Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hối đoái hoán đổi tại các NHTM Việt Nam ppt (Trang 58 - 109)

II. Sự cần thiết ra đời và phát triển nghiệp vụ hoán đổi ngoạ

1. Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

Trước năm 1991, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng duy nhất được nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại, nhưng để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng theo cơ chế thị trường. Thống đốc NHNN đã lần lượt cấp giấy phép cho các NHTM. Cho đến nay, số

lượng các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối đã được mở rộng và đa dạng hoá về loại hình quốc doanh , cổ phần, liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài.

Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước đang ngày một phát triển. Tuy nhiên, kinh doanh ngoại hối là một sản phẩm tương đối mới tại các NHTM Việt Nam. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực chất là việc mua bán một loại hàng hoá đặc biệt “ đồng tiền của các quốc gia khác ”. Hoạt động này không chỉ nhằm đểđáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn có khả năng mang lại lợi nhuận lớn cho người đầu tư , kinh doanh nó. ở Việt Nam, hoạt động tổ chức và kinh doanh ngoại hối còn rất sơ khai, tính qui mô chưa cao và được cung ứng khác nhau tuỳ thuộc vào qui mô hoạt động, cơ sở vật chất cũng như trình độ của

đội ngũ nhân viên ngân hàng. Có ngân hàng chỉ cung ứng dịch vụ theo nhu cầu khách hàng để thu phí , có NH còn đặt ra mục tiêu lợi nhuận . Có một số NHTM

đi đầu trong lĩnh vực này ở nước ta như Vietcombank , đã sớm tiếp cận những dịch vụ hiện đại như thẻ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền điện tử quốc tế

và đặc biệt là vận dụng phương thức kinh doanh hiện đại theo mô hình phòng kinh doanh ngoại tệ (Dealing room )

Hoạt động mua bán ngoại tệ của các NHTM Việt Nam tăng đáng kể trong thời gian qua , chủ yếu do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh doanh XNK,

đầu tư , du lịch quốc tế và tín dụng quốc tế ….

Doanh s mua bán ngoi t trong nước ca 3 NHTMNN Doanh s mua bán ngoi t trong nước

Năm Vietcombank NH Công thương NH Đầu tư phát trin

1995 7.600 2.372 741

1996 9.200 3.568 1.301

1997 8.094 2.677 1.142

1998 4..545 1.465 1.262

2000 7.405 3.203 3.800

2001 7.775 - -

(Ngun Báo cáo thường niên VCB, ICB, BIDV )

Trong năm 2002 , giao dịch ngoại tệ trên thị trường Interbank có bước phát triển đáng kể , giao dịch giao ngay và kì hạn tăng 26% so với năm 2001. NHNN

đã thực hiện tương đối tốt vai trò chi phối thị trường , trong nhiều thời điểm do các NHTMN thiếu tiền đồng nên NHNN đã thực hiện một loạt các nghiệp vụ

hoán đổi ngoại tệ với các NHTM, chi viện nguồn tiền đồng kịp thời giải quyết tình trạng khan hiếm. Dễ dàng nhận thấy việc mua bán , kinh doanh ngoại tệ

chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như tình hình kinh tế , chính trị, tỉ giá hối

đoái, lãi suất... Do vậy vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là phải nắm vững bản chất , đặc điểm cũng như xu hướng kinh doanh ngoại tệ, xu hướng diễn biến của thị trường hối đoái , từ đó tìm ra cho mình các biện pháp, hướng đi phù hợp để

có thể đạt hiệu quả cao trong hoạt động này. Một khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển ở trình độ cao sẽ hỗ trợ và góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế khác trở nên linh hoạt hơn, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định hơn .

2. Thc trng tiến hành nghip v hoán đổi ca các NHTMVN

2.1 . NHTM thc hin nghip v hoán đổi vi khách hàng

Hoạt động mua ngoại tệ từ phía khách hàng của các NHTM trong thời gian gần đây giảm rõ rệt . Một phần do việc nới lỏng chính sách quản lí ngoại hối , giảm tỉ lệ kết hối đối với doanh nghiệp XNK từ 80% xuống 50% rồi 40% rồi 0%, cho phép nhận kiều hối bằng VND hoặc USD , bỏ thuế thu nhập cá nhân từ

kiều hối . Tỉ trọng ngoại tệ trong tổng vốn huy động của các NHTM tăng mạnh, người dân muốn nắm giữ USD hơn VND , các doanh nghiệp cũng tìm cách mua USD phòng ngừa rủi ro hối đoái (phụ lục 2). Cạnh tranh mua bán ngoại tệ ngày

càng quyết liệt, hình thành nên thị trường ngoại tệ giá cao giữa ngân hàng –ngân hàng và ngân hàng –doanh nghiệp.

Đặc biệt, với chính sách quản lí thông thoáng hơn từ phía NHNN, các NHTM Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các chi nhánh NHTM nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Bản thân các NHTMNN sau khi bị

chia sẻ thị phần đáng kể, đã phải tự tổ chức các cuộc hội thảo nội bộ và giữa các chi nhánh về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ , đưa ra một số chính sách đổi mới, trong đó có việc mạnh dạn chào hàng các sản phẩm phái sinh như các nghiệp vụ

kinh doanh hối đoái kì hạn và hoán đổi tới các doanh nghiệp kinh doanh XNK , nhất là ở khu vực miền Tây như Vũng Tàu , Cần Thơ , Tân Thuận, Nha Trang ,

Đồng Nai….Tuy nhiên các sản phẩm này mới ra đời và chưa được biết đến rộng rãi .

Ngay cả một số chi nhánh NHTM nước ngoài , vốn có kinh nghiệm và có ưu thế cạnh tranh đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm hối đoái thì giao dịch hoán đổi cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ , khoảng 5%, tương đương vớ 6- 10 triệu USD/ tháng so với tổng doanh số giao dịch ngoại hối130-180 triệu USD / tháng. Nếu cũng tỉ lệ này tính cho giao dịch ngoại hối với khách hàng của Vietcombank, là NHTMNN đi đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ , thì tổng giá trị các giao dịch hoán đổi cũng chỉđạt chừng 10-15 triệu USD / tháng. Incombank khoảng 5-8 triệu USD/tháng .

Các giao dịch hối đoái hoán đổi giữa NH và khách hàng chủ yếu nhằm đáp

ứng nhu cầu tuần hoàn trạng thái ngoại tệ trong thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp XNK, khi thời điểm giao hàng và thời điểm đến hạn hợp đồng kì hạn không khớp nhau. Hiện nay, NHNN chưa cho phép các doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ hối đoái hoán đổi vào mục đích xử lí trạng thái luồng tiền , đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn. Trong khi tham gia giao dịch hối đoái hoán đổi bán giao ngay và mua kì hạn ngoại tệ , doanh nghiệp vẫn phải có giấy tờ phù hợp chứng

minh nhu cầu ngoại tệ hợp lí của mình. Chính vì thủ tục phức tạp, giao dịch hoán

đổi ngoại hối hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Bên cạnh lí do hiểu biết hạn chế của khách hàng và thủ tục giao dịch phức tạp, nghiệp vụ này còn ít được áp dụng là do cách xác định tỉ giá kì hạn các NHTM theo mức trần là không hợp lí , tuy đã có hai lần điều chỉnh mức trần này .

Ví dụ: Giả sử có các thông số thị trường hiện hành như sau

T giá hoán đổi bán ra 1 tháng 3 tháng 6 tháng Theo công thức chính xác 15.054 15.160 15.317 Theo công thức gần đúng 15.054 15.161 15.323 Theo QĐ 65 (26/02/1999) 15.087 15.306 - Theo QĐ 289 (05/09/2000) 15.030 15.119 15.225 Theo QĐ 1198 (18/09/2001) 15.060 15.225 15.353

Khi tỉ lệ gia tăng mức trần qui định quá cao, NHTM áp dụng mức giá kịch trần gây tổn thất cho khách hàng, nhưng khi tỉ lệ này quá thấp buộc các NHTM phải tránh thua lỗ bằng một số phương thức mua bán ngoại tệ mà không vấp phải mức giới hạn tỉ giá do NHNN qui định : bán ngoại tệ cho khách hàng theo tỉ giá qui định bằng khoản vay VND lãi suất cao hoặc tăng phí dịch vụ, hoặc mua ngoại tệ và cho gửi VND với lãi suất cao, hoặc mua gián tiếp thông qua một loại ngoại tệ khác (do tỉ giá VND/ngoại tệ khác do tổng giám đốc hoặc giám đốc NHTM được quyền tự quyết định như EUR , SGD, JpY, FRF). Mức trần qui

định chỉ tạm gọi là hợp lí trong một thời điểm nào đó, song khi lãi suất VND và USD biến động nó lại trở nên không phù hợp và đòi hỏi được điều chỉnh .

Có thể thấy, trong bối cảnh tình hình kinh tế-tài chính- tiền tệ thế giới và trong nước như hiện nay với sự biến động phức tạp của giá vàng và tỉ giá hối đoái. Để

hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhiều biện pháp bảo hiểm tỉ giá hữu hiệu hơn, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động XNK, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung. Việc xuất hiện các sản phẩm ngoại hối phái sinh là vô cùng có ý nghĩa . Giao dịch hoán đổi là một trong những công cụ hữu hiệu ấy, tuy còn khá mới mẻ

song giao dịch hoán đổi đã thể hiện vai trò và tính ưu việt của mình trong hoạt

động phòng ngừa rủi ro . Trên thị trường ngoại hối quốc tế tỉ trọng sử dụng giao dịch hoán đổi hối đoái ngày một gia tăng , nhưng ở Việt Nam việc tổ chức tiến

hành giao dịch hoán đổi ngoại hối với khách hàng vẫn còn rất hạn chế . Số lượng giao dịch ít, phạm vi hẹp, doanh số còn ở mức khiêm tốn. Nhiều doanh nghiệp tỏ

ra vẫn còn rụt rè và lạ lẫm đối với hoán đổi , làm cho loại hình giao dịch này không phát huy hết được tính năng cũng như hiệu quả của nó .

Thứ nhất, do thủ tục để tiến hành giao dịch còn rắc rối và phức tạp , làm cho các doanh nghiệp cảm thấy e ngại và không hứng thú . Thứ hai, do sự hiểu biết về giao dịch hoán đổi còn sơ sài và hạn chế . Thêm vào đó, việc qui định mức trần trong việc xác định tỉ giá kì hạn rất cứng nhắc, khiến các NHTM khó lòng

điều chỉnh tỉ giá phù hợp để khách hàng chấp nhận mà vẫn thu được lợi nhuận cao . Trước mắt chúng ta, các nền kinh tế của thế giới đang ở vào giai đoạn khó khăn , có thể thấy rõ ở các nền kinh tế Mĩ , Tây Âu và Nhật Bản đã thực sự suy thoái . Thực tế đó ít nhiều cũng tác động đến nền kinh tế nước ta và nhiều doanh nghiệp cầu cứu tới một loại tỉ giá kì hạn để phòng ngừa rủi ro , nhưng qui định biên độ tỉ giá như hiện nay đã làm hạn chế tác dụng của công cụ bảo hiểm này . Thiết nghĩ muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung và nghiệp vụ hối đoái hoán đổi nói riêng yêu cầu cần có những giải pháp mang tính tổng thể , có tính đến sự tương tác của nhiều yếu tố khác nhằm khắc phục những hạn chế và bất cập còn tồn tại .

2.2. NHTM thc hin nghip v hoán đổi vi các TCTD khác.

2.2.1. Kinh doanh gia các chi nhánh ngân hàng trong cùng h thng

Chủ yếu là mua bán giao ngay , các NHTMNN có mạng lưới chi nhánh rộng, có qui chế điều hoà ngoại tệ tập trung , không bán ngoại tệ ra ngoài hệ thống mà chủ yếu tập trung để cân đối . Ví dụ như hệ thống Ngân hàng ngoại thương , trong năm 2001, ngân hàng ngoại thương TW mua từ chi nhánh 550 triệu và bán 1800 triệu USD , do đó doanh số mua bán với các NHTM ngoài hệ thống giảm

đáng kể. Qui trình này góp phần giúp các NHTM có điều kiện tập trung nguồn ngoại tệ toàn ngành , điều hoà từ nơi thừa đến nơi thiếu, tạo điều kiện phục vụ

khách hàng chủ lực , như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex. Tuy nhiên, vẫn gặp phải rủi ro , đặc biệt là rủi ro tỉ giá khi các NHTM phải bán trước nhằm phục vụ khách hàng khi không chờ duyệt bán từ phía NHNN. Mặt khác nó làm giảm tính tích cực của các chi nhánh trong việc chủđộng khai thác nguồn ngoại tệ tại địa phương do đã có sự điều hoà từ phía TW. Nhìn chung hoạt động hoán đổi ngoại hối giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống là hầu như

không có , chứng tỏ loại hình giao dịch này chưa được sử dụng như một công cụ

kinh doanh thực sự trong bản thân nội bộ hệ thống của từng ngành ngân hàng .

2.2.2. Kinh doanh trên th trường ngoi t liên ngân hàng Interbank.

Giao dịch ngoại hối trên Interbank chưa thực sự sôi động , vẫn còn khá hạn chế, những phiên giao dịch sôi động nhất thì doanh số cũng chỉ đạt đến mức cao là 20 triệu USD/ ngày , tính trung bình khoảng 10 triẹu $ /ngày. Trong đó một tỉ

lệ đáng kể nghiệp vụ mua bán ngoại tệ diễn ra theo chỉ định từ NHNN để phục vụ cho một số tổng công ty quan trọng (xăng dầu, hàng không, điện lực). Ngay trong 4 NHTMNN lớn của Việt Nam thì nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối nói chung và nghiệp vụ hoán đổi nói riêng chỉ diễn ra ở các trụ sở chính , hoặc chi nhánh lớn tại các khu trung tâm kinh tế đất nước như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hải Phòng…còn ở các chi nhánh nhỏ hầu như không có.

Giữa một số NHTM lớn , uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ

xuất khẩu như NH ngoại thương Việt Nam với NH công thương Việt Nam (Incombank), giữa hai ngân hàng này với một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài như Citibank, Anz bank, Deustch Bank, ABN Amro Bank…giao dịch hoán đổi diễn ra khá thường xuyên và có qui mô hơn . Điều này cho thấy không phải giao dịch hoán đổi không được ưa chuộng mà chủ yếu do hệ thống NHTM của ta còn nhiều yếu kém , tiềm lực nguồn vốn cũng như năng lực kinh doanh còn hạn chế. Những NH có qui mô như VCB và Incombank rất ít. Do đó giao dịch hoán đổi thường chỉ được thực hiện giữa một số NHTMNN với các chi

nhánh ngân hàng nước ngoài , là những tổ chức tín dụng có uy tín , tiềm lực dồi dào cũng như có đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ. Tại sao lại như vậy? thứ nhất là do các NHTM chi nhánh , các NHTM cổ phần hầu như không có nhu cầu tiến hành giao dịch hoán đổi , bởi lẽ qui mô nhỏ , vốn ít , dự trữ ngoại tệ có hạn, nếu có tiến hành giao dịch hoán đổi để kinh doanh kiếm lời theo như đúng lí thuyết của loại hình giao dịch này thì lợi nhuận thu được không đáng kể so với chi phí bỏ ra . Hơn nữa có thể dẫn đến mạo hiểm nếu trong thời gian hoán đổi ngoại hối lại phát sinh những tình huống bất ngờ , sự điều chỉnh không kịp thời dự trữ một đồng tiền nào đó sẽ dẫn đến những thiệt hại cho ngân hàng . Thứ hai , do nhu cầu sử dụng nghiệp vụ hoán đổi từ phía khách hàng chưa phải là con số

thực sự lớn cho nên , đa phần chỉ tập trung ở các NHTM lớn , có uy tín trên thị

trường , đây hoàn toàn là điều dễ hiểu bởi yếu tố tâm lí thích an toàn của khách hàng . Để điều hoà trạng thái ngoại tệ và trạng thái luồng tiền , các NHTM này lại tiến hành nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các NH khác và giống như khách hàng , họ cũng không muốn giao dịch với các NH nhỏ , uy tín thấp , lượng dự trữ

ngoại tệ ít mà lại tìm đến các chi nhánh NH nước ngoài. Sự quanh quẩn đó hình thành nên tình trạng mất cân đối và không đồng đều trong việc thực hiện giao dịch hoán đổi như hiện nay ở hệ thống NH Việt Nam là điều tất yếu.

2.2.3. Kinh doanh trên th trường ngoi hi quc tế .

Bên cạnh sự phát triển các quan hệ tài chính – tiền tệ song và đa phương của NHNN , hoạt động hợp tác đối ngoại của NHTM và Hiệp hội NH cũng mở rộng. Các NHTMVN đã thành lập văn phòng đại diện và công ty tài chính tại nước ngoài, đặt quan hệđại lí với 1.200 NHTM và chi nhánh tại 85 nước trên thế giới. Doanh số giao dịch ngoại tệ với nước ngoài của một số NHTM lớn ngày càng tăng

Kinh doanh trong nước 6.021 7.405 7.775 Kinh doanh quốc tế 5.219 9.148 3.692 ( Ngun: Báo cáo kết qu kinh doanh ngoi t NHNT 2001)

Quan sát, ta thấy doanh số giao dịch ngoại tệ với nước ngoài tăng mạnh vào

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hối đoái hoán đổi tại các NHTM Việt Nam ppt (Trang 58 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)