đó điều chỉnh kỳ hạn nợ. Việc gia hạn nợ vào những năm 2002 đã làm cho nợ quá hạn năm 2001 giảm nhưng đến năm 2003,2004 thì những khoản nợ này lại đến hạn và hiện nay chưa có giải pháp khắc phục vì vậy nợ quá hạn trong những năm qua đang ở mức cao .

Dư nợ cho vay ngoại tệ từ ngày vay đến nay đang chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá đồng USD so với đồng VND liên tục tăng (nhiều nơi vay tính từ ngày khách hàng nhận nợ đến nay tỷ giá đã tăng từ 25-30%). Trong khi đó doanh nghiệp không có nguồn thu về ngoại tệ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn càng khó khăn. Ngoài ra lãi suất của các khoản dư nợ này cao hơn lãi suất hiện tại từ 1,5% đến 2,5%/năm đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.

Để khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì có nhiều biện pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và tình trạng kinh doanh của từng ngân hàng, tuỳ thuộc vào điều kiện và tình trạng kinh doanh của từng ngân hàng mà chúng ta có thể đưa ra những giải pháp khả thi. Trên cơ sở những nguyên nhân gây ra tình trạng khó khăn cho Sở.

Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Nam Định pps (Trang 50 - 55)