Vai trò của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 – 1975

Một phần của tài liệu Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975. (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG NAM

3.1. Vai trò của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 – 1975

Từ những đặc trưng của Phật giáo ở Quảng Nam như vừa được đề cập ở trên, tuy không được đầy đủ và chi tiết như mong đợi; nhưng phần nào phác họa được những đóng góp mang tính khả dĩ cũng như việc thể hiện vai trò của Phật giáo trong sự tồn tại, đồng hành cùng với dân tộc đúng theo tinh thần “hộ quốc an dân” mà chư vị tiên tổ đã gầy dựng.

3.1.1. Đáp ứng nhu cầu tâm linh - tinh thần cho người dân

Có thể nói Phật giáo Quảng Nam giai đoạn 1930-1975 chính là thành quả của phong trào Chấn hưng Phật giáo năm 1932. Tất cả những thành quả mà Phật giáo Quảng Nam đạt được trong giai đoạn này đều có dấu ấn trực tiếp hoặc gián tiếp từ phong trào ấy.

Đất Quảng Nam từ khi được có danh xưng (1471) đến giai đoạn này vốn là vùng đất mới của cư dân Đại Việt và đây cũng là nơi mang nhiều nét văn hóa từ các vùng miền khác nhau. Khi đất nước lâm vào binh biến bởi nạn ngoại xâm, đời sống nhân dân lâm vào cảnh khó khăn, mạng sống của con người vơ cùng mong manh; đúng như Đại thi hào Nguyễn Du nói: Buổi chiến trận mạng người như rác, phận đã đành đạn lạc tên rơi, lập loè ngọn lửa ma trơi, tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương (Văn tế thập loại chúng sinh câu 105-109). Trước sự mong manh của cuộc sống, mạng sống con người bị cuốn vào vịng xốy chiến tranh, tuy là phải chiến đấu hết mình với một hy vọng sáng lạn ở tương lai. Nhưng đâu đó, từ sâu trong tâm thức người dân, cần lắm nơi nương tựa tinh thần khi không biết ngày mai như thế nào, viên đạn, quả pháo có thể rơi trúng họ bất cứ lúc nào dẫu rằng họ không trực tiếp ra chiến trường chiến đấu

Khi mà đời sống người dân đang trong tình trạng bất an cực độ thì các giá trị từ hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến lúc này trở nên khô cứng không phù hợp. Những vết thương chiến tranh chưa kịp lành thì người dân lại phải đối diện vớihàng loạt các khó khăn khác. Những mất mát, đau thương ấy đã khiến cho người dân dường như khơng cịn chút hy vọng vào cái xã hội đang đầy rẫy các sự bất an. Chính lúc này, vai trị của tơn giáo được thể hiện mạnh mẽ nhất; chùa trở thành chỗ nương tựa tinh thần an toàn cho bà con nhân dân. Nếu khơng vì thế thì tại sao đã có nhiều ngơi chùa được thành lập giai đoạn này không do các tăng ni khởi xướng.

Cái khát vọng về một điểm tựa tinh thần lúc này là vô cùng quan trọng đối với một tôn giáo trong suy nghĩ dân gian là biểu trưng của sự từ bi, trí tuệ do đó trở thành sự lựa chọn của nhiều người và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân trong hồn cảnh này.

Phật giáo tuy nói cuộc đời là vơ thường, có sinh ắt có diệt; thế nhưng chính trong sự sinh diệt vơ thường ấy con người hãy làm sao để trở nên có giá trị nhất trong sự tồn tại hạn hữu của kiếp nhân sinh. Sự giá trị nhất đó khơng gì khác là ln phấn đấu vươn đạt được cái chân, thiện, mỹ cũng như hồn thiện mình cùng với mọi người xây dựng một xã hội an bình, hạnh phúc. Dù cho cuộc sống có thế nào đi nữa thì chúng ta chỉ có thể sống một lần, sống để khơng hổ với tổ tiên

phía trước và khơng thẹn với con cháu phía sau. Chính cái quan niệm đầy lạc quan trong cuộc sống đầy bất an này đã giúp mọi người hiểu hơn và tự tin hơn và có thêm niềm tin để vươn lên trong cuộc sống.

Vào lúc này, chính những bước chân hành đạo của các tín đồ Phật giáo, như quý Hòa thượng Viên Mãn – chùa Kỳ Viên, Hòa thượng Chơn Ngộ - chùa Tịnh Độ, Hòa thượng Từ Ý chùa Hòa An, Hòa thượng Minh Thể - Chùa Hòa Quang.v.v.. khi các Ngài đã đi đến những vùng sâu vùng xa, trung du miền núi để thực hành các nghi lễ Phật giáo tại các tư gia khi có hữu sự. Bằng phương tiện này, các Ngài đã âm thầm hỗ trợ, động viên tinh thần của rất nhiều bà con Phật tử hoặc những người yêu mến Phật giáo. Trong thời gian này, khơng chỉ có sự hành đạo của các vị Hịa thượng vừa kể trên, còn nhiều Quý Hòa thượng, thượng tọa, Tăng ni khác cũng đã làm công tác như vậy tại khắp các vùng khác trên đất Quảng Nam.

Các Ngài đã khéo léo vận dụng phương tiện thiện xảo để đưa Phật pháp vào đời, vì Phật pháp vốn là những phương thuốc chữa trị những bệnh liên quan đến tinh thần. Và, con người khi tinh thần đã được khai thơng thì tất cả những việc khác đều có thể vượt qua. Các chùa vẫn thường xuyên tổ chức các buổi lễ như: Tu bát quan trai, thuyết giảng Phật pháp.v.v.. Bên cạnh mục đích chính là tạo điều kiện cho bà con Phật tử thêm cơ hội tiếp xúc cũng như thực hành lời Phật dạy thì đây cũng chính là những hoạt động mang tính chất an ninh tinh thần cho bà con Phật tử. Vì những người này khi tập trung trở lại thành một nhóm thì đó cũng là lúc mọi người để mọi người san sẻ tất cả những nỗi niềm cùng những ưu tư với nhau. Lúc này Phật giáo lại thể hiện tính cố kết cộng đồng. Do điều này mà Nghị Quyết 25-NQ/TW đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta [69, 74].

Cái nhu cầu tinh thần được nói đến ở đây khơng gì khác hơn đó chính là những khoảng trống tâm hồn mà pháp luật không thể chạm đến được, và do vậy càng không thể phát huy giá trị vốn có của nó trên mảnh đất tâm. Trong hồn cảnh đất nước đang đối mặt với nhiều bất an thì Phật giáo nói riêng hay tơn giáo nói chung sẽ đóng vai trị an dân, vỗ về tâm hồn cũng như nhiều hành động khác mang ý nghĩa tương tự

3.1.2. Thực hiện tinh thần hộ quốc an dân, xoa dịu và giảm nhẹ những lo âu căng thẳng trong cuộc sống

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta ln phải đối mặt với chính sách thơn tính và đồng hóa của các triều đại Trung Quốc. Dân ta, với tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường bất khuất, cuối cùng đã giành lấy nền độc lập tự chủ, bảo vệ được nền văn hóa nước nhà. Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và giành nền độc lập hịa bình ấy, dĩ nhiên Phật giáo trở thành một bộ phận, một lực lượng khơng thể thiếu của dân tộc ta. Nhìn lại lịch sử nước nhà, có lúc thịnh, lúc suy, nhưng dù trong hồn cảnh nào, Phật giáo vẫn ln đồng hành và có những đóng góp tích cực trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các vị thiền sư: Khng Việt, Pháp Thuận phị vua Đinh Tiên Hoàng; Thiền sưVạn Hạnh phò vua Lê Đại Hành, vận động vua Lý Thái Tổ lên ngôi và dời đơ về Thăng Long. Phật Hồng Trần Nhân Tơng lập nên Thiền phái Trúc

Lâm Yên Tử, tạo nên thiền phái Phật giáo mang bản sắc của thiền Việt Nam. Các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông là những bậc quân chủ anh minh, trị vì giang sơn trên tinh thần Phật giáo.

Tại Quảng Nam, ngay từ những buổi đầu du nhập, Phật giáo đã góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc ổn định và xây dựng đời sống của người dân nơi vùng đất này. Trên tinh thần báo “Tứ trọng ân”, dù thời đại nào, tín đồ Phật giáo ln có những đóng góp tích cực cho nền độc lập nước nhà và bình an cho xã hội. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và sau là Mỹ, thông qua nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, đã ghi nhận những đóng góp tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp của tín đồ Phật giáo trong cơng cuộc xây dựng quê hương và đấu tranh giành lại chính quyền từ quân xâm lược.

Phật giáo ở Quảng Nam, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp - Mỹ, đã có những đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp bên cạnh các hoạt động phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân, nó cịn là nơi diễn ra hàng loạt các hoạt động thế sự khác. Hơn nữa, trong chiến tranh loạn lạc, các chùa còn thực hiện cứu tế xã hội như hiến máu, nuôi dạy trẻ mồ cơi, giúp đỡ những hồn cảnh khó khăn trong xã hội [20, tr.335], như chùa Bảo Thắng, Phước Lâm ở Hội An, Chùa Từ Quang, Hịa An ở Tam Kỳ. Ngồi ra, các chùa còn đứng ra vận động thành lập các trường tư thục Bồ Đề hoặc các lớp học để dạy chữ cho con em người dân; lúc này, các Tăng ni trở thành thầy giáo.

Có thể nói, dù trong hồn cảnh nào, thời đại nào, Phật giáo ở Quảng Nam vẫn thể hiện được tinh thần “Hộ quốc an dân” của mình. Ngơi chùa là nơi che chở bao bọc cho chiến sĩ cách mạng, tín đồ Phật giáo là những người hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến từ hậu phương cho đến tiền tuyến. Tinh thần yêu nước của tu sĩ Phật giáo không chỉ đơn thuần là tham gia đấu tranh trực tiếp, mà còn bao gồm tất cả các hoạt động từ tiền tuyến đến hậu phương, từ chiến lược tác chiến đến việc trấn an và vỗ về người dân [34, tr.103]. Trong Đạo Phật và một số vấn đề của lịch sử tư tưởng Việt Nam, mấyvấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, cố giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: “Theo sát cuộc đấu tranh của dân tộc từ trước đến nay không tư tưởng nào hơn Phật giáo, trừ chủ nghĩa cộng sản. Bình minh của lịch sử dân tộc đã gắn liền với Phật giáo”[24, tr.11].

Lo âu, sợ hãi và bất an là một trong những biểu hiện tâm lý thường thấy khi con người ta phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống. Vùng đất Quảng Nam, sau khi sáp nhập vào Đại Việt ngoài những mối đe dọa từ thiên nhiên như thiên tai, lũ lụt, thú dữ, thì chiến tranh ln là mối họa làm cho người ta luôn cảm thấy lo âu và sợ hãi. Từ nội chiến giữa quân Tây Sơn với nhà Nguyễn, cho đến cuộc chiến đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, sau đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lăng, người dân luôn sống trong cảnh bất an và căng thẳng. Những lúc tinh thần tràn ngập sự sợ hãi như vậy, người ta thường tìm đến chùa, đó là những người đã từng chịu đựng tai ách chiến tranh: Thân nhân của họ từng bị sát hại hoặc tù đày hoặc mất tích, cơ nghiệp của họ cũng tan theo bom đạn. Họ đến chùa để tìm sự an tĩnh cho tâm hồn, để được an ủi, để được chở che [34, tr.927]. Có những người đến chùa để vừa tìm nguồn an ủi, vừa để cầu nguyện cho người thân đã mất hoặc đang chiến đấu gian khổ ở xa xơi. Nhưng có những người đã

quá đau khổ vì chiến tranh chỉ muốn đến chùa để được an ủi…. Cho nên mỗi lần đứng trước sự rủi ro, sợ hãi, những điều trái ý nghịch lịng thì người Việt Nam thường hay nói: Mơ Phật hoặc A Di Đà Phật hay Nam mô Đại Bi Qn Thế Âm bồ tát… Chính niềm tin đó làm cho họ có nghị lực vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời [61, tr.117].

3.1.3. Cố kết và thúc đẩy sự gắn kết cộng đồng, làm phong phú giá trị văn hóa địa phương

Khơng phải ngẫu nhiên, Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, lại có mặt gần như khắp mọi nơi trên thế giới. Chính bởi chất liệu từ bi, trí tuệ, bình đẳng, hịa hợp… của Phật giáo đã làm cho người với người gần nhau hơn. Trong sinh hoạt cộng đồng làng xã ở Quảng Nam, ngôi chùa là nơi cố kết và thúc đẩy sự thịnh vượng các mối quan hệ trong cộng đồng. Ngôi chùa là nơi người ta tìm đến với cảm giác bình an, thân thiện, nơi mà những hơn thua về địa vị, quyền lực, tàisản, màu da sắc tộc được gạt bỏ bên ngồi, tại đây chỉ có người với người đối đãi với nhau trong tinh thần bình đẳng của người con Phật. Tại Quảng Nam các chùa: Chúc Thánh, Pháp Bảo, Long Tuyền (Hội An).v.v. hoặc chùa Đạo Nguyên, Tịnh Độ, hòa An (Tam Kỳ) không chỉ dành cho các sinh hoạt tâm linh của bà con Phật tử địa phương mà cũng là nơi những người ngoài Phật giáo đến vãng cảnh, lắng đọng tinh thần..v.v..

Một sự kiện cần lưu ý là các chùa Minh Sư Đạo hoặc chùa của người Minh hương sau này chuyển sang Phật giáo, từ đó tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các dân tộc với nhau trong cùng lý tưởng phát triển quê hương, đất nước. Sự gắn kết ấy, thể hiện rõ nét ở sự đồng thuận, chung sức, chung lòng trong các sinh hoạt, hoạt động, lễ hội tại chùa. Điển hình như: “Việc xây dựng chùa lần này, ngồi Phật tử người Việt cịn có một số đơng người Trung Hoa cũng có cúng dường nhiều tiền của. Người Hoa tại Quảng Nam đã lập nhiều chùa Minh Hương, trước là để làm nơi hội họp sau là sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh [23, tr.131]. Chùa Hịa An, (Tam Kỳ) là một điển hình. Trước đó là nơi hội họp của cộng đồng người Hoa tại Tam Kỳ, nhưng cộng đồng này hoạt động không tốt nên đến năm 1934 đã cúng lại cơ sở này cho Hội An Nam Phật học; và sau đó cơ sở này trở thành chùa Hòa An như hiện nay. Những cơ sở này phát triển nhiều tại Hội An với nhiều Hội Quán khác nhau: Hội Quán Phúc Kiến, Hội Quán Tiều Châu.v.v.

Sự gắn kết tình cảm cộng đồng cịn được thực hiện qua bổn phận chung của người cùng chung tín ngưỡng, cùng chung niềm tin, đó là bổn phận của người tín đồ Phật tử với chùa, bổn phận của người trong làng với ngơi nhà chung tâm linh nơi mình đang sinh sống. Một thứ bổn phận không cưỡng chế, áp đặt, bắt buộc nhưng cuốn hút nhiều người, đồng lòng, vui vẻ làm theo. Họ cùng nhau đóng góp cơng sức, tiền tài, vật chất; cùng nhau nhận lãnh trách nhiệm để phục vụ cho nhà chùa, trong các công tác như xây dựng, lễ hội, cúng tế trong các dịp lễ.v.v… và, tất cả được gắn kết với nhau trong tinh thần hòa hợp mà căn bản là nền tảng của chất liệu Từ Bi.

Chiến tranh thì đau thương và khốc liệt, cảnh ly tán xuất hiện khắp nơi, mạng sống con người trở nên mong manh vô cùng. Ngôi chùa lúc này trở thànhnơi gắn kết những mảnh đời bất hạnh lại với nhau, cố kết cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện nhằm xoa dịu các nỗi đau kia. Ngôi chùa lúc này khơng chỉ là nơi thờ Phật với sự có mặt, sinh hoạt tu tập của tăng ni

mà còn là nơi cộng đồng thể hiện sự cưu mang, nơi nương tựa trên nhiều phương diện của những người gặp khốn khó, gặp bất hạnh [9, tr.120]. Nhưng, một điều cần lưu ý là, để ngôi chùa trở thành nơi cố kết các mối quan hệ như vừa nói ở trên thì nơi đó phải có một người đủ uy tín và có khả năng tập hợp quần chúng; vận đồng bà con Phật tử tham gia thực hiện những công việc trong chùa; kể cả quyết định đến sự hưng suy của một ngơi chùa; người đó khơng ai khác hơn chính là vị thầy trụ trì – chủ chùa trên phương diện pháp lí.

Với đặc điểm chùa là nơi cố kết các mối quan hệ của cộng đồng dân cư chung quanh; lúc này chùa lại có vai trị giúp lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc hoặc các giá trị văn hóa vùng miền.. Các hoạt động lễ nghi văn hóa thường xuyên được tổ chức tại chùa. Điều này dễ dàng thấy được qua sự kiện thành lập chùa cũng như những người tham gia sinh hoạt tại ngôi chùa này. Tại Tam Kỳ, chùa Kỳ Viên do Hòa thượng Viên Mãn khai sơn, Hòa thượng vốn người Huế; do vậy cộng đồng người Huế sinh sống tại Tam kỳ thường xuyên lui tới sinh hoạt tại

Một phần của tài liệu Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975. (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w