Các giải pháp từ phía doanh nghiệp nông nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 75 - 83)

Bên cạnh những cải cách từ phía cơ quan quản lí, bản thân các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cần tích cực cải thiện hoạt động của mình mới mong đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập, nơi mà có không ít các đối thủ lớn với kinh nghiệm và các tiềm lực khác.

Con người là yếu tố tối quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên trên các mặt chuyên môn, vi tính, ngoại ngữ cũng như tần suất được cập nhật kiến thức thông qua việc làm việc với chuyên gia bên ngoài, tham quan/làm việc tại nước ngoài …, nâng cao nhận thức và hiểu biết cho các nhà quản lí doanh nghiệp về sân chơi lớn WTO và các quy định của nó, để tránh những thua thiệt có thể gặp phải do không am hiểu về luật chơi.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nông nghiệp cũng nên có những chính sách thu hút, đãi ngộ đối với nhân tài để có thể cải thiện được chất lượng nguồn nhân lực trong đơn vị mình, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.2. Nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, trang thiết bị trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên có chiến lược đầu tư dài hạn vào các trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lương sản phẩm của doanh nghiệp mình. Những dây chuyền sản xuất cũ, lỗi thời có thể có giá mua rẻ nhưng hiệu quả không cao, thậm chí có thể làm phát sinh nhiều chi phí cho việc sửa chữa, mà chất lượng hàng nông sản lại không được đảm bảo.

Bên cạnh đó, ở khía cạnh quản lí, việc đưa vào sử dụng máy vi tính, cũng như các phần mềm quản lí doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão hiện nay. Việc đầu tư vào hệ thống phần mềm kế toán, quản lí nguyên vật liệu, kho bãi…, internet cũng mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng trong việc tìm kiếm nguồn hàng, mối tiêu thụ từ nước ngoài. Hơn thế nữa, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có thể được kiểm soát chặt chẽ và khoa học hơn.

3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ

Các doanh nghiệp nông nghiệp cần có kế hoạch đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh của mình cả trong chiều rộng và chiều sâu nhằm tránh được những rủi ro trong kinh doanh và sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Nhất là khi đặc thù của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi thường đòi hỏi khoản đầu tư ban

đầu và chu kì sản xuất kinh doanh dài. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp bớt lúng túng hơn khi vấp phải những biến đổi về giá cả và nhu cầu của thị trường.

Về giá thành, các doanh nghiệp cần phải nắm được khả năng cạnh tranh hiện tại về giá các sản phẩm, dịch vụ của mình so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời có chiến lược tốt trong cắt giảm chi phí sản xuất, để có đưa ra mức giá cạnh tranh hơn so với đối thủ.

Về chất lượng sản phẩm: đây là một đòi hỏi quan trọng. Sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, người tiêu dùng mới quan tâm, doanh nghiệp mới khẳng định được tên tuổi của mình. Để có thể nâng cao được chất lượng, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, giống, quy trình kĩ thuật, kiểm soát chặt chẽ việc thu hoạch cũng như gom hàng từ nông dân và các thương lái…

Ngoài ra, trong điều kiện hội nhập, việc khẳng định thương hiệu cho sản phẩm cung hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp nông nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến đăng kí nhãn hiệu sản phẩm cũng như có chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình cả trong thị trường nội địa và quốc tế.

3.4. Cải thiện và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường

Đây là một giải pháp quan trọng cho khâu tiêu thụ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đưa vào ứng dụng hệ thống thông tin tiên tiến và các công cụ dự báo thị trường chứ không phải chỉ dựa trên kinh nghiệm.

Việc này có thể được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin hiện đại, các thương vụ qua tham tán thương mại, thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, thuê chuyên gia tư vấn….Ở cáp độ ngành hàng, nên hỗ trợ các doanh nghiệp qua việc thành lập các sàn giao dịch, cung cấp cho doanh nghiệp nhiều hơn nữa các thông tin rõ ràng, minh bạch về thị trường.

3.5. Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại

Không phải khi không bán được hàng, doanh nghiệp mới quan tâm đến việc quảng bá, mà ngay từ đầu, các doanh nghiệp nông nghiệp cần quan tâm nhiều

thông qua các phương tiên thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình…, các hội chợ triển lãm do Bộ ngành tổ chức cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp quảng bá cho sản phẩm của mình. Các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa mang tính quốc tế cũng là cơ hội xúc tiến thương mại rất tốt. Doanh nghiệp nông nghiệp cần chú trọng và tích cực tham gia vào các hoạt động này.

3.6. Xây dựng hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp hợp lí và có hiệu quả

Hệ thống này bao gồm từ khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ… doanh nghiệp nên chú trọng vào tìm kiếm nguồn cung cấp ổn định cho sản xuất của doanh nghiệp mình. Các hình thức thu mua cũng nên được đa dạng hóa, có thể chủ động xây dựng vùng nguyên liệu, mua trực tiếp từ người nông dân, qua thương lái hoặc hợp tác với doanh nghiệp khác…

Về kênh tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần chú ý không nên chỉ tập trung vào xuất khẩu mà bỏ qua thị trường tiêu thụ trong nước.Các doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm dựa vào hệ thống phân phối của chính mình hoặc dựa trên mạng lưới tiêu thụ của các doanh nghiệp khác , việc hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp để mở rộng mạng lưới phân phối cũng là vấn đề nên được lưu tâm xem xét.

3.7. Tăng cường mối quan hệ khách hàng, liên kết, hợp tác và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác và khách hàng

Các doanh nghiệp có thể tham gia các Hiệp hội để tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn, quảng bá thương hiệu, cũng như tìm kiếm thị trường, đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng, hạn chế hiện tượng tranh mua tranh bán, làm giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ nước ngoài.

Thực tế cho thấy, hiện nay đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ học vấn, kiến thức kinh doanh, hiểu biết luật pháp (nhất là luật pháp quốc tế) không cao, trình độ tay nghề của người lao động thấp... Trong điều kiện này, để thực hiện chiến lược cạnh tranh cần phải và nhất thiết phải thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác không phải là phép tính

cộng tổng số các doanh nghiệp, mà chính là tạo ra sức mạnh bội phần của các nhóm, các tập đoàn kinh tế cùng sản xuất kinh doanh một (hoặc một số) sản phẩm nhất định và cùng thực hiện chiến lược thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm trên thị trường.

Vấn đề giữ chứ tín cũng là một yếu tố sống còn đối với không chỉ riêng các doanh nghiệp nông nghiệp. Các trường hợp bất tín thường xảy ra giữa doanh nghiệp đối ới các khách hàng là người cũng cấp nguyên liệu chế biến, dẫn đến mất niềm tin, gây khó khăn cho chính các doanh nghiệp do vấp phải sự phản đối từ các nguồn cung cấp, nhiều khi có thể dẫn đến ngưng trệ hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong hoạt động xuất khẩu, giá cả luôn có sự biến đổi, nhưng các doanh nghiệp cần xác định cho mình tâm lí hợp tác là lâu dài chứ không phải làm ăn chụp giật, sẵn sàng hủy hợp đồng để làm ăn với doanh nghiệp khác khi giá sản phẩm có chiều hướng đi lên. Đây là một cách cư xử rất kém gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp và về lâu dài, việc tìm kiếm đối tác là rất khó khăn.

3.8. Ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh

Internet là một công cụ hữu hiệu đưa doanh nghiệp ra với thế giới, góp phần kéo gần hơn khoảng cách giữa doanh nghiệp và đối tác , đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, đầu tư cho thương mại điện tử là một hướng đi mới có nhiều lợi ích và phù hợp với xu hướng trên thế giới. Các doanh nghiệp nông nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến phương thức kinh doanh mới này.

3.9. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tăng cường năng lục của chủ doanh nghiệp cũng như các cán bộ quản lí

Văn hóa doanh nghiệp, nói một cách khái quát là "đạo làm giàu", tức là làm giàu một cách có văn hóa: Làm giàu cho bản thân, làm giàu cho doanh nghiệp, làm giàu cho xã hội và cho đất nước. Sự giàu có về trí tuệ, về của cải và tính

nghiệp phải có. Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực luôn là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực của các chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lí của doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh so với các đối thủ. Đầu tiên là nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp...Tiếp theo là năng lực về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược. Trong mọi điều kiện, doanh nhân cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp v.v...) để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức.Để làm được việc này, các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến chiến lược cạnh tranh và những kỹ năng mang tính chiến lược như: Quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, và tính nhạy cảm trong quản lý, phân tích kinh doanh, dự báo và định hướng chiến lược phát triển...

Tựu chung lại, có thể thấy, “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”, nâng cao nhận thức, hiểu biết về sân chơi, luật chơi mới và không ngừng hoàn thiện mình chính là chìa khóa cho các doanh nghiệp nông nghiệp trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt mà hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự kiện gia nhập Tổ chức thương mại WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành nông nghiệp và nông thôn nói riêng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước đi lên, khẳng định vị thế và năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong khu vực và trên toàn thế giới. Tuy nhiên , do xuất phát điểm thấp , lại là nước đi sau, các doanh nghiệp nông nghiệp của chúng ta còn gặp không ít những khó khăn trên con đường hội nhập. Chính vì thế, để có thể đứng vững, không thể là gì khác ngoài việc cả Nhà nước và doanh nghiệp đều cần phải cố gắng nỗ lực hết mình để nâng cao sức cạnh tranh, trước hết là cho các mặt hàng nông sản, kế đến là nâng cao các nghiệp vụ khác trong kinh doanh quốc tế. Am hiểu về luật chơi và khẳng định được tên tuổi của mình, các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sẽ sớm thu được những thành quả mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, góp phần thúc đẩy nhanh tăng trưởng của ngành và của cả nền kinh tế. Tin rằng, cùng với sự quan tâm sâu sát của các cấp, các ngành, cùng với sự năng động, sáng tạo và nỗ lực hoàn thiện của bản thân các doanh nghiệp, rồi đây, các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng vững và đủ sức cạnh tranh với các tên tuổi lớn khác trong một sân chơi nhiều lợi ích mà cũng lắm gian nan như WTO.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê (2002), Hà Nội.

2. CIEM và UNDP(2003), Năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải 3. PTS Lê Đăng Doanh, Ths Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Vân(1998) , Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao động.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Báo cáo: Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông nghiệp - Đặng Kim Sơn, Phạm Minh Trí , Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, T10/2006.

5. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2007 – Bộ NN và PTNT

6. Viện kinh tế và chính trị thế giới : VN sẵn sàng gia nhập WTO ( NXB KH- XH)

7. Việt Nam - WTO, Những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp nông thôn và doanh nghiệp

(Tài liệu hỏi - đáp phục vụ học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khoá X)

8. Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002, Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

9. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kinh tế VN hội nhập và phát triển bền vững- Trường ĐH Kinh tế TP HCM(2006)

10. Biên bản Hội nghị toàn thể ISG 2006 : Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam và WTO ngày 25/10/2006.

11. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Dự án “ Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn – SCARD II

12. Chuyên đề : Các nội dung yêu cầu về hội nhập KTQT với WTO khu vực Nông nghiệp , Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Viện nghiên cứu và phát triển, T4/2007.

13. Nông nghiệp và nông thôn VN : 20 năm đổi mới và phát triển – NXB chính trị QG

14. Các tạp chí

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Kinh tế và phát triển

- Phát triển và hội nhập - Thời báo kinh tế VN 15. Websites www.mpi.gov.vn www.mof.gov.vn www.mot.gov.vn www.agroviet.gov.vn www.gso.gov.vn www.isgmard.org.vn www.vietbao.com

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 75 - 83)