Quyết định hình phạt đối với người phạm tội:

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập THUYẾT TRÌNH NHÓM môn học PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài hình phạt trong pháp luật hình sự việt nam (Trang 26 - 30)

VI. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT:

1. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội:

Theo quy định tại Điều 50, BLHS 2015, khi quyết định hình phạt, tịa án bắt buộc phải dựa vào các căn cứ sau:

+ Các quy định trong phần chung và phần các tội phạm cụ thể của BLHS

+ Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi + Nhân thân người phạm tội

+ Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ( Điều 51 , BLHS ) + Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ( Điều 52 , BLHS ) + Tình hình tài sản, khả năng thi hành (hình phạt tiền) của người

phạm tội Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, tịa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (Điều 54, BLHS)

Thực tiễn xét xử có trường hợp một người phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án, thì hình phạt chung đối với họ được giải quyết như sau:

Thứ nhất, trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội đã

phạm những tội khác nhau mà những tội ấy chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa bị đưa ra xét xử và kết án lần nào nay bị tòa án đưa ra xét xử cùng một lúc. Trường hợp này tồ án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp thành hình phạt chung theo ngun tắc sau (Điều 55 BLHS 2015):

+ Đối với hình phạt chính:

 Nếu hình phạt đã tun cùng loại thì hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung, hình phạt chung khơng được vượt q ba năm đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ và không quá ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn.

Ví dụ: Đào Văn T bị phạt 20 năm tù về tội “giết người” theo khoản 1

Điều 123 và 15 năm tù về tội “cướp tài sản” theo quy định tại khoản 3 Điều 171 Bộ luật Hình sự. Nếu cộng hai hình phạt này với nhau là 35 năm tù, nhưng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự thì hình phạt tù đối với người phạm nhiều tội tối đa là 30 năm, nên Tòa án chỉ buộc Đào Văn T chấp hành hình phạt tù chung cho cả hai tội là 30 năm tù.

 Nếu hình phạt đã tuyên là khác loại thì tổng hợp như sau:

 Nếu hình phạt đã tuyên là cải tạo khơng giam giữ và tù có thời hạn thì hình phạt cải tạo khơng giam giữ sẽ được chuyển thành tù có thời hạn, cứ ba ngày cải tạo bằng một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung, hình phạt chung khơng được vượt quá ba mươi năm tù.

 Nếu hình phạt nặng nhất trong số loại hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân.

 Nếu hình phạt nặng nhất trong số các loại hình đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình.

+ Đối với hình phạt bổ sung:

 Nếu hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do BLHS quy định đối với loại hình phạt đó. Nếu hình phạt đã tun cùng là phạt tiền thì hình phạt chung là tổng các hình phạt đó.

 Nếu hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đó.

Ví dụ: Vũ Thị C bị phạt 03 năm quản chế theo quy định tại khoản 5

Điều 255 về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, phạt 10.000.000 triệu đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 328 về tội “môi giới mại dâm”, cấm kinh doanh nhà hàng, khách sạn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Tịa án buộc Vũ Thị C phải chấp hành tất cả các hình phạt bổ sung đã tuyên đối với bị cáo.

Thứ hai, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, đây là trường hợp một

người có nhiều bản án kết tội thì hình phạt chung được tổng hợp như sau (Điều 56 BLHS 2015):

+ Trường hợp một người đang phải chấp hành bản án mà lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án đó, thì tồ án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung được tổng hợp trên cơ sở hình phạt mới và hình phạt của bản án trước theo quy định tại Điều 55 BLHS 2015. Thời gian chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt chung.

Ví dụ: Ngày 20/9/2014, Tòa án nhân dân tỉnh H phạt Phạm Quang K

10 năm tù về tội “nhận hối lộ”, thời hạn tù tính từ ngày 1/8/2014, bản án này khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trong thời gian đang chấp hành hình phạt tù của bản án ngày 20/9/2014, thì phát hiện ngày 13/7/2014, K cịn phạm tội “cưỡng dâm” và bị truy tố. Ngày 1/11/2014, Tòa án tỉnh H xét xử Phạm Quang K về tội “cưỡng dâm” và phạt Phạm Quang K 05 năm tù. Tòa án tổng hợp với hình phạt 10 năm tù của bản án ngày 20/9/2014, buộc Phạm Quang K phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 15 năm tù, được trừ thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án ngày 20/9/2014 là 3 tháng.

+ Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, tịa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa được chấp hành của bản án trước thành hình phạt chung (Điều 56 BLHS 2015). Hình phạt chung được quyết định theo Điều 55 BLHS 2015.

+ Trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt chưa được tổng hợp thì chánh án tịa án ra quyết định tổng hợp.

b. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội đã được ghi nhận (Điều 91 BLHS 2015) là “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải

bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành cơng dân có ích cho xã hội”.

Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm: khiển trách; hoà giải cộng đồng; giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.

Hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi chỉ bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khơng giam giữ, tù có thời hạn. Loại hình phạt tù chung thân và tử hình khơng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cũng thấp hơn so với người thành niên, cụ thể đối với người từ 16 đến 18 tuổi thì mức hình phạt cao nhất khơng q 18 năm tù, người từ 14 đến dưới 16 tuổi thì mức hình phạt cao nhất khơng q 12 năm tù…(Điều 101 Bộ luật hình sự 2015)

Ví dụ: Vụ án Lê Văn Luyện: Lê Văn Luyện chịu án sơ thẩm 18 năm tù.

Khi đưa ra xét xử phúc thẩm thì án vẫn giữ nguyên (18 năm tù tội giết người, 18 năm tù tội cướp tài sản, 9 tháng tù tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt khơng q 18 năm tù)

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập THUYẾT TRÌNH NHÓM môn học PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài hình phạt trong pháp luật hình sự việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)