Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang của loài Kháo vàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHÁO VÀNG (Machilus bonii Lecomte) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG GỖ LỚN CHO MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (Trang 78 - 81)

hình bình bố

Tuyên Chân 4,6 3,3 0,69 0,71 Ngẫu nhiên

Sườn 6,7 2,9 0,99 0,44 Ngẫu nhiên

Quang

Đỉnh 4,9 2,4 1,0 0,20 Ngẫu nhiên

Chân 6,2 3,0 0,99 0,4 Ngẫu nhiên

Thái Nguyên Sườn 4,5 2,3 0,44 0,87 Ngẫu nhiên

Đỉnh 6,4 3,3 0,99 0,44 Ngẫu nhiên

Kết quả bảng 3.9 cho thấy, ở cả 3 vị trí địa hình của Tun Quang đều có Z lần lượt là 0,71; 0,44; 0,2<1,96 và xác suất của Z >0,05; và xác suất hai chiều lần lượt là 0,69; 0,99, 1,0>0,05. Còn ở Thái Nguyên Z lần lượt là 0,4; 0,87; 0,44<1,96

và xác suất của Z >0,05; và xác suất hai chiều lần lượt là 0,99; 0,44; 0,99>0,05. Với xác suất này, giả thuyết luật phân bố Poisson của dãy quan sát là có thể chấp nhận được, có nghĩa là phân bố cây trên mặt đất là ngẫu nhiên. Như vậy, phân bố cây tái sinh của loài Kháo vàng tại Thái Nguyên và Tuyên Quang có phân bố ngẫu nhiên trên bề mặt đất rừng, chứng tỏ sẽ cịn nhiều khoảng trống khơng có cây tái sinh. Vì vậy, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động cần phải điều tiết phân bố cây tái sinh tiệm cận dần với phân bố đều bằng cách nhổ những cây Kháo vàng tái sinh ở nơi có mật độ dày để trồng bổ sung vào những chỗ trống hoặc những chỗ có mật độ thưa để điều chỉnh mật độ phân bố cây cho đồng đều hơn.

3.1.4. Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố loài Kháo vàng

Kết quả điều tra thực địa, lập ơ tiêu chuẩn điều tra lồi Kháo vàng, đề tài đã xây dựng bản đồ phân bố lồi Kháo vàng trên các ơ tiêu chuẩn đã lập.

3.2. Chọn cây trội (cây mẹ), nghiên cứu vật hậu và phương pháp thu hái bảo quản hạt giống

Cây mẹ (cây trội) là cây tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống.

Cây trội (Plus tree) là những cây có sinh trưởng nhanh nhất trong rừng, có chất lượng gỗ cũng như các sản phẩm khác theo mục đích kinh tế đạt yêu cầu cao nhất của nhà chọn giống. Đây là những biến dị tự nhiên về sinh trưởng, về hình dạng thân cây và các phẩm chất mong muốn khác đã xuất hiện một cách tự phát trong nhiều năm và được chọn lọc tự nhiên giữ lại, là những cá thể thích ứng nhất với các điều kiện khí hậu, đất đai và thực bì của mỗi vùng, do đó có sức sống cao nhất.

3.2.1. Đặc điểm hình thái cây trội (Cây mẹ) tại khu vực nghiên cứu

Kết quả đã lựa chọn được 20 cây trội trên địa bàn tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, mỗi tỉnh 10 cây. Các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính (D1.3) và chiều cao (Hvn) của 20 cây trội được trình bày tại bảng phần phụ lục, các cây trội được lựa chọn là những cây đảm bảo kiểu hình vượt trội về sinh trưởng và hình dạng thân, khơng sâu bệnh. Đây là những cây sinh trưởng, phát triển tốt, tán sum xuê, cân đối, sai quả, hạt lớn, phẩm chất sinh lý chất lượng quả tốt.

3.2.2. Nghiên cứu vật hậu

Kết quả theo dõi vật hậu của các cây trội Kháo vàng về thời điểm nảy lộc, ra lá, ra nụ, hoa nở, đậu quả và quả chín được tổng hợp ở bảng 3.10:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHÁO VÀNG (Machilus bonii Lecomte) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG GỖ LỚN CHO MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (Trang 78 - 81)