CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG NAM
3.2. nghĩa đối với Phật giáo và xã hội Việt Nam hiện nay
3.2.1. Đối với Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Quảng Nam là bộ phận của Phật giáo Việt Nam hiện nay, do vậy tất cả những hoạt động của Phật giáo Quảng Nam giai đoạn 1930-1975 làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam hiện nay. Một thống kê chưa đầy đủ về việc tạo mới các ngôi chùa từ 1975 đến nay (2021) trên tồn tỉnh khoảng 15 ngơi chùa. Trong đó có 4 ngơi chùa mang tính “chiến lược”, hơn 10 ngơi chùa cịn lại vốn là những ngơi chùa trước đó là những Niệm Phật đường của các nhóm Phật tử sinh hoạt. Theo số liệu từ Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Nam, hiện ở Quảng Nam có 295 chùa được công nhận cơ sở tôn giáo. Như vậy với khoảng 280 ngôi chùa được khai sơn, tạo dựng từ trước 1975 rõ ràng đây là con số vơ cùng lớn. Tất nhiên trước đó đã có những ngơi chùa cổ, nhưng số lượng không nhiều. Đặc biệt giai đoạn sau chấn hưng đến năm 1974 rất nhiều chùa được khai sơn thành lập cũng như trùng tu. Phật giáo Việt Nam có được thành quả này có một phần đóng góp rất lớn từ các bậc tiền nhân trong việc khai sơn xây dựng chùa..v.v.
Bên cạnh việc xây dựng các cơ sở trực thuộc Giáo hội, Phật giáo Quảng Nam trong quá khứ đã xây dựng được một hệ thống các trường Bồ Đề (11 cơ sở), nếu tính chung với Đà Nẵng (13 trường) thì đây là con số vô cùng ấn tượng. Từ những thành quả của các bậc tiền nhân quá khứ, nhiều Quý Hòa thượng, thượng tọa lãnh đạo Phật giáo Quảng Nam bây giờ xuất thân từ những trường Bồ Đề năm xưa. Đây là những đóng góp mà chúng ta thấy rõ nhất.
Các sinh hoạt trong chốn thiền môn đặc biệt là trong hoạt động nghi lễ tại các sơn môn, chùa.v.v. v với từng địa phương khác nhau đã làm phong phú trong cách thức bài trí, thực hành các nghi lễ..v.v. một số ngơi chùa cổ đang bảo lưu các pháp khí, mộc bản cách đây hàng trăm năm.v.v..Chính những đóng góp nàycủa chư vị tiền bối tổ sư cùng các hoạt động của các thế hệ kế thừa đã làm cho nền văn hóa Phật giáo Việt Nam thêm phong phú.
Hơn hết, việc duy trì được sự sinh hoạt trong các tự viện qua các giai đoạn thăng trầm lịch sử vẫn là dấu ấn lớn nhất mà Phật giáo Quảng Nam đóng góp; dù có những lúc ngơi chùa khơng có sự hiện diện của chư Tăng, Ni; các Phật tử vẫn âm thầm duy trì các hoạt động tuy cịn sơ sài. Để rồi sau này chư Tăng ni đến các nơi đó để hành đạo, làm cho ngơi chùa trở nên khang trang hơn. Đóng góp cho việc này khơng thể khơng nhắc đến hiệu quả hoạt động của các trường Phật học. Bên cạnh các trường như Phật học lớn như Hải Đức, Báo Quốc, Vạn Hạnh.v.v.. thì tại mỗi địa phương ln có những lớp gia giáo thầy tổ truyền dạy cho đệ tử. Tuy khơng có chứng chỉ bằng cấp nhưng đây chính là những viên gạch đầu tiên ươm mần cho cả quá trình giáo dục sau này. Tại Quảng Nam, phật học đường Long Tuyền trước năm 1975 là một cơ sở tiêu biểu dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Chơn Phát. Nói khác hơn, hoạt động giáo dục Phật giáo ln được xem trọng vì đây là ngành đào tạo ra nguồn nhân lực chủ yếu và chất lượng cho Phật giáo. Nhờ có nguồn nhân lực này mới duy trì được sự tồn tại cũng như phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay.
3.2.2. Đối với xã hội Việt Nam hiện nay
Những đóng góp của Phật giáo Quảng Nam cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng khơng ngồi đóng góp cho xã hội Việt Nam hiện nay khi những giá trị văn hóa Phật giáo chính là một
trong những thành tố cấu thành nền văn hóa Việt Nam. Do đó, những đóng góp làm cho nền văn hóa phật giáo Việt Nam phong phú cũng chính là làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú. Một điều cần lưu ý là phần lớn các dấu ấn văn hóa dân tộc mang tính vật thể đều đang tồn tại trong các chùa, đình, đền hay nói khác hơn là những nơi tín ngưỡng. Các kiến trúc cách đây hàng trăm năm của dân tộc hiện đang được phục dựng bởi các chùa, đình.v.v. Chính hành động này góp phần duy trì nét văn hóa cổ của dân tộc.
Bên cạnh các đóng góp trên phương diện văn hóa thì trên phương diện an sinh xã hội, an ninh tinh thần cũng có những đóng góp đáng kể. Từ thời chiến tranh các hoạt động Phật sự (hoằng pháp) là một trường hợp cụ thể. Bước chânhoằng pháp của các giảng sư đến những nơi chưa có bóng dáng tăng ni hành đạo; những bài pháp mà quý Hòa thượng mang đến cho người dân cũng những lời động viên chính là những phương thuốc hỗ trợ tinh thần, xoa dịu, chữa lành những vết thương do chiến tranh gây ra. Hỗ trợ cơng việc này cho hoằng pháp cịn có thêm các hoạt động nghi lễ, giáo dục.
Hệ thống trường Bồ Đề Quảng Nam (11 cơ sở) đã có những đóng góp nhất định cho lịch sử Phật giáo tỉnh nhà. Các học sinh từng theo học tại các trường này ngồi kiến thức xã hội cịn được học thêm các kiến thức mang tính đạo đức của Phật giáo, góp phần hình thành nên nguồn lực đạo đức xã hội. Học sinh trường Bồ đề khơng chỉ con em của các gia đình tín đồ Phật giáo mà cịn mở rộng đến các đối tượng khác như các trường hợp gia đình khó khăn trong tỉnh.v.v..Cũng trong những ngơi trường Bồ Đề này, đã có nhiều học sinh lớn lên đã tham gia kháng chiến chống Mỹ, sau này phục vụ xây dựng cho tỉnh nhà.v.v. góp phần làm cho dân giàu nước mạnh.
Chúng ta khơng thể qn những đóng góp của các Phật tử tham gia vào phong trào kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt sự kiện năm 1963 và đến những năm 1964-1969 trong nền đệ nhị cộng hịa. Đã có nhiều hy sinh góp phần cho sự bình n, độc lập cho đất nước. Tuần báo Hải Triều Âm, năm 1964 ghi nhận: “… dân vệ xã Kỳ Hưng, quận Lý Tín, tỉnh Quảng Tín đến bắt em Trần hưng Dũng, đồn sinh gia đình Phật tử Kỳ Hưng, sau một đêm tra tấn đánh đập nói rằng em này liên lạc với Việt cộng…” hoặc sự kiện gia đình ơng Phạm Hùng ở Duy Xun có 6 người nhưng bị giết 5 người cũng như hơn 1300 đạo hữu bị bắt và bị cho là tham gia che che dấu cán bộ cách mạng..”[73]. Rồi những hoạt động của tín đồ Phật giáo cùng với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.v.v. Qua các hoạt động này, với tinh thần “Hộ quốc an dân” có từ ngàn năm trước, Phật giáo Quảng Nam đã khơng đứng ngồi vận mệnh đất nước, luôn đồng hành cùng dân tộc để xây dựng đất nước được thái bình, giàu đẹp như hơm nay.
Ngồi những đóng góp trên các phương diện vừa đề cập ở trên, các hoạt động của các tăng ni cịn góp phần duy trì và điều chỉnh các giá trị đạo đức, là tấm gương truyền tải đạo đức đến quần chúng Phật tử noi theo. Một vị sư trụ trì,một vị tu sĩ có thể cảm hóa được hàng trăm Phật tử, mỗi vị Phật tử này lại mang thơng điệp từ bi, trí tuệ của Đức Phật truyền tải cho gia đình mình, từ đó xây dựng gia đình với lối sống hướng thiện và hướng thiện trên tinh thần Phật giáo.
3.3.3. Định hướng phát triển bền vững 3.3.3.1. Hào quang quá khứ
Kể từ khi du nhập và phát triển tại đất Quảng Nam này, Phật giáo đã lưu dấu lại những nét vàng son cho nền văn hóa dân tộc. Cái quá khứ đầy huy hồng ấy nay chỉ cịn lưu lại trong ký ức, cụ thể là Phật viện Đồng Dương. Theo trang web của UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: ….Theo nội dung tấm bia tìm thấy tại Đồng Dương, năm 875 vua Indravarman II đã cho xây một tu viện phật giáo và đền thờ một vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra Lokesvara Svabhayada. Tính chất phật giáo đại thừa được thể hiện rõ qua nội dung bi ký cũng như các tác phẩm điêu khắc ở Đồng Dương. Dưới triều đại của Indravarman II, kinh đô của vương quốc Cham Pa lại được dời từ vùng Panduranga trở ra vùng Amaravati. Văn bia này cho biết tên kinh đô mới là Indrapura, theo một số nhà nghiên cứu thì điểm xây dựng kinh đơ Indrapura là khu vực làng Đồng Dương ngày nayNăm 1901, L.Finot, một học giả người Pháp, đã công bố việc phát hiện 229 hiện vật ở Đồng Dương, trong đó có một tượng phật bằng đồng cao 108 cm, theo các nhà nghiên cứu thì pho tượng phật này mang yếu tố của nghệ thuật Ấn Độ.
Năm 1902, H.Parmentier đã khai quật di tích Đồng Dương, ơng đã tìm thấy khu kiến trúc chính của thánh địa cùng với nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá. Theo khảo tả của H.Parmentier, tồn bộ khu đền thờ chính và các thác nằm lân cận phân bố trên một trục từ Tây sang Đông, dài 1.300m. Khu đền thờ chính nằm trong một khu vực hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m, chung quanh có tường gạch bao bọc, từ khu đền chính có một con đường dài khoảng 760m, chạy về phía đơng đến một thung lũng hình chữ nhật [75].
Theo nhà nghiên cứu tiến sĩ Ngơ Văn Doanh (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) trong cuộc hội thảo “Văn hóa Quảng Nam – những giá trị đặc trưng” tổ chức tại Tam Kỳ ngày 14-15.3.2001 cho rằng: “đến năm 972 xuất hiện một vị vua mớicủa triều đình Indravarman mà sử Trung Quốc và Việt Nam gọi là Ba Mỹ Thuế hay Phê Mi Thuế. Đây là vị vua Champa đầu tiên gây hấn với nước láng giềng Việt nam phía bắc lúc đó đã trở thành một nước có chủ quyền. Để đáp lại một loạt hành động xâm lấn và can thiệp vào nội bộ (người Chàm năm 979 cùng Ngơ Nhật Khanh đem hơn nghìn thuyền đánh vào Hoa Lư, bắt giữ sứ thần). Năm 982 vua Lê Hoàn đã phải tự làm tướng đi đánh Chiêm Thành và kết quả là cả tòa thành Indrapura và cả vương triều Indrapura đã bị phá tan. Với cuộc viễn chinh của Lê Hồn năm 982, khơng chỉ tòa thành Indrapura mà cả vương triều Indrapura cũng chấm dứt sự tồn tại của mình và hiện tượng Đồng Dương là hiện tượng lịch sử văn hóa đặc biệt trong lịch sử văn hóa Champa. Sự ra đời, phát triển và sụp đổ của một vương triều gắn liền với một vùng đất quê hương được nâng lên làm quốc đô” [12, tr.78].
Đến khi sự xuất hiện của Đại Việt (1471) và sau đó các thiền sư Việt Nam của các tơng phái xuất hiện hành đạo. Các ngài lớp lớp nối tiếp nhau đã tạo nên một diện mạo mới đầy sinh khí cho Phật giáo Quảng Nam. Từ các thiền sư Hương Hải, Thạch Liêm, Minh Hải Pháp Bảo.v.v. Các vị tổ đức đã tạo nên một vầng hào quang vô cùng to lớn để tiếp nối sáng soi ngọn đèn chánh pháp tại Quảng Nam.
Sang đến thời kỳ Chấn hưng Phật giáo cũng như hậu chấn hưng, hạnh nguyện của các vị tổ sư lại được tiếp nối bởi chư vị Hòa thượng cận đại: Hịa thượng Tơn Thắng, Minh Thể, Từ Ý, Thiện Duyên, Long Trí, Chơn Phát, Như Vạn, Như Huệ..v.v.. Những vị này là các bậc long tượng
của Phật giáo Quảng Nam thời cận đại. Phật giáo Quảng Nam có được như ngày hơm nay cũng nhờ hạnh nguyện của các Ngài này. Những ngơi chùa được thành lập trong vịng 40-70 năm qua tại Quảng Nam không thể thiếu dấu ấn của các Ngài này. Một điều được đặt ra là, với tất cả những công trạng của chư vị tiền bối đối với Phật giáo Quảng Nam như vậy thì thế hệ kế thừa đã tiếp nối như thế nào để Phật giáo Quảng Nam phát triển một cách bền vừng không cô phụ bao tâm huyết, xương máu mà chư tổ sư tiền bối cùng thánh tử đạo đổ xuống cho Phật giáo Quảng Nam.
3.3.3.2. Bước đi bền vững
Từ ánh hào quang đầy huy hoàng của quá khứ mà chư vị tiên tổ gây tạo nên, các tín đồ Phật giáo Quảng Nam hiện nay cịn rất nhiều điều để làm mới có thể duy trì cái hào quang ấy. Tất nhiên, có những điểm mà người ngày nay không thể sáng bằng với chư vị tiền bối; nhưng trong giới hạn có thể, tín đồ Phật giáo cần phải nỗ lực hết sức mình trong mọi tình huống nhằm phục vụ lí tưởng cũng như hồi bão mà tiên tổ đã làm. Kể từ khi Nghị Quyết 25-NQ/TW về tôn giáo cũng như Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 và Luật Tín ngưỡng, tơn giáo (2016) ra đời đã tạo ra nhiều hành lang pháp lí cho sự hoạt động tơn giáo của các tổ chức tôn giáo. Phật giáo Quảng Nam cần tận dụng tất cả điều kiện cũng như cơ hội trong sự nghiệp hoằng pháp.
Đầu tiên đó là sự phục dựng của Phật viện Đồng Dương (Phật viện này nằm ở làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình), đây được coi là di sản văn hóa đặc biệt cấp quốc gia. Thế nhưng, nơi này chỉ cịn là phế tích đang xuống cấp trầm trọng, những gì cịn lại là ngơi tháp bị hư nát nhiều cùng những viên gạch sót lại do người dân xung quanh đập ra từ những ngôi tháp mang về lót sân, làm chuồng bị.v.v.. có lẽ do thiếu sự quan tâm đúng mức của Phật giáo Quảng Nam cũng như một số lí do khách quan khác nên việc trùng tu, phục dựng Phật viện này đến nay vẫn cịn dậm chân tại chỗ. Các phế tích ngày càng xuống cấp hơn do kỹ thuật bảo quản còn hạn chế. Nếu khơng có sự quan tâm đúng mức và kịp thì nguy cơ Phật viện Đồng Dương chỉ là những ký ức mờ nhạt trong lịch sử là rất lớn.
Thứ hai, một số ngơi chùa ngày xưa thuộc nhóm chùa dân gian (chùa làng) do bị chiến tranh tàn phá, hiện này vẫn cịn vết tích nhưng để phục dựng lại thì gặp vơ cùng khó khăn. Xã Tam Thăng, T.P Tam kỳ có ngơi chùa tên Thái Bình, chùa do dân làng lập theo như ghi trên bia năm Thành Thái bị mờ chữ không thấy rõ Thành Thái thứ mấy. Do chiến tranh và lâu ngày không người trông coi nên chùa xuống cấp, đất chùa bị những người xung quanh lấn chiếm gần hết, tấm bia ghi tiểu sử chùa được tìm thấy trên mặt đường lối dẫn vào chùa. Hiện nay Ban trị sự GHPGVN TP Tam Kỳ đang cố gắng đề nghị sự hỗ trợ từ các cấp
chính quyền phục dựng lại ngơi chùa này, nhưng vẫn cịn nhiều khúc mắc. Hoặc tại xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ có 2 ngơi chùa Trà Lang và Đồng Phú, vết tích chùa vẫn cịn ngun, nhưng để phục dựng lại hai ngôi chùa này đang gặp rất nhiều khó khăn.v.v..
Thứ ba, Phật giáo Quảng Nam nói riêng hay Phật giáo Việt Nam nói chung hiện nay dường như việc thực hành các nghi lễ tôn giáo (Cúng bái, cầu an, cầu siêu..v.v.) tương đối thịnh hành. Lịch sử ghi nhận, thời nào Phật giáo có sự phát triển mạnh về nghi lễ thì thời ấy chuẩn bị cho
nguy cơ suy vi. Tuy nghi lễ là phương tiện dẫn dắt con người vào đạo, nhưng một khi chúng ta chú trọng cái phương tiện mà qn cái mục đích thì cần xem lại thái độ ta đang sử dụng phương tiện đó như thế nào. Do vậy, Phật giáo Quảng Nam cần nhìn tấm gương lịch sử từ q khứ để có những định hướng kịp thời.
Tiểu kết chương 3
Từ khi du nhập và phát triển cũng như những lúc đồng hành với bao thịnh suy của dân tộc; Phật giáo Quảng Nam lúc nào cũng thể hiện được vai trị và vị trí trong sự tồn tại đó. Dù có lúc thịnh, có lúc suy trong lịch sử phát triển, nhưng bất cứ lúc nào từ trong sâu thẳm Phật giáo vẫn là tôn giáo của sự từ bi, trí tuệ, của các giá trị đạo đức mà nhân loại đang hướng đến. Không phải thời cận đại nay mà trong quá khứ cách đây hàng ngàn năm tinh thần ấy đã được hun đúc, truyền thừa từ đời này sang đời khác. Cái tinh thần ấy chính là “Hộ quốc an dân”. Như trong kinh Kim Cang nói: Phật pháp bất ly thế gian pháp, hoặc Kinh Pháp Bảo Đàn có nói: Phật pháp tại thế gian,