Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt (Trang 25)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1.2.4 Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi

Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học, giáo viên phải biết lựa chọn thời điểm nội dung bài cần áp dụng trị chơi cho thích hợp, cụ thể là:

* Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới:

Cách vận dụng đó, vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Bên cạnh đó, cịn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, HS hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra.

* Sử dụng trị chơi nhằm hình thành tri thức mới:

Trị chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 (tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu...), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động 1, vận dụng những kiến thức đó, giáo viên tổ chức trò chơi cho HS khám phá, phát hiện ra tri thức mới, tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học.

* Sử dụng trị chơi để hình thành kỹ năng:

Xác định mục đích của việc tổ chức trị chơi nhằm hình thành kỹ năng cho các em, chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài vừa học. Từ đó, giúp HS hình thành được những kỹ năng lựa chọn, cách giải quyết khi gặp những tình huống trong cuộc sống cũng như một số kỹ năng quan trọng khi làm bài...

* Sử dụng trị chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ:

Khác với việc tổ chức trị chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau như trên, ở thời điểm tổ chức trị chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ có mục đích khác đó là: để HS thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõ hơn nội dung vừa học xong. Thời điểm tổ chức trị chơi với mục đích này thiết nghĩ vào cuối giờ học là hợp lý nhất.

2.1.2. Một số ví dụ về sử dụng phương pháp trị chơi trong phần địa lí tự nhiên lớp 10

Trong dạy và học nói chung việc sử dụng phương pháp trị chơi ln được HS đặc biệt yêu thích bởi các em vừa được chơi, vừa được học, không bị “áp lực”, mệt mỏi như trong những giờ dạy học truyền thống. Qua những năm trực tiếp giảng dạy,

tơi nhận thấy phần địa lí tự nhiên lớp 10 là một phần kiến thức khó trong chương trình nên việc vận dụng linh hoạt phương pháp trò chơi trong các giờ học sẽ giúp HS dễ hiểu bài hơn, khơng khí giờ học cũng sơi nổi, HS nhiệt tình hào hứng tham gia hơn. Dưới đây là một số trị chơi tơi đã áp dụng khi dạy phần nội dung này:

2.1.2.1. Sử dụng trị chơi trong tạo tình huống xuất phát để vào bài mới

* Ví dụ 1: Trị chơi “Lật mảnh ghép” trong phần khởi động vào bài 5: “Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.”

- Bước 1: GV chia nhóm và phổ biến luật chơi.

+ GV chia lớp thành 3 nhóm (tùy số lượng HS). + GV phổ biến luật chơi.

Có 6 ơ chữ

Giơ đáp án khi hết thời gian

Mỗi đáp án đúng được 10 điểm.

+ GV nhờ một HS đứng trên bảng ghi điểm cho các nhóm.

- Bước 2: Tiến hành chơi.

1 2 3

4 5 6

+ Ơ chữ số 1: Trái Đất có hình dạng gì?

Đáp án: Hình cầu.

+ Ơ chữ số 2: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

Đáp án: Thứ 3.

+ Ô chữ số 3: Đường vĩ tuyến lớn nhất của Trái Đất được gọi là gì?

Đáp án: Đường xích đạo (hoặc vĩ tuyến 00).

+ Ô chữ số 4: Trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất và các hành tinh khác đứng yên hay

chuyển động?

Đáp án: Chuyển động.

+ Ô chữ số 5: Các đường nối hai cực Bắc và Nam được gọi là gì?

Đáp án: Đường kinh tuyến.

Đáp án: 24 giờ.

- Bước 3: Thư kí tổng kết điểm các nhóm, thơng báo nhóm về nhất.

- Bước 4: GV nhận xét tinh thần tham gia trị chơi của các nhóm, tun dương nhóm

có số điểm cao nhất.

- Bước 5: Khi HS trả lời xong 6 ơ chữ, màn hình xuất hiện hình ảnh Hệ Mặt Trời,

GV dùng hình ảnh và dẫn dắt HS vào bài mới:

Trái đất có dạng hình cầu, là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống. Cũng giống như các hành tinh khác, Trái Đất vừa chuyển động tự quay quanh trục vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt Trời. Các chuyển động này đã tạo nên nhiều hệ quả địa lí quan trọng trên Trái Đất, tác động trực tiếp và gián tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của con người. Trong bài học hôm nay, cơ và trị chúng ta cùng tìm hiểu về hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

* Ví dụ 2: Trị chơi “Đơi bạn hiểu nhau” để khởi động cho bài 9 tiết 2:”Tác động của ngoại lực”

- Bước 1: GV giới thiệu thể lệ trị chơi “Đơi bạn hiểu nhau”: Bốc thăm ngẫu nhiên 5

HS lên bảng quay lưng vào bảng, nhìn xuống lớp. GV viết, hoặc chiếu lên bảng các từ cần đoán. GV gọi HS bất kỳ gợi ý cho HS trên bảng đốn.

● Người gợi ý khơng lặp từ, tách từ có trong khái niệm

● Người đốn từ đốn nhanh chóng trong 5 tiếng đếm

- Bước 2: Thực hiện trị chơi. Các từ khóa: Ngoại lực; Phong hóa; Rễ cây; Hóa học; Lí học; Sinh học; Bề mặt Trái Đất; Ma sát; Va đập; Gió; Cacbonic; Oxi; Hang động; Phá hủy đá; Khoáng vật….

- Bước 3: Tổng kết điểm, đánh giá, liên hệ kiến thức mới để vào bài.

2.1.2.2. Sử dụng trị chơi để hình thành kiến thức mới

* Ví dụ 1: Trị chơi “Tạo thành siêu lục địa PANGEA” sử dụng để tìm hiểu phần

kiến thức “Thuyết kiến tạo mảng” trong bài 7: “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch

quyển. Thuyết kiến tạo mảng.”

- Chuẩn bị: Các mảnh lục địa được cắt rời.

+ Mỗi nhóm sẽ được phát các mảnh lục địa, các em hãy ghép để tạo thành 1 siêu lục địa (lưu ý: các ranh giới cần khớp với nhau)

+ Thời gian: 1 phút

+ Nhóm nào hồn thành sớm nhất sẽ chiến thắng, nếu trả lời được câu hỏi tiếp theo sẽ được điểm cộng trong bài kiểm tra hệ số 1.

- Bước 2: GV phát các bộ mảnh lục địa được chuẩn bị sẵn - Bước 3: GV đánh giá kết quả của HS

- Bước 4: GV trưng bày sản phẩm hoàn thiện nhất và giới thiệu về siêu lục địa

Pangea cách đây 250 triệu năm và quá trình tách giãn thành các mảng kiến tạo như hiện tại. Từ đó hình thành cho HS kiến thức về phần “Thuyết kiến tạo mảng”

* Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về phần nội dung kiến thức “Vai trò của bản đồ trong học

tập” ở bài số 3: “Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống” tơi tổ chức cho HS

trị chơi mang tên “Siêu trí nhớ”.

- Bước 1: GV giới thiệu luật chơi. Cả lớp chia thành 4 nhóm cùng theo dõi 1 đoạn video về hình dạng các quốc gia trên thế giới trong khoảng 2’ để ghi nhớ các thông tin quan trọng (trong lúc xem video không sử dụng giấy, bút viết trước). Hết thời gian xem các nhóm có 2 phút để ghi các thơng tin mình đã tiếp nhận được ra giấy A4. Sau đó các nhóm sẽ đổi sản phẩm của mình để chấm chéo, nhóm nào ghi được nhiều thông tin đúng nhất sẽ giành chiến thắng và giành được 1 phần quà nhỏ của giáo viên.

- Bước 2: Cả lớp cùng theo dõi video - Bước 3: Các nhóm ghi đáp án

- Bước 4: Các nhóm chấm sản phẩm của nhau dựa trên đáp án GV đưa ra - Bước 5: GV tổng kết, trao thưởng

Mục đích của trị chơi này là để HS thấy rõ vai trò của bản đồ trong học tập là cung cấp cái nhìn trực quan nhất về vị trí, hình dạng của các quốc gia trên thế giới nói riêng và các đối tượng địa lí khác nói chung. Từ đó HS hiểu được bản đồ là một phương tiện để HS học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời các câu hỏi kiểm tra về địa lí.

NEW YORK (-4) SYDNEY (+10) RIO DE JANERO (-3)

BAT-ĐA (+4) HOUSTON (-5) SAN FRANCISCO (-7) BẮC KINH (+8) BĂNG CỐC (+7) BARCELONA (+2)

Hình ảnh trích từ video “Hình dáng lãnh thổ một số quốc gia trên thế giới”

2.1.2.3. Sử dụng trò chơi để củng cố, luyện tập

* Ví dụ 1: Trị chơi “Tơi là hướng dẫn viên du lịch” sử dụng trong phần luyện tập của bài 5: “Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay

quanh trục của Trái Đất.”

- Bước 1: Mỗi nhóm được cung cấp 1 thẻ giờ chuẩn là VIỆT NAM lúc 12h trưa,

các nhóm cử đại diện lên bốc thăm thẻ giờ; thẻ địa danh GV cho HS dán lên bảng.

VLADIVOSTOK (+11)

13 giờ cùng ngày 15 giờ cùng ngày 7 giờ cùng ngày 9 giờ cùng ngày

12 giờ cùng ngày 00 giờ cùng ngày 2 giờ cùng ngày 1 giờ cùng ngày 16 giờ cùng ngày 22 giờ hôm trước

Thẻ giờ

- Bước 2: Sau khi bốc thăm thẻ giờ, các nhóm có nhiệm vụ thảo luận, tính tốn xem giờ trên thẻ của mình tương ứng với địa danh nào trên bảng, từ đó xác định nơi mình đến và đóng vai là cơng dân của thành phố đó, giới thiệu ngắn gọn về nơi mình đến trong giới hạn 5 câu và không quá 50 từ.

- Thời gian thảo luận: 2 phút - Thời gian báo cáo 30 giây nhóm

- Bước 3: Các nhóm bình chọn nhóm làm việc hiệu quả và có lời giới thiệu nơi mình đến hay nhất.

- Bước 4: GV tổng kết, trao thưởng.

* Ví dụ 2: Trị chơi “Theo dòng dữ kiện” dùng để củng cố bài 11” Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất”

- Bước 1:

- GV chia lớp thành 4 đội và phổ biến luật chơi: cả 4 đội sẽ lắng nghe các dữ kiện và

chỉ ra lỗi sai trong các dữ kiện. Mỗi câu trả lời đúng đem về cho đội của mình 5

điểm, trả lời sai nhường quyền cho đội khác. Sau khi GV đọc xong dữ kiện, các

đội giành quyền trả lời bằng cách giơ tay. Sau khi trả lời hết 7 câu hỏi, đội nào có

tổng điểm cao nhất các thành viên trong đội sẽ được cộng thêm 1 điểm vào điểm thực hành.

- GV treo bảng tích điểm lên bảng để ghi kết quả.

1/ Pc là khối khí ơn đới hải dương

(sai phải là ôn đới lục địa)

2/ Giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo hình thành frong nhiệt đới

(sai vì 2 khối khí chí tuyến và xích đạo có cùng nhiệt độ và hướng gió nên khơng hình thành frong)

3/ Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, từ 8034’B đến 23023’B cho nên thường xuyên nằm dưới 2 khối khí là T và P.

(sai vì nước ta nằm hồn tồn trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu nên nằm dưới 2 khối khí là T và E)

4/ Gió mùa mùa đơng hoạt động ở nước ta từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chịu ảnh hưởng của khối khí Pm.

(sai vì gió mùa mùa đơng hoạt động ở nước ta từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chịu ảnh hưởng của khối khí Pc)

5/ Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo bề dày của lớp khí quyển.

(sai vì nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất ln thay đổi theo góc nhập xạ)

6/ Xích đạo là khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất thế giới

(sai vì khu vực chí tuyến mới có nhiệt độ trung bình năm cao nhất thế giới do ở đây chủ yếu là lục địa lại nằm dưới khu áp cao nên ít mưa)

7/ Nơi có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất trên thế giới là hai cực.

(sai vì nơi có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất trên thế giới là hàn cực)

- Bước 3: Giáo viên tổng kết và tuyên bố đội chiến thắng sau đó đề nghị ghi danh

sách HS đội chiến thắng để cộng điểm thực hành.

* Ví dụ 3: Trị chơi ơ chữ dùng để củng cố bài 16: “Sóng. Thủy triều. Dịng biển”

- Bước 1: GV sẽ làm MC mời tất cả HS tham gia trị chơi ơ chữ với có 8 hàng ngang

và 1 hàng dọc. Với luật chơi:

● Mỗi bạn trả lời đúng 1 hàng ngang sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ.

● Bạn trả lời từ hàng dọc và là từ khóa của ơ chữ sẽ nhận được điểm trả bài là 10.

● Bạn trả lời sai sẽ không được tham gia trả lời cho các câu hỏi tiếp theo.

- Bước 2:

● GV chiếu ô chữ lên bảng

● GV đọc gợi ý cho các từ hàng ngang

1. Trong bài thơ Sóng của Xn Quỳnh, khi sơng khơng hiểu nổi mình, sóng đã đi đâu? => biển

3. Trong câu hát: “Mấy nhịp cầu tre; tiếng bìm bịp kêu; Con nước lớn nước ròng”. Hiện tượng nước lớn ở đây là hiện tượng gì? => triều cường. 4. Định luật Newtơn 2 nói đến cái gì? => lực hút.

5. Hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời là gì? => trái đất. 6. Ba điểm trên cùng một mặt phẳng nếu không tạo thành một tam giác thì

chúng sẽ như thế nào với nhau? => thẳng hàng.

7. Vị tướng đánh tan quân Nam Hán, kết thúc ngàn năm Bắc thuộc cho nước ta trong lịch sử là ai? => Ngô Quyền.

8. Nhà của Hằng Nga ở đâu? => mặt trăng.

* Từ hàng dọc: con sông diễn ra chiến thắng lịch sử của Vua Ngơ Quyền.

Bước 3. HS trình bày, các HS khác nhận xét.

Bước 4. GV đánh giá các hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức.

B I E N M A T T R O I T R I E U C U O N G S U C H U T T R A I Đ A T T H A N G H A N G N G O Q U Y E N M A T T R A N G

2.3 Giải pháp 3: Tích cực sử dụng video clip trong dạy và học

Với đặc điểm là phần có nội dung kiến thức trừu tượng, hàn lâm nên việc đưa video clip vào các tiết học trong phần địa lí tự nhiên lớp 10 là vơ cùng cần thiết và quan trọng. Video clip sẽ giúp HS dễ hình dung hơn các nội dung cần tìm hiểu, kiến thức mới sẽ trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu và giờ học cũng trở nên sinh động, cuốn hút và hấp dẫn hơn.

2.3.1 Khái niệm video clip

Trong hệ thống các phương tiện dạy học, video được xếp vào loại phương tiện dạy học hiện đại.

Khái niệm video được hiểu bao gồm đầu máy video và các băng video. Trong đó, đầu máy video là phần cứng. Bên cạnh phần cứng, video cịn có các phần mềm được xây dựng trên các ngun lí sư phạm, tâm lí học, khoa học kĩ thuật để cung cấp cho HS

một khối lượng kiến thức nhất định. Đó là các băng video. Băng video ghi lại đồng thời các hình ảnh và âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, đời sống xã hội… và được đầu máy video phát lại qua màn hình.

2.3.2 Vai trị của video clip trong dạy học

Với những tính năng ưu việt, video có vai trị rất quan trọng trong q trình dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng, biểu hiện ở các mặt sau:

- Video giúp HS nắm vững kiến thức và ghi nhớ kiến thức lâu bền.

Khác với những phương tiện dạy học khác, video có khả năng trình bày nội dung bài học bằng hình thức hình ảnh kết hợp với âm thanh theo một trình tự liên kết hữu cơ. Toàn bộ nội dung bài học được truyền tải một cách sinh động qua hiệu ứng âm thanh tạo cho HS hứng thú học tập. Khơng những thế, HS cịn hiểu được

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt (Trang 25)