2. Phanh tay có cơ cấu phan hở các bánh xe sau
1.6. Bộ chống hãm cứng bánh xe khi phanh – ABS
Hình 1.24: Bố trí hệ thống phanh trên xe.
Trong q trình phanh xe, nếu các bánh xe bị trượt lết thì khả năng bám đường của bánh xe giảm rất nhiều so với khả năng bám khi bánh xe ở giới hạn trượt lết nên hiệu quả phanh
giảm nhiều. Mặt khác, khi bánh xe bị trượt lết thì mất khả năng điều khiển hướng chuyển động của xe nên chất lượng phanh giảm.
Bộ ABS thực hiện điều chỉnh áp suất ra các cơ cấu phanh của các bánh xe theo độ trượt của các bánh xe khi phanh, đảm bảo điều chỉnh chính xác để bánh xe khơng bị trượt khi phanh do đó nâng cao được hiệu quả và chất lượng phanh xe. Hiện nay ở các nước tiên tiến chỉ cho phép nhập các loại ơ tơ có lắp đặt bộ ABS.
Hình 1.25: Sơ đồ nguyên lý.
1- Van điều áp; 2-Xi lanh chính; 3-Xi lanh cơng tác; 4- ECU; 5- Cảm biến vận tốc bánh xe; 6- Bánh xe bánh xe.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS trong dẫn động thuỷ lực trên ơtơ được thể hiện trên hình 1.26.
Hệ thống hoạt động như sau: Khi lái xe tác động lên bàn đạp, chất lỏng công tác được dồn từ xi lanh chính qua van điều áp 1 tới xi lanh cơng tác tại bánh xe thực hiện q trình phanh. Cảm biến 5 có nhiệm vụ đo vận tốc góc của bánh xe và gửi tín hiệu này tới bộ xử lý trung tâm (ECU) 4. Khi vận tốc góc gần bằng 0, nghĩa là bánh xe sắp bị trượt lết, ECU sẽ phát lệnh cho van điều áp giảm áp suất tại xi lanh cơng tác, nhờ đó mơmen phanh tại bánh xe giảm xuống và vận tốc góc bánh xe tăng lên. Khi vận tốc góc đạt tới một giá trị xác định ECU lại ra lệnh cho van điều áp tiếp tục tăng áp suất tại xi lanh công tác. Cứ như vậy q trình được lặp lại và bánh xe ln được phanh ở mức độ tối đa mà không bị trượt lết.