V. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP:
2. Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội:
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: Vật và tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm có thể bị tịch thu bao gồm: vật, tiền, cơng cụ, phương tiện được dùng vào việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có, do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
Đối với vật, tiền là công cụ, phương tiện phạm tội mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người phạm tội thì sẽ bị tịch thu. Nếu tài sản đó thuộc sở hữu của người khác mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, trừ trường hợp người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội (Điều 47, Bộ luật Hình sự 2015).
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi: Đây là biện pháp tư pháp nhằm bảo vệ lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của người khác khi bị hành vi phạm tội xâm phạm tới. Buộc người phạm tội phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, nếu hư hỏng thì phải sửa chữa, nếu khơng thể trả lại hoặc gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Nếu người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần thì phải khơi phục lại những giá trị tinh thần cho người bị hại thơng qua việc tịa án nhân danh nhà nước buộc người phạm tội phải công khai xin lỗi họ (Điều 48, Bộ luật Hình sự 2015).
Bắt buộc chữa bệnh: Đây là biện pháp tư pháp do Tòa án, Viện kiểm sát áp dụng đối với người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi khi người đó thực hiện tội phạm hoặc trước khi bị xét xử hoặc khi người đó đang phải chấp hành hình phạt. Căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định pháp y Tòa án, Viện kiểm sát đưa họ vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh (Điều 49, Bộ luật Hình sự 2015).