Văn hóa dân gian sống được trong cộng đồng và ngược lạ

Một phần của tài liệu BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU TẾT TRUNG THU CỦA HÀN QUỐC, NHẬT BẢN, VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

Bảo tàng luôn quan niệm việc bảo tồn và phát huy các DSVHPVT không chỉ là đề cao vai trò của cộng đồng mà còn làm thế nào để các

DSVHPVT được sống trong cộng đồng cũng như cộng đồng/ chủ thể văn hóa phải sống được với nghề hay hưởng lợi từ nghề. Các nghệ nhân dân gian, thợ

thủ công, nghệ sỹ dân gian … là các chủ thể văn hóa- những người nắm giữ, bảo tồn các giá trị DSVHPVT. Ở nước ta, chưa có những chính sách để đảm bảo cuộc sống của nghệ nhân dân gian giúp họ tồn tâm tồn ý vào cơng việc phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy nhiều nghệ nhân đã phải bỏ nghề, ví dụ: trước đây gần như cả thơn Ái Hậu (xã Vân Canh, huyện Hồi Đức, Hà Nội) làm đồ chơi vào dịp tết Trung thu. Sản phẩm đặc trưng của làng là các loại đèn ông sao, ông tiến sỹ giấy, ông đánh gậy…Nhưng hiện nay chỉ còn một hai nhà lay lắt duy trì nghề. Hay hiện tượng tại làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh - một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh Đông Hồ đã đi vào thơ ca- vậy mà tính đến nay chỉ cịn hai gia đình làm nghề. Nguyên nhân chủ yếu đều xuất phát từ việc họ không sống được với nghề, dành phải bỏ nghề đi tìm việc khác phục vụ kế sinh nhai. Từ thực tế này, BTDTHVN đã chủ động tìm những hướng đi phù hợp –với cuộc sống của những chủ thể văn hóa. Với các nghề thủ cơng truyền thống, bảo tàng ln duy trì một khu vực giới thiệu và bán các sản phẩm thủ cơng truyền thống do chính các thợ thủ cơng trong chương trình làm ra như các loại đèn Trung thu, ông tiến sỹ giấy, tàu thủy sắt tây… Hay bảo tàng cũng tạo các hoạt động để người dân trực tiếp hướng dẫn công chúng cách làm một sản phẩm nào đó. Bằng cách này khơng chỉ giúp cơng chúng được trải nghiệm và thích thú khi tự tay làm dưới sự hướng dẫn của chủ thể văn hóa mà cịn góp một phần giúp đỡ người dân bán được sản phẩm của mình. Hướng làm này khơng phải ai cũng ủng hộ, chẳng hạn cũng có ý kiến cho rằng việc để cho thợ thủ cơng bán hàng trong bảo tàng đó là thương mại hóa nên chăng bỏ bán hàng và chỉ mời họ trình diễn, ý kiến khác phê phán thợ thủ công đã ngồi tại bảo tàng làm ra sản phẩm để bán thì có lẽ khơng cũng cần việc trình diễn cách làm và hướng dẫn công chúng nữa…

Và thực tế đã trả lời điều này, khi chúng tôi đặt vấn đề với gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết, 49 tuổi, Hồi Đức, Hà Tây (cũ) về việc chỉ mời trình diễn làm đèn Trung thu và không bán hàng đã gặp khó khăn. Chị Tuyết chia sẻ: “Cả năm mới có một vụ để thêm đồng ra đồng vào cho các cháu đi học mà khơng cho chị bán hàng thì chị khơng thể vào bảo tàng trình diễn được đâu. Chị sẽ tự đi bán ở chợ thơi” hay gia đình nhà anh Nguyễn Mạnh Hùng ở Khương Thượng, Thanh Xuân, Hà Nội chuyên làm tàu thủy sắt tây cũng vậy anh từ chối ngay việc chỉ có trình diễn mà khơng được bán hàng… “Đối với gia đình anh trình diễn cũng là niềm vui, vinh dự nhưng chẳng được bán hàng nghĩa là không có thu nhập cho gia đình…” - anh Hùng chia sẻ. Trong cùng một không gian, cùng một người thợ thủ công nhưng nếu đặt vấn đề với họ là làm ra sản phẩm để bán họ sẽ quan tâm đến chất lượng và năng suất lao động. Vẫn người thợ thủ cơng đó, vẫn khơng gian đó nếu chúng ta mời họ trình diễn để công chúng hiểu các cơng đoạn làm ra một sản phẩm, bí quyết làm nghề, kinh nghiệm các nhân, tri thức dân gian trong nghề, cuộc sống của người làm nghề…sẽ tạo ra sự ảnh hưởng qua lại giữa cơng chúng và chủ thể văn hóa. Bởi vì, chính từ các cuộc giao lưu, trò chuyện khi hướng dẫn làm trực tiếp này giúp công chúng hiểu biết về con người, sản phẩm truyền thống, tri thức dân gian… đã khiến họ tôn trọng, nâng niu di sản văn hóa, đồng thời đối với chủ thể văn hóa khi nhận được sự quan tâm, cổ vũ từ công chúng đã khơi dậy niềm vui trong nghề, tình yêu với nghề… Qua các hoạt động tại bảo tàng, đã có nhiều người dân được mời đi trình diễn ở trong và ngồi nước cũng như nhận được các hợp đồng đặt hàng. Anh Đặng Đình Hổ, 38 tuổi ở Hà Tây cũ là một ví dụ điển hình. Là người khéo tay, yêu nghề anh Hổ đã nặn ra nhiều sản phẩm tò he ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Anh đã tham gia các hoạt động tại bảo tàng gần 10 năm. Năm 2010, anh Hổ đã được BTDTHVN đưa đi Hàn Quốc trình diễn và hướng dẫn cho du khách cách nặn tị he. Cũng qua các đợt trình diễn ở bảo tàng đã có nhiều trường học, cơ quan đặt hàng của anh. Hay gia đình anh Nguyễn Văn Khơi ở Hồi Đức, Hà Tây (cũ) cũng đã nhận được nhiều đơn đặt hàng làm đèn Trung thu, ông tiến sỹ giấy cũng như mời đi trình diễn ở khắp nơi trong và ngồi Hà Nội… Như vậy, với sự quan tâm và nhìn nhận vấn đề phát triển và

Một phần của tài liệu BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU TẾT TRUNG THU CỦA HÀN QUỐC, NHẬT BẢN, VIỆT NAM (Trang 35 - 37)