Các kiểu lỗi trong văn bản báo chí

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) các PHƯƠNG THỨC LIÊN kết TRONG văn bản báo CHÍ và các KIỂU lỗi TRONG văn bản (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2. Các kiểu lỗi trong văn bản báo chí

2.2.1. Các kiểu lỗi trong văn bản báo chí2.2.1.1. Lỗi về mặt hình thức 2.2.1.1. Lỗi về mặt hình thức

- Lỗi chính tả và lỗi hiểu sai nghĩa của từ. Nhiều từ có nghĩa rất rõ ràng nhưng thường bị viết sai chính tả hoặc bị hiểu sai về nghĩa. Ví dụ: sáng lạn (xán lạn), cọ sát (cọ xát), sơ xuất (sơ suất),…; hay không phân biệt được sự khác nhau giữa giả thuyết – giả thiết, tung tích – tơng tích… Hầu hết các trường hợp mắc phải các lỗi này thường do nghiệp vụ và kiến thức của người viết bài là chủ yếu. Nhiều người làm báo, cộng tác viên của những tờ báo đã không trau dồi đủ kiến thức về từ vựng cũng như cách sử dụng từ vựng, dẫn đến nhữngsai sót khơng đáng có.

- Cách viết khơng thống nhất những từ nước ngồi đã được Việt hóa, tức là đã được phiên âm, dùng phổ biến trong tiếng Việt. Ví dụ: cà phê, xi măng, xích lơ, bê tơng, axít, vắcxin, kiốt. Những từ như thế đã thoát khỏi nguyên gốc, được sử dụng như mọi từ tiếng Việt khác, có dấu tiếng Việt thì cần viết tách

ra. Hoặc chúng ta có thể sửa bằng cách để tiếng gốc, thay bằng từ đã được phiên âm tiếng Việt.

- Viết tắt một cách tùy tiện. Đây là một lỗi khá phổ biến trong báo chí. Những từ viết tắt chưa được giải thích đầy đủ từ đầu sẽ gây khơng ít khó khăn cho việc giải mã văn bản, khiến người đọc mất thời gian dịch nghĩa. Ví dụ: GPMB (Giải phóng mặt bằng), ATGT (An tồn giao thông),…

- Dùng dấu phẩy (,) tràn lan. Rất nhiều từ ghép, thành ngữ cần phải viết liền thì bị tách ra bằng dấu phẩy khiến văn bản trở nên rối, vơ dun, ví dụ: phịng, chống tham nhũng; cơm, áo, gạo, tiền; rút dây, động rừng; trọng nam, khinh nữ; mưa to, gió lớn; nhà cao, cửa rộng…

2.2.1.2. Lỗi về mặt nội dung

- Câu sai logic: Đó có thể là câu phản ánh khơng đúng thực tế khách quan, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận cấu thành câu.

- Câu mơ hồ về nghĩa: Câu mơ hồ là câu có thể hiểu theo hai hoặc hơn hai cách chỉ với một cấu trúc ngơn ngữ. Nói cách khác, bản chất tổng quát của hiện tượng mơ hồ là nhiều ý nghĩa khác nhau có khả năng được diễn dịch tương ứng với cùng một hình thức duy nhất của một đơn vị ngơn ngữ hay một biểu thức ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, hiện tượng mơ hồ xảy ra khá phổ biến vì tiếng Việt là ngơn ngữ đơn lập, khơng biến đổi hình thái và việc hiểu nghĩa của câu cịn phụ thuộc vào sự ngắt đoạn của người tiếp nhận.

- Dùng từ sai phong cách: Người viết đơi khi có thể nhầm lẫn giữa phong cách sinh hoạt tự nhiên và phong cách báo chí. Trong báo chí khơng nên sử dụng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ trừ những trường hợp đặc biệt.

2.2.2. Một số biện pháp khắc phục các lỗi thường gặp trong văn bản báo chí

- Khắc phục trên bài viết trong quá trình biên tập và xuất bản. Người viết cần phải cẩn thận khi sử dụng những từ mà mình chưa nắm rõ nghĩa, nhất là từ Hán Việt phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa xem có đúng với ý định muốn viết

của mình khơng mới viết vào bài. Còn đối với nhà biên tập khi gặp lỗi này khơng nên tùy tiện sử dụng từ đó mà phải dựa vào từ điển nếu thấy sai có thể thay bằng từ khác nhưng cần chú ý đến sắc thái nghĩa phải tương ứng.

- Do thơng tin ngày cịn nhiều, trình độ độc giả được nâng cao nên người viết báo phải thường xuyên rèn luyện lối viết, bồi dưỡng thêm vốn từ để tránh những trừng hợp sai từ đáng tiếc. Cịn về phía tịa soạn, là trung tâm phân tích và xử lí thơng cho nên tịa soạn cần phải cẩn thận trong việc đăng tin. Trước khi đăng một bản tin nào phải xem lại tin đó có vấn đề gì chưa hợp lí, hoặc sai những lỗi quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đăng tin thì phải bỏ ngay trước khi đăng.

- Lấy ý kiến độc giả

2.3. Bài tập ứng dụng

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) các PHƯƠNG THỨC LIÊN kết TRONG văn bản báo CHÍ và các KIỂU lỗi TRONG văn bản (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)