2.1. Cấu tạo – ký hiệu
Diac có cấu tạo gồm ba lớp bán dẫn khác loại ghép nối tiếp nhau như một Transistor nhưng chỉ ra có hai chân nên được xem như một Transistor khơng có cực nền. hai cực ở hai đầu được gọi là T1 và T2 và do tính chất đối xứng của Diac nên khơng cần phân biệt T1 – T2.
Hình 8.14
2.2. Nguyên lý hoạt động
Hình 8.15
Xét mạch thí nghiệm trên nguồn Vcc có thể chỉnh được từ thấp lên cao. Khi Vcc có trị số thấp thì dịng điện qua Diode chỉ là dịng điện rỉ có trị số rất nhỏ. Khi tăng điện thế Vcc lên một trị số đủ lớn là VBO thì điện thế trên Diac bị giảm xuống và dòng điện tăng lên nhanh. Điện thế này gọi là điện thế ngập (Breakover) và dòng điện qua Diac ở điểm VBO là dòng điện ngập IBO.
Điện thế VBO của Diac có trị số trong khoảng từ 20V đến 40V. Dịng điện IBO có trị số khoảng từ vài chục A đến vài trăm A.
Hình đặc tính của Diac hơi giống như đặc tính của hai Diode Zener ghép nối tiếp như ngược chiều nhau.
Khi điện thế đặc vào hai chân T1 – T2 của hai Diode Zener Z1 – Z2 thì sẽ bị phân cực thuận một Diode Zener cho ra điện thế VD 0,7V và phân cực ngược Diode
67 Zener tạo ra hiệu ứng Zener cho ra điện thế VZ.
Như vậy điện thế VBO của Z1 – Z2 chính là: VBO = VD + VZ
Khi đổi chiều dịng điện ngược lại thì vẫn có một Zener phân cực thuận và một Zener phân cực nghịch nên ta cũng có điện thế VBO theo cơng thức trên.
2.3. Ứng dụng
Trong ứng dụng, DIAC thường dùng để mở Triac. Thí dụ như mạch điều chỉnh độ sáng của bóng đèn
Ở bán ký dương thì điện thế tăng, tụ nạp điện cho đến điện thế VBO thì DIAC dẫn, tạo dịng kích cho Triac dẫn điện. Hết bán kỳ dương, Triac tạm ngưng. Đến bán kỳ âm tụ C nạp điện theo chiều ngược lại đến điện thế -VBO, DIAC lại dẫn điện kích Triac dẫn điện. Ta thay đổi VR để thay đổi thời hằng nạp điện của tụ C, do đó thay đổi góc dẫn của Triac đưa đến làm thay đổi độ sáng của bóng đèn.