Giáo dục truyền thống trường Quốc học Vin h Huỳnh Thúc Kháng

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường (Trang 34 - 36)

III. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾN

2. Một số biện pháp cụ thể

2.4. Giáo dục truyền thống trường Quốc học Vin h Huỳnh Thúc Kháng

Xứ Nghệ - vùng đất địa linh nhân kiệt, miền quê đằm thắm hữu tình “Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ” nổi tiếng với truyền thống yêu nước, ý chí quật cường trong đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, nơi đây cũng chính là cái nơi ni dưỡng truyền thống hiếu học với biết bao tên tuổi làm rạng danh non sông đất nước. Trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và hiếu học ấy, mái trường Quốc học Vinh - Trung Học Phổ Thông Huỳnh Thúc Kháng đến hôm nay đã trải qua chặng đường gần 100 năm xây dựng và phát triển.

Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng việc tuyên truyền, giáo dục về truyền thống nhà trường ln được Ban giám hiệu, Chi bộ và Đồn trường quan tâm. Đây là nội dung chương trình nằm trong kế hoạch đào tạo của nhà trường, là việc làm thường xuyên, được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau.

2.4.1. Giáo dục truyền thống nhà trường và tiểu sử thân thế, sự nghiệp của cụ Huỳnh Thúc Kháng (dành cho học sinh khối 10)

Đối với học sinh đầu cấp, khi mới được vào học tập dưới mái trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, các em thường mang trong mình tâm thế vui tươi, hớn hở nhưng cũng khơng thể tránh khỏi sự tị mị và bỡ ngỡ. Đa phần các em còn lạ lẫm về lịch sử truyền thống nhà trường. Bởi vậy, việc giúp các em tìm hiểu về truyền thống nhà trường nhà chí sỹ yêu nước mà trường mang tên là vô cùng cần thiết. Đây là cơ hội để các em tìm hiểu về mái trường mình đang học, đồng thời là động lực phấn đấu cống hiến trong tương lai.

Ngay sau khi khai giảng năm học mới, để chuẩn bị cho việc học truyền thống của học sinh đầu cấp, nhóm Lịch sử chúng tơi thường vạch ra chương trình cụ thể như sau:

- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; căn cứ vào kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng; căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của tổ Xã hội và nhóm Lịch sử, nhóm trưởng lập kế hoạch (Thời gian; phân cơng giáo viên tham gia giảng dạy, số tiết dạy, hình thức học tập; kiểm tra, địa điểm…) [xem Phụ lục].

- Trình hiệu trưởng và ban chun mơn nhà trường phê duyệt.

- Giáo viên tham gia giảng dạy thống nhất nội dung học tập, nội dung kiểm tra đánh giá.

- Soạn giáo án giảng dạy và câu hỏi kiểm tra đánh giá nhận thức của các em

- Thông báo cho giáo viên chủ nhiệm về lịch học để cùng phối hợp trong việc quản lý học sinh.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyền thống nhà trường, chúng tơi chia làm ba phần:

Thứ nhất, học tập tại lớp tiến hành trong thời gian 90 phút, giáo viên khái

quát về tiểu sử và sự những cống hiến cho cách mạng của cụ Huỳnh Thúc Kháng, quá trình hình thành và phát triển của trường Quốc học Vinh - Huỳnh Thúc Kháng để học sinh nắm được những nội dung cơ bản [xem Phụ lục].

Thứ hai, thực hiện trong thời gian 45 phút, hướng dẫn học sinh tham quan

tại phòng Truyền thống của nhà trường - đây là nơi trưng bày, lưu giữ những hình ảnh, hiện vật… qua các thời kì phát triển của thầy và trò nhà trường giúp học sinh nhận thức sâu hơn những chặng đường, những thành tích của nhà trường. Từ những hiểu biết đó các em sẽ tin yêu, tự hào về ngơi trường mà các em sẽ gắn bó trong ba năm học tới, tạo thêm động lực phấn đấu trong học tập cho các em.

Thứ ba, hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch để kiểm tra mức độ nhận

thức và tình cảm của các em.

2.4.2. Giáo dục truyền thống nhà trường thông qua các hoạt động khác

Việc giáo dục truyền thống của trường Quốc học Vinh - Huỳnh Thúc Kháng khơng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thân thế, sự nghiệp cụ Huỳnh Thúc Kháng; quá trình hình thành và phát triển của nhà trường mà còn được tổ chức ở nhiều hoạt động khác trong suốt cả năm học:

* Trong giờ sinh hoạt 10 phút đầu mỗi buổi học: tập hát ca khúc truyền thống của nhà trường; tuyên truyền các tấm gương học tốt…

* Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp:

+ Lễ khai giảng năm học mới: nhà trường thường tổ chức khen thưởng những giáo viên đạt thành tích cơng tác giảng dạy, những học sinh đạt giải cao trong các kì thi THPT Quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh tham gia thi Khoa học - Kỹ thuật, học sinh có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Hoạt động này không những tạo ra khơng khí vui tươi, phấn khởi đón chào năm học mới mà còn tạo ra động lực cho học sinh phấn đấu vươn lên để đạt thành tích tốt hơn trong học tập nhằm góp phần vào thành tích chung của nhà trường

+ Hoạt động chào đón các tân học sinh của nhà trường: Các khối lớp 11, 12 tổ chức sự kiện như: SWITCH, RADIO 196X, EPOCH… Những sự kiện này là những sân chơi thực sự bổ ích, khơng chỉ học sinh trong trường háo hức đón nhận mà cịn thu hút được đơng đảo học sinh trên địa bàn thành phố Vinh tham gia, tạo ra tình gắn kết giữa các thế hệ học sinh của trường tăng thêm niềm tự hào tình yêu của học sinh dành cho nhà trường.

+ Sinh hoạt theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo” vào dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 với hoạt động văn nghệ với những ca khúc, vở kịch hướng về quê hương, mái trường thầy cô, bè bạn. Đây là dịp để học sinh “tri ân” thầy cơ giáo, thể hiện tình cảm với nhà trường, đồng thời tạo ra sân chơi cho các em thể hiện tài năng năng khiếu của bản thân.

+ Ngoài ra, vào các dịp kỉ niệm ngày sinh của cụ Huỳnh Thúc Kháng (ngày 1/10) hay ngày mất của cụ (ngày 21/4), thầy và trò của trường thường tổ

chức lễ dâng hoa và báo công trước Tượng đài của cụ. Thông qua buổi lễ học sinh được ơn lại những thành tích của nhà trường và quyết tâm ra sức học tập và rèn luyện để đạt những thành tích cao hơn.

+ Lễ bế giảng năm học và lễ Tri ân trưởng thành của học sinh 12: Đây là dịp thầy và trò tổng kết thành quả của một năm học, vinh danh những thành tích, là dịp để học sinh lớp 12 thể hiện tình cảm với thầy cô khi phải sắp rời xa mái trường, xa thầy cô, xa bè bạn.

Trong những năm qua, với việc tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú như vậy, công tác giáo dục truyền thống tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo và rèn luyện các thế hệ học sinh đưa nhà trường khơng ngừng phát triển với những thành tích đáng ghi nhận, nhà trường luôn nằm trong tốp các trường THPT đứng đầu của tỉnh nhà. Nhiều thế hệ học sinh khi rời xa mái trường hễ có dịp đều muốn ghé lại để tỏ lịng “tri ân” thầy cơ, được ơn lại những kỉ niệm tuổi học trị và đóng góp xây dựng nhà trường ngày càng khang trang hơn.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường (Trang 34 - 36)