CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp khảo sát các yếu tố lên quá trình tổng hợp nanoliposome từ
từ lecithin có nguồn gốc đậu nành
2.3.1.1. Phương pháp tổng hợp nanoliposome
- Phương pháp tổng hợp nanoliposome được nghiên cứu chọn là phương pháp hydrat hóa màng mỏng lipid với sự thay đổi các yếu tố trong công thức tổng hợp của nhóm nghiên cứu [58].
- Quy trình tổng hợp như sau: Tạo lớp màng lipid:
Cân và hòa tan lecithin có nguồn gốc đậu nành, cholesterol, CTAB trong hỗn hợp dung môi CHCl3:MeOH. Lecithin, cholesterol và CTAB được bảo quản trong điều kiện 2 – 8oC, vì vậy các chất này nên được để cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi tiến hành cân.
Cho dung dịch lipid trong CHCl3:MeOH vào bình cầu của hệ thống cơ quay. Tiến hành cô quay áp suất thấp bằng máy cô quay Büchi Rotavapor R-114 để loại dung môi hữu cơ. Áp suất được điều chỉnh để dung môi bay hơi từ từ, không quá nhanh tạo lớp màng lipid mỏng và trong suốt bám xung quanh thành bình. Sau khi dung môi bay hơi hết, tiếp tục cô quay qua đêm để dung mơi bay hơi hồn tồn.
Hình 2.2. Q trình tạo màng lipid
Hydrat hóa:
Trong điều kiện hóa chất thực tế có ở phịng thí nghiệm kết hợp với tham khảo tài liệu, nghiên cứu lựa chọn chất hoạt động bề mặt tween 80 để khảo sát bổ sung vào pha nước trong q trình hydrat hóa [58]. Tiến hành hydrat hóa ở nhiệt độ được lựa chọn trong khoảng 2 giờ.
Hình 2.3. Q trình hydrat hóa
Giảm kích thước tiểu phân:
Phương pháp hydrat hóa màng mỏng lipid thường tạo ra các hạt liposome đa lớp và có kích thước hạt lớn, do đó liposome sau bào chế cần được làm giảm kích thước hạt.
Hình 2.4. Q trình giảm kích thước tiểu phân liposome
2.3.1.2. Khảo sát các yếu tố lên quá trình tổng hợp nanoliposome
a. Khảo sát nhiệt độ chuyển pha của lecithin có nguồn gốc đậu nành
- Nhiệt độ cô quay và nhiệt độ hydrat hóa lớp màng lipid được xác định thông qua nhiệt độ bắt đầu nóng chảy (Tm) và nhiệt độ chảy hoàn tồn (Tf) của lecithin có nguồn gốc đậu nành bằng phân tích nhiệt quét vi sai DSC.
- Đánh giá kết quả: nhiệt độ cô quay và nhiệt độ hydrat hóa được lựa chọn cao hơn Tm và nhỏ hơn Tf.
b. Khảo sát phương pháp giảm kích thước hạt
- Liposome sau tổng hợp được tiến hành làm giảm kích thước hạt bằng các phương pháp khảo sát:
Siêu âm (sử dụng thiết bị siêu âm Elma S 80 H): 30 phút.
Nén qua màng 100 nm (sử mini extruder-Avanti Polar Lipids): 10 lần. Kết hợp siêu âm và nén qua màng: siêu âm 30 phút, nén qua màng 10 lần.
- Đánh giá kết quả: dựa vào kết quả đánh giá cảm quan, kích thước hạt, hệ số đa phân tán của hệ liposome sau tổng hợp và sau 1 tuần bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8oC để lựa chọn phương pháp giảm kích thước cho hệ liposome. Phương pháp giảm kích thước hạt được lựa chọn là phương pháp cho hệ liposome sau bảo quản ổn định (không xuất hiện các hiện tượng kém bền: kết bông, nổi kem, lắng cặn, tách lớp…) và kích thước hạt trung bình nhỏ hơn 200 nm.
c. Khảo sát tỷ lệ thành phần tạo liposome
- Khảo sát tỷ lệ lecithin:cholesterol: liposome được tổng hợp với các tỷ lệ lần lượt là 10:0, 9:1, 8:2, 7:3, 6:4, 5:4 và 4:6 (khối lượng/khối lượng).
- Khảo sát tỷ lệ CTAB: tiến hành tổng hợp liposome theo phương pháp hydrat hóa lớp màng lipid với tỷ lệ lecithin:cholesterol được chọn và tỷ lệ CTAB khảo sát lần lượt là 0%, 1%, 2%, 3% và 4% khối lượng lipid [58].
- Khảo sát tỷ lệ chất hoạt động bề mặt (tween 80): tiến hành tổng hợp liposome theo phương pháp hydrat hóa lớp màng lipid với tỷ lệ lecithin:cholesterol và tỷ lệ CTAB được chọn. Tỷ lệ tween 80 được khảo sát lần lượt là 0%, 0,5%, 1,0%, 1,5% và 2,0% (khối lượng/thể tích).
- Đánh giá kết quả: dựa vào kết quả đánh giá cảm quan, kích thước hạt, hệ số đa phân tán của hệ liposome sau tổng hợp và sau 1 tuần bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8oC để lựa chọn tỷ lệ các thành phần tạo liposome. Tỷ lệ thành phần tạo liposome được lựa chọn là tỷ lệ cho hệ liposome sau bảo quản ổn định (không xuất hiện các hiện tượng kém bền: kết bông, nổi kem, lắng cặn, tách lớp…) và kích thước hạt trung bình nhỏhơn 200 nm.