Cao và tơn vinh vai trị của chủ thể văn hóa

Một phần của tài liệu BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU TẾT TRUNG THU CỦA HÀN QUỐC, NHẬT BẢN, VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

BTDTHVN chủ trương coi việc tổ chức các hoạt động là những dịp để

đề cao, tôn trọng và tôn vinh vai trị của chủ thể văn hóa. Điều này được thể

hiện ở nhiều góc độ, ngay từ khâu phối hợp cùng địa phương để đưa các đồn đến trình diễn tại bảo tàng, chúng tơi đã ln đưa ra tiêu chí cần mời chính các cá nhân hoặc cả cộng đồng ở địa phương- những người đang nắm giữ hay thực hành một loại hình di sản văn hóa nào đó. Bảo tàng ln đóng vai trị của người làm cầu nối/người hướng dẫn chứ không làm thay hoặc định hướng cho người dân. Trong các hoạt động, bảo tàng chú trọng và tăng cường tổ chức nhiều cuộc giao lưu giữa chủ thể văn hóa với công chúng. Bằng những câu hỏi, sự gần gũi của cơng chúng, các chủ thể văn hóa đã tự chia sẻ các câu chuyện của mình, của gia đình mình hay của cả cộng đồng. Thí dụ, trong dịp tết Trung thu 2012, bên cạnh trình diễn múa lân thiên cẩu của Hội An chúng tôi đã tổ chức cho những người dân địa phương chia sẻ câu chuyện của mình với cơng chúng. Những khó khăn trong việc tập luyện, sự thiếu vắng người trẻ

tuổi tham gia, những kỷ niệm buồn vui trong suốt quá trình trình diễn … đã làm rung động trái tim của cơng chúng. Khơng dừng ở những lời nói các hoạt động giao lưu còn tạo cơ hội cho người dân trực tiếp hướng dẫn công chúng chơi thử nhạc cụ truyền thống (trống, thanh la…), đội đầu thiên cầu và múa… Những cuộc giao lưu thế này tạo được sự gần gũi với công chúng cũng như tăng cường hiểu biết, khơi dậy được tình cảm của người dân với loại hình văn hóa mình đang nắm giữ. Từ đó, góp phần quan trọng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tơn trọng, bảo tồn, duy trì và phát triển văn hóa dân gian. Sự đề cao, tơn trọng chủ thể văn hóa cịn thể hiện qua cách làm việc với người dân để đưa các DSVHPVT về bảo tàng giới thiệu. Rõ ràng mỗi một hiện tượng văn hóa khi chúng ta tách ra khỏi môi trường, bối cảnh của địa phương để giới thiệu sẽ có những tác động nhất định đối với chủ thể văn hóa. Bởi vậy, BTDTHVN luôn nghiên cứu và cùng phối hợp với người dân tìm mọi cách để hạn chế điều này cũng như tạo được bối cảnh gần gũi với thực tế để người dân trình diễn. Chẳng hạn, khi giới thiệu nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản (Ikebana), chúng tơi đã tìm hiểu từ người trình diễn và biết được khi cắm hoa là nghệ thuật diễn tả tình cảm thưởng thức thiên nhiên, những sắc thái tình cảm bộc lộ qua cung bậc màu sắc của các loại hoa và yếu tố quan trọng là thiên nhiên. Bởi vậy, Bảo tàng đã tạo một mơi trường trình diễn gần gũi thiên nhiên để gây cảm hứng và tăng hiệu qua trình diễn. Nghệ nhân Nhật Bản đã rất hài lịng với bối cảnh trình diễn này, họ đã thực sự thăng hoa khi hoạt động ở môi trường tự nhiên. Công chúng cũng được thưởng thức những tác phẩm hoa rất nghệ thuật cùng như được trải nghiệm đầy thú vị… Việc ln tơn trọng hỏi ý kiến chủ thể văn hóa khi định giới thiệu một loại hình văn hóa nào đó ở BTDTHVN đã giúp chúng tơi thành cơng trong các hoạt động. Ngồi ra, cuối mỗi đợt trình diễn bảo tàng ln cấp giấy khen với ngụ ý tơn vinh vai trị của chủ thể văn hóa và nhắc nhở họ hãy tiếp tục duy trì và phát huy các giá trị văn hóa tại địa phương. Qua cách làm ở bảo tàng đã giúp những chủ thể văn hóa nhận thức được giá trị, hiểu được ý nghĩa sâu sắc, cảm thấy tự hào cũng như nâng cao trách nhiệm cần duy trì, bảo tồn và phát huy các loại hình DSVHPVT mà mình đang nắm giữ.

Một phần của tài liệu BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU TẾT TRUNG THU CỦA HÀN QUỐC, NHẬT BẢN, VIỆT NAM (Trang 33 - 35)