3.1. Cấu tạo – ký hiệu
Về cấu tạo Triac gồm các lớp bán dẫn P –N ghép nối tiếp nhau như hình 8.7 và được nối ra ba chân, hai chân đầu cuối là T1 – T2 và một chân là cực cửa G.
Triac có thế được xem như hai SCR ghép song song và ngược chiều nhau sao cho có chung cực cửa G.
Từ cấu tạo hình 8.7 Triac có ký hiệu như hình 8.8 và cũng được coi như hai SCR ghép song song và ngược chiều nhau.
68
Hình 8.8
Hình 8.9a: Ký hiệu Triac Hình 8.9b: Triac tương đương 2SCR
3.2. Nguyên lý hoạt động
Theo cấu tạo một Triac được xem như hai SCR ghép song song và ngược chiều nên khi khảo sát đặc tính của Triac người ta khảo sát như thí nghiệm trên hai SCR 3.2.1. Khi cực T2 có điện thế dương và cực G được kích xung dương thì Triac dẫn điện theo chiều từ T2 qua T1 (hình 8.10a)
Hình 8.10a
3.2.2. Khi T2 có điện thế âm và cực G được kích xung âm thì Triac dẫn điện theo chiều từ T1 qua T2 (hình 8.10b).
69
3.2.3. Khi Triac được dùng trong mạch điện xoay chiều cơng nghiệp thì nguồn có bán kỳ dương, cực G cần được kích xung dương, khi nguồn có bán kỳ âm, cực G cần được kích xung âm. Triac cho dòng điện qua được cả hai chiều và khi đã dẫn điện thì điện thế trên hai cực T1 – T2 rất nhỏ nên được coi như công tắc bán dẫn dùng trong mạch điện xoay chiều (hình 8.10c)
3.3. Đặc tính
Triac như gồm bởi một SCR PNPN dẫn điện theo chiều từ trên xuống dưới, kích bởi dịng cổng dương và một SCR NPNP dẫn điện theo chiều từ dưới lên kích bởi dòng cổng âm. Hai cực còn lại gọi là hai đầu cuối chính (main terminal).
- Do đầu T2 dương hơn đầu T1, để Triac dẫn điện ta có thể kích dịng cổng dương và khi đầu T2 âm hơn T1 ta có thể kích dịng cổng âm.
Triac có đặc tính Volt Ampere gồm hai phần đối xứng nhau qua điểm 0, hai phần này giống như đặc tuyến của hai SCR mắc ngược chiều nhau.
Hình 8.11
3.4. Các cách kích Triac
Theo ngun lý vận chuyển của Triac thì Triac cần được kích xung dương thì T2 có điện thế dương và cần được kích xung âm khi cực T2 có điện thế âm.
Thực ra Triac có thế kích bằng bốn cách như trong hình 8.11 trong đó cách thứ nhất và thứ hai được gọi là cách kích thuận vì đúng theo ngun lý và chỉ cần dịng điện kích trị số nhỏ so với cách thứ ba và thứ tư.
70
3.5. Ứng dụng
Hình 8.13a Hình 8.13b
Hình 8.13a là sơ đồ nguyên tắc mạch điều khiển Triac thay đổi dòng điện cung cấp cho tải. Mạch dịch có tác dụng thay đổi thời điểm cho ra xung kích cho cực G của Triac sớm hay trễ, mạch phát xung thường là mạch dao động tích thốt tạo ra xung nảy hay là Diac để khống chế điện thế kích cho cực G.
Hình 8.13b là mạch điều khiển Triac đơn gian dùng cho các loại tải có cơng suất nhỏ. Ở mỗi bán kỳ của nguồn điện xoay chiều cực G của Triac điều được kích bằng điện thế thích hợp theo cách kích thuận nên Triac dẫn điện liên tục cả hai bán kỳ khi công tắc S ở vị trí ON. Khi cơng tắc S ở vị trí Auto thì tuỳ thuộc vào trạng thái tiếp điểm K, tiếp điểm K có thể là tiếp điểm của bộ điều nhiệt tự động (Thermosmat) hay bộ điều áp tự động (Pressostat) hay các loại công tắc giới hạn (thường gọi là Micro Switch).
Câu hỏi ơn tập
1. Trình bày ứng dụng của DIAC ? 2. Trình bày ứng dụng của TRIAC ?
71