Phân tích các bước công nghệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO NGÀNH DỆT NHUỘM (Trang 72 - 92)

3.1.4.1 Sơ đồ công nghệ chi tiết

Hình 3-5 Sơ đồ công nghệ nhuộm vải tại công ty

3.1.4.2 Cân bằng vật chất – năng lượng

Cơ sở cân bằng nguyên vật liệu dựa vào nguyên lý:

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

3.1.4.2.1 Cân bằng nguyên vật liệu

Bảng 3-13 Bảng cân bằng nguyên vật liệu tính cho 1 mẻ sản xuất = 300 kg vải (Đơn vị tính: kg/mẻ)

Nhận xét:

Khi nhuộm 1 mẻ (300kg vải) thì công ty sử dụng hết 44,75 kg nguyên vật liệu và thải ra lượng dòng thải là 30,35kg bao gồm các loại hóa chất cơ bản, thuốc nhuộm, chất trợ, ống giấy và nylon. Như vậy, để nhuộm 1 tấn vải thì công ty phải tiêu thụ gần 150 kg nguyên vật liệu và thải ra khoảng 100 kg chất thải. Đó là chưa kể lượng hóa chất bị thất thoát trong quá trình lấy hóa chất hoặc còn dính lại trên thùng chứa hóa chất.

3.1.4.2.2 Cân bằng nước

Ngành nhuộm là một trong những ngành sử dụng rất nhiều nước. Đây cũng là một trong những trọng tâm thực hiện SXSH. Do vậy, cân bằng nước để so sánh với lượng nước thực tế mà công ty đã tiêu thụ để định lượng được lượng nước thất thoát trong quá trình sản xuất. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm tiết kiệm nước cho công ty.

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Nhận xét: Khi nhuộm 1 mẻ vải PES (300 kg vải) thì công ty sử dụng hết 30,3 m3 nước và thải ra 17,77 m3 nước thải. Như vậy, để nhuộm 1 tấn vải thì công ty phải tiêu thụ gần 100 m3 nước và thải ra khoảng 60 m3 nước thải. Thực tế, số liệu từ đồng hồ nước cho thấy cần khoảng 200 – 250 m3 cho mỗi tấn vải. Điều này có nghĩa là đã có một lượng lớn nước đã bị rò rỉ, chảy tràn hoặc sử dụng quá nhiều cho việc vệ sinh máy móc, nhà xưởng sau mỗi lần thay mẻ, thay đơn công nghệ. Như vậy lượng nước thải thực tế cao hơn rất nhiều (khoảng 150 – 200 m3 nước thải).

3.1.4.2.3 Cân bằng năng lượng cho lò hơi

Theo đánh giá sơ bộ tại khu vực phụ trợ, trong quá trình sinh hơi thì lượng nhiệt bị tổn thất cũng như lượng hơi bị thất thoát tại các van hơi rất lớn.

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

3.1.4.3 Tính toán chi phí theo dòng thải

Nhận xét: Để có được 1 tấn vải thành phẩm, công ty đã phải chi trả 640.060VNĐ cho việc xử lý chất thải. Như vậy, nếu áp dụng được các giải pháp SXSH sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí xử lý vì đã giảm được lượng chất thải đầu ra .

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm 3.1.5 Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Nhận xét:

Trong 39 giải pháp SXSH được đưa ra ở trên, có: - 19 giải pháp có thể thực hiện ngay;

- 15 giải pháp cần phân tích thêm; - 5 giải pháp bị loại bỏ.

3.1.5.3 Lựa chọn các giải pháp SXSH

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Bảng 3-15 Kết quả đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp SXSH

3.1.5.3.2 Đánh giá tính khả thi về kinh tế

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Bảng 3-16 Kết quả đánh giá tính khả thi về môi trường của các giải pháp SXSH

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

Bảng 3-17 Kết quả thứ tự ưu tiên các giải pháp lựa chọn

3.2 Bài học kinh nghiệm

Công ty TNHH nhuộm Nam Thành là một trong những doanh nghiệp có qui mô sản xuất vừa nhưng có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng lớn, đặc biệt là nhu cầu sử dụng nước, hóa chất và thuốc nhuộm cũng như dầu FO rất lớn.

- Công ty không kiểm soát được nhu cầu sử dụng hơi và nước, ý thức quản lý và vận hành của công nhân viên chưa cao, gây nhiều thất thoát cho công ty.

- Vấn đề môi trường tại công ty chưa được quan tâm triệt để, chỉ quan tâm xử lý nước thải, vấn đề khí thải chưa được quan tâm nhiều.

Dựa trên việc phân tích các tình hình hoạt động thực tế tại công ty, đề tài đã đưa ra được 39 giải pháp SXSH. Sau khi sàng lọc sơ bộ đã loại bỏ được 5 giải pháp không khả thi. Như vậy còn lại 34 giải pháp SXSH, trong đó có thể thực hiện ngay 19 giải pháp (chủ yếu thuộc về quản lý nội vi) và có 15 giải pháp cần phân tích thêm. Kết quả nghiên cứu được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

STT Nhóm giải pháp Phân loại giải pháp Tống số Tỷ lệ (%)

Thực hiện ngay

Phân tích thêm

1 Quản lý nội vi 1 0 10 29,41

2 Kiểm soát tốt quá trình 4 0 4 11,77

3 Cải tiến thiết bị 1 8 9 26,47

4 Thay đổi nguyên liệu đầu vào 0 3 3 8,82

5 Thay đổi công nghệ 1 1 2 5,88

6 Tận, thu tái sử dụng tại chỗ 3 3 6 17,65

Tổng cộng 19 15 34 100

Nhìn chung, triển khai áp dụng SXSH là một quá trình lâu dài và tùy thuộc vào điều kiện hiện có của doanh nghiệp mà có những các thức triển khai cụ thể khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp này đều có đặc điểm chung là tiêu tốn nhiều năng lượng nên phần triển khai áp dụng SXSH đều có chung nội dung là TKNL và quản lý nội vi.

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

[1] Kết luận

Sản xuất sạch hơn là một cách tiếp cận mới trong việc kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Hiệu quả cho việc áp dụng SXSH mang lại nhiều lợi ích về môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ bản của cách tiếp cận này là chủ động phòng ngừa ngay trong các công đoạn của quá trình sản xuất.

Dựa trên việc phân tích hiện trạng môi trường và phân tích các quy trình sản xuất, chuyên đề đã đánh giá cách thức triển khai áp dụng SXSH thích hợp với thực tế cho hai công ty điển hình về loại hình dệt nhuộm. Các công ty đều đưa ra các giải pháp ứng dụng cho từng quy trình sản xuất với hiệu quả kinh tế khác nhau. Trong đó có những giải pháp cần đầu tư lớn, nhưng dựa vào kết quả phân tích tính khả thi với thời gian hoàn vốn ngắn đủ để thuyết phục công ty tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp SXSH đó và tiếp tục duy trì, mở rộng chương trình SXSH trên phạm vi rộng.

Qua việc tìm hiểu đặt trưng ô nhiễm của ngành dệt nhuộm và qua quá trình nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty, chuyên đề rút ra hướng đánh giá chung cho ngành dệt nhuộm là tập trung vào đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Đây là tiềm năng tiết kiệm rất lớn, đặc trưng của ngành, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và cải thiện hiện trạng môi trường (giảm lượng CTR, cải thiện môi trường không khí) cho các doanh nghiệp khi triển khai áp dụng SXSH. Bên cạnh đó khi giảm được lượng điện tiêu thụ thì làm giảm đáng kể tải lượng các chất gây hiệu ứng nhà kính và cắt giảm gánh nặng phải nhập khẩu năng lượng góp phần phát triển bền vững đất nước.

[2] Kiến nghị

Để áp dụng và duy trì SXSH tại công ty, chuyên đề có đề xuất một số kiến nghị như sau:

Đối với lãnh đạo công ty

Để triển khai áp dụng SXSH tại công ty đạt được nhiều thành công thì ban lãnh đạo của công ty cần:

- Nhanh chóng triển khai và hoàn thành việc thay thế thiết bị phù hợp và lắp bảo ôn cho toàn đường ống, lắp đặt đồng hồ đo dầu và nước.

- Tiếp tục triển khai theo dõi hệ thống quan trắc điện năng với các mặt hàng khác nhau để nhanh chóng xác định các định mức sản xuất cho từng máy ứng với từng mặt hàng.

- Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH thực hiện ngay.

- Lên kế hoạch thực hiện các giải pháp lâu dài đã được phân tích tính khả thi

- Duy trì và mở rộng chương trình SXSH trên phạm vi toàn công ty. Chọn trọng tâm đánh giá cho SXSH tiếp theo.

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

- Chủ động tiếp cận với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ nguồn vốn và nhân lực giúp công ty triển khai áp dụng SXSH hiệu quả hơn, tạo nền tảng và điều kiện tốt cho công ty tiếp cận với hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 dễ dàng hơn.

Đối với cơ quan chức năng

- Sự thành công của một dự án SXSH đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó sự nổ lực của các doanh nghiệp là chủ yếu, nhưng sự hỗ trợ và khuyến khích từ phía nhà nước về nguồn vốn và nhân lực cho các doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các quy định, chính sách khuyến khích, chương trình hỗ trợ về nguồn vốn và nhân lực để thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện tham gia áp dụng SXSH ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt cần ban hành chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cụ thể cho ngành sản xuất dệt nhuộm nói riêng và cho từng ngành công nghiệp nói chung.

- Do bản thân đây là một ngành khá tiêu tốn một lượng điện năng lớn nên nhà nước cần ban hành và triển khai các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.

Chuyên đề Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho ngành dệt nhuộm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. George Wynne, Dhiraj Maharaj and Chris Buckley, Cleaner production in the textile industry – Lessons from the Danish experience , 2000

2. PGS.TS Lê Thanh Hải, Bài giảng ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG, 2008.

3. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm, 2008.

4. Lebanese Cleaner Production Center, Cleaner Production – Guide for Textile Induxtries, 2010.

5. Nguyễn Thị Khánh Ly, Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho Công ty TNHH Nhuộm Nam Thành KCN Tân Tạo, Q. Bình Tân, Tp.HCM, 2010. 6. Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG. Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và chất thải

nguy hại ngành dệt nhuộm, 2012.

7. Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG, Tiểu luận Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho công nghệ nhuộm xí nghiệp dệt nhuộm - Công ty X28, 2012.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO NGÀNH DỆT NHUỘM (Trang 72 - 92)