Các giải pháp từ phía Chính phủ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 61 - 75)

Chính phủ Việt nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có thị trường, có thế mạnh về kỹ thuật, tay nghề, chất lượng cao và chi phí thấp; đổi mới công nghệ, áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và quản lý kinh doanh, quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo hành lang pháp lí an toàn và môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp. Xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp. Thị

trường nông sản quốc tế rộng lớn và đa dạng, để cạnh tranh có hiệu quả cần nhiều doanh nghiệp năng động và có năng lực, vì thế, cùng với các doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu hàng nông lâm sản, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia. Thực hiện việc sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước.

Cụ thể :

1.1. Minh bạch hóa chính sách thuế quan và phi thuế quan

1.1.1. Thuế quan

Việt Nam nên cung cấp thông tin rõ ràng về mức thuế ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu, trong đó có hàng nông sản. Đôi khi, các doanh nghiệp bị nhầm lẫn về mức thuế hiện tại và những thay đổi về mức thuế thậm chí đến mức vào bất kỳ thời điểm nào, họ có thể không chắc chắn về mức thuế hiện đang áp dụng do sự thay đổi diễn ra thường xuyên.

1.1.2.Các biện pháp phi thuế

Các biện pháp phi thuế thường tạo sự hấp dẫn cho các Chính phủ bởi vì chúng tạo ra ấn tượng là có thể kiểm soát tức thì về đầu ra, trong trường hợp này như là dòng chảy hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng thường có một số tác động không dự đoán trước được, thiếu minh bạch, không ổn định và tạo ra mức độ bảo hộ cao cho ngành sản xuất được hưởng bảo hộ. Trong khi điều này có thể làm lợi những nhà sản xuất trong ngành hàng này, thì nó còn có nghĩa là không hạn chế về chi phí mà nền kinh tế có thể phải gánh chịu do việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Từ quan điểm của các nhà kinh tế, đối với lợi ích cho đất nước nói chung, hàng rào phi thuế nên được dỡ bỏ và được thay thế bằng thuế quan để làm cho việc bảo hộ được rõ ràng hơn.

Khi không còn bất kỳ hàng rào phi thuế nào, để bảo hộ những nhà sản xuất trong nước từ dòng chảy bất ngờ của hàng nhập khẩu vào thị trường trong nước, Việt Nam nên cải tiến những qui định của mình về các biện pháp chống phá giá, các biện pháp tự vệ cũng như biện pháp đối kháng.

1.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính và quản lý nông thôn, tạo mặt bằng cho kinh doanh cho doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn

Hiện nay, chức năng của nông nghiệp nông thôn đã và đang có sự thay đổi sâu sắc. Vấn đề quản lí nông thôn cũng cần được thay đổi. Cải cách hành chính và quản lý nông thôn phải thể hiện 2 mặt: (i) Cải cách phương thức xây dựng pháp luật và chính sách nhất là chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó việc phát triển doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn; (ii) Cải cách thực hành pháp luật và quản lí xã hội ở nông thôn: Cần phải ban hành quay định về thái độ ứng xử của chính quyền trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp.

Các văn bản pháp luật hiện nay liên quan đến doanh nghiệp nông nghiệp là khá đầy đủ bao gồm Luật doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2005 (đồng thời thay thế Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003), Luật Hợp tác xã năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2003), Nghị định 88/2002/NĐ-CP về phát triển các hội và hiệp hội nghề nghiệp và nhiều thông tư, hướng dẫn khác. Điều này tạo nên môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng.

Trong cải cách phương thức xây dựng luât pháp liên quan đến phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, quan trọng nhất là tìm mọi hình thức để thu hút thật rộng rãi sự tham gia của doanh nhân, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà khoa học, để văn bản thể hiện đầy đủ tư duy đổi mới, sát hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao, khắc phục tình trạng "khép kín" trong việc soạn thảo văn bản. Trong cải cách phương thức quản lí nông thôn, phải quán triệt quan điểm bộ máy nhà nước và mỗi công chức phải toàn tâm, toàn ý thực thi công vụ với ý thức phục doanh nghiệp, khắc phục cho được tệ nhũng nhiễu đang khá phổ biến tại công sở.

Để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các địa phương nên kéo dài thời gian thuê đất, áp dụng mức thấp nhất trong khung giá thuê. Áp dụng biện

kinh phí di dời doanh nghiệp ra khỏi nội thị, v.v... Giải pháp cho xây dựng thêm nhiều khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa, của một số địa phương đang làm hiện nay là cần thiết nhưng tốc độ xây dựng và đưa vào sử dụng còn chậm, mới đáp ứng được hơn 10% có nhu cầu về mặt bằng sản xuất. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa cho doanh nghiệp nông nghiệp là cần thiết, vì nó vừa bảo đảm mặt bằng cho doanh nghiệp, tránh ô nhiễm, hình thành bộ mặt mới cho nông thôn. Tuy nhiên, khi xây dựng các khu cụm công nghiệp nhỏ cần phải có quy hoạch căn cơ, bài bản, tránh chạy theo phong trào dẫn đến chiếm dụng quá nhiều đất mà chưa sử dụng đến, gây ra lãng phí đất đai, thiệt hại cho người dân.

1.3.Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn

Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm đường giao thông, hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng thông tin, điện lưới …

Chất lượng của cơ sở hạ tầng của một đất nước có thể tác động quan trọng đến chi phí điều chỉnh trong quá trình hội nhập, nhất là chi phí điều chỉnh của các công ty. Về nguyên tắc, chi phí giao dịch và thông tin cao hơn khi đầu tư sẽ có tác động tiêu cực đến phản ứng của người sản xuất đối với quá trình tự do hóa thương mại. Thông thường, các công ty ở các nước đang phát triển phải chịu chi phí giao dịch và thông tin cao hơn bởi vì cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém cũng như dịch vụ công cộng chưa đầy đủ. Cụ thể hơn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công có thể xem như vốn bổ sung, ví dụ như vốn tạo ra các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho sự hoạt động của vốn đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn bổ sung này thông thường bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông và các dịch vụ công cơ bản như điện, nước.

Để tăng cường cơ hội gặp gỡ giữa người nông dân, nhà kinh doanh và doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường, Chính phủ cần xúc tiến thành lập các chợ bán buôn ở nông thôn hay những sàn giao dịch hiện đại ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Liên quan đến vấn đề cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã có Quyết định 132/2001/QĐ-TTg ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chương trình phát triển đường giao thông thông nông thôn và cơ sở hạ tầng cho làng nghề, hay Quyết định 184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng vốn tín dụng Nhà nước cho các chương trình kiên cố hóa kênh mương, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8 năm 2006 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Vấn đề hiện nay là cần có lộ trình triển khai các quyết định nghị quyết trên một cách hiệu quả nhất.

1.4. Hỗ trợ nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông

Cụ thể là hỗ trợ nghiên cứu, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Bởi vì nông dân và các doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và nhất là thị trường thế giới về giá trị gia tăng cao và chất lượng cao của các nông sản nếu không được tiếp cận với những công nghệ mới. Đôi khi, những công nghệ mới này được thể hiện trong cả các yếu tố đầu vào và vốn. Trong trường hợp khác, chúng được thể hiện ở các phương pháp quản lý hay quá trình sản xuất. Dù trong trường hợp này thì người dân và các doanh nghiệp cần phải được tiếp cận với kiến thức để cải thiện quá trình sản xuất và tiếp thị của họ, đồng thời để có được mức thu nhập cao.

Hiện tại, Chính phủ đã có Nghị định 56/2005/ NĐ-CP về tổ chức hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa trợ giúp kỹ thuật cho các doanh nghiệp nông nghiệp. Cụ thể, trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan sẽ phải tập trung thành lập các “Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Cần phải xây dựng sớm cơ sở dữ liệu quốc gia để cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến nghiên cứu mô hình doanh nghiệp công nghệ, cơ chế khuyến khích việc liên kết, hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu và cơ sở sản xuât của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để các sản phẩm khoa học, công

cơ chế trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thực hiện đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm và dịch vụ, mua bán, trao đổi, góp vốn và hợp tác đầu tư bằng giá trị tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ.

1.5. Hỗ trợ tiếp thị và hỗ trợ xuất khẩu

1.5.1.Hỗ trợ tiếp thị

Ở Việt Nam, mối liên hệ giữa tín hiệu thị trường và các nhà sản xuất còn rất hạn chế cũng như sự thiếu vắng các dịch vụ kinh doanh, do đó các tín hiệu thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng thường không đến được các nhà sản xuất nông sản. Tình hình sẽ tạo ra các chi phí đáng kể đối với ngành nông nghiệp nếu không nhanh chóng được cải thiện khi đất nước ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để giúp các doanh nghiệp và nhà sản xuất giải quyết tình hình này, Chính phủ có thể tăng cường những hỗ trợ cụ thể về marketing, như các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng mạng lưới thông tin thị trường, v.v.

Xúc tiến xuất khẩu

Mở rộng hoạt động xuất khẩu có thể khó khăn khi nó liên quan đến việc chuyển sang một hoạt động xuất khẩu hoàn toàn mới. Người ta cho rằng việc bắt đầu một hoạt động xuất khẩu mới thường phức tạp hơn và tạo ra nhiều chi phí đối với các công ty hơn là mở rộng các ngành đang có. Với những chi phí và rủi ro liên quan đến việc chuyển sang các hoạt động mới, các nhà sản xuất thường gặp phải hạn chế về tín dụng hơn là nếu họ chỉ đơn giản mở rộng các hoạt động hiện hành. Trong những trường hợp như vậy, vai trò của Chính phủ là cần thiết vì lý do là xuất khẩu sẽ có lợi hơn cho toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ các nhà xuất khẩu đơn lẻ vì những tác động lan truyền. Điều này có nghĩa là Chính phủ Việt Nam nên củng cố và tăng cường các chương trình xúc tiến xuất khẩu như tạo điều kiện thuận lợi hơn về tiếp cận tín dụng đối với các nhà sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại như cấp một phần kinh phí cho hỗ chợ, triển lãm thương mại, nghiên cứu thị trường và các dạng thưởng xuất khẩu không liên quan đến giá. Đồng thời, Chính phủ cũng không

nên cung cấp các trợ cấp xuất khẩu trực tiếp không những bởi vì chúng mâu thuẫn với các qui định của WTO mà còn vì chúng thường không có hiệu quả.

Mặt khác, thực tế hiện nay, các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia được phê duyệt vẫn chưa cân đối với nhu cầu của các doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào các hoạt động như tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức các chuyến khảo sát thị trường nước ngoài (chiếm đến 78%), trong khi các hoạt động như đào tạo kỹ năng xúc tiến xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xúc tiến xuất khẩu, tổ chức tìm kiếm thông tin thị trường rất cấp thiết đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm có 22%. Đáng quan tâm nữa là đối tượng tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia theo quy định là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng thực tế có chương trình chủ yếu mới nhằm đối tượng là các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn rất khó khăn tiếp cận, trên thực tế là chưa được hưởng sự hỗ trợ này. Do vậy, vấn đề đặt ra là các cơ quan liên quan, nhất là Bộ Thương mại cần nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, đồng thời thống nhất chỉ đạo triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu để nâng cao tính hiệu quả và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tăng cường thu thập và phổ biến thông tin về thị trường, mẫu mã, giá cả, v.v... giúp cho việc dự báo, định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp này.

1.5.2. Hỗ trợ sản xuất và trợ giá

Hỗ trợ sản xuất và trợ giá là những dạng trợ cấp bóp méo thương mại nhiều nhất của hỗ trợ trong nước và do đó bị khống chế bởi Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Dù sao, là một nước đang phát triển, Việt Nam có cơ hội để có thể trợ cấp sản xuất và trợ giá ít nhất đến mức trần tối thiểu là 10% của giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên các hỗ trợ này cần được sử dụng một cách linh hoạt để không gây ra sự bóp méo, tâm lí trông chờ ỷ lại của doanh nghiệp, khiến cho

Các chương trình nhằm mục đích cải thiện cạnh tranh có thể bao gồm hỗ trợ nhà sản xuất trực tiếp và/hay hỗ trợ toàn ngành nói chung. Hỗ trợ trực tiếp thông thường bao gồm việc trợ cấp không hoàn lại một lần để tạo thuận lợi cho tái cơ cấu nông trại, đào tạo quản lý kinh doanh, áp dụng công nghệ mới, v.v. Điều kiện để được hưởng phải được áp dụng sao cho hỗ trợ nhằm đúng những người cần trợ giúp nhất. Hỗ trợ gián tiếp thường liên quan đến cấp kinh phí cho các dự án để cải thiện vị trí cạnh tranh của toàn ngành hàng vì lợi ích của tất cả các nhà sản xuất.

1.6. Chính sách về thị trường tín dụng

Bởi vì thị trường tín dụng nông thôn hiện nay vẫn chưa hoạt động suôn sẻ, các doanh nghiệp gặp phải những hạn chế khi vay vốn và không thể có đủ vốn để thực hiện những mục đích đầu tư của mình, ngay cả khi họ có đủ khả năng để thanh toán. Ưu ái của các ngân hàng thương mại Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước thực tế vẫn đang diễn ra. Khi các công ty đến vay vốn đầu tư, thông thường các doanh nghiệp tư nhân qui mô nhỏ sẽ gặp phải những khó khăn về vay vốn nhiều hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước.

Những bóp méo trên thị trường tín dụng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong chính sách của Chính phủ. Trước tiên, Chính phủ phải nỗ lực hơn nữa trong các cố gắng hiện nay để phát triển một thị trường tín dụng nông thôn lành mạnh và cạnh tranh, điều này sẽ đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo được những lợi ích của hội nhập.

Trên thực tế, Bộ Tài chính đã có một số thông tư quy định về sử dụng vốn tín

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)