Nội dung và quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 120 - 157)

* Nội dung thực nghiệm:

Đề tài thực nghiệm 9 kỹ năng mềm của SV.

Đối với nhóm thực nghiệm: Áp dụng các biện pháp đã xây dựng trong việc việc phát triển kỹ năng mềm cho SV.

Đối với nhóm đối chứng: Thực hiện việc phát triển kỹ năng mềm cho SV theo cách thông thường, không áp dụng các biện pháp trên.

* Quy trình thực nghiệm:

- Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm

+ Chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng;

+ Xác định các công việc theo mỗi kỹ năng cần phát triển cho SV; + Xây dựng giáo án thực nghiệm;

+ Chuẩn bị các điều kiện để thực nghiệm: phòng dạy học, phòng họp rút kinh nghiệm, máy móc thiết bị, chương trình và tài liệu dạy học;

+ Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá để đo kết quả thực nghiệm;

+ Giảng viên dạy thực nghiệm: Giảng thực nghiệm lần 1 là GV được mời giảng có kinh nghiệm giảng dạy trên 10 năm của Trường Đại học Sao Đỏ. Thực nghiệm lần 2 tác giả trực tiếp giảng dạy tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương .

- Bước 2: Triển khai thực nghiệm

Thực hiện dạy thực nghiệm và đánh giá mức độ phát triển kỹ năng mềm của SV. Việc giảng dạy thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch giảng dạy đã đề ra.

+ Giáo án thực nghiệm lần 1 :

Chương 1

CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

A. MỤC TIÊU

- Về mặt kiến thức: Trình bày được những vấn đề về cơ sở khách quan, chủ quan, các giai đoạn hình thành và phát triển, giá trị trong nước và quốc tế của Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Về mặt kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn học tập và sinh hoạt hàng ngày. Phát triển các kỹ năng tự nhận thức, làm việc theo nhóm, sáng tạo; quản lí thời gian, lãnh đạo bản thân.

- Về mặt thái độ, tư tưởng: Kính yêu, trân trọng, tự hào hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh; tin tưởng vào giá trị khoa học và thực tiễn của Tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN, ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC

- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của BGD&ĐT, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật.

- Bài giảng dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh với giáo dục kỹ năng mềm. - Máy tính, máy chiếu, phịng học...

C. TỔ CHỨC DẠY HỌC

NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG GIÁO

DỤC KNM Chương 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1.1. Cơ sở khách quan

1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

a. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

+ Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta.

+ Phong trào đấu tranh đòi độc lập cho dân tộc bùng nổ theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhưng cuối cùng đều thất bại, vì thiếu một hệ tư tưởng tiến bộ, đường lối đấu tranh đúng đắn.

b. Bối cảnh thời đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc kéo theo công cuộc xâm lược thuộc địa của các nước tư bản được đẩy mạnh hơn. Mâu thuẫn mới xuất hiện đòi hỏi phải giải quyết: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa. + Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra thời đại mới. Thời kì q độ lên CNXH trên phạm vi tồn thế giới. + Quốc tế cộng sản ra đời (1919), đoàn kết và thúc đẩy

Hoạt động 1: Hướng dẫn tự học nội dung mục 1.1.2.2. “Bối cảnh lịch sử hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh Bước 1: Chuẩn bị nội dung tự học

GV chuẩn bị nội dung tự học cho SV tại mục a bao gồm: “Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX” và “Bối cảnh thời đại”.

Bước 2: Tổ chức cho SV tự học

Căn cứ vào nội dung tự học, GV xác định phương pháp tự học của SV ở nội dung trên là tự nghiên cứu giáo trình, và tài liệu tham khảo

GV đặt câu hỏi, bài tập nhận thức định hướng cho hoạt động tự học để đem lại hiệu quả như sau:

- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX bao gồm những sự kiến lớn nào? Các sự kiện đó tác động tới việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?

- Bối cảnh thời đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX bao gồm những sự kiến lớn nào? Các sự kiện đó tác động tới việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam đối mặt với sự

Tự nhận thức; quản lý thời gian; lãnh đạo bản thân

phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển. + Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin ra đời (1920). Lần đâu tiên vấn đề thuộc địa được đề cập đến một cách có hệ thống.

1.1.1.2. Những tiền đề tư tưởng – lý luận a. Giá trị truyền thống dân tộc

Chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết; đạo đức dân tộc; trí tuệ của dân tộc…

b. Tinh hoa văn hóa nhân loại

+ Tinh hoa văn hóa phương Đơng: Giáo lý của Phật, Nho, Lão giáo, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

+ Tinh hoa văn hóa phương Tây: Giáo lý của Thiên chúa giáo; Văn hóa phục hưng (thế kỉ XIV – XVI); tư tưởng khai sáng Pháp, nhất là tư tưởng “bình đẳng – tự do – bác ái”

c. Chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho tư tưởng Hồ Chí Minh.

khủng hoảng tồn diện, lớn nhất là về vấn đề gì? Cá nhân nào có vai trị lớn nhất trong việc giải quyết sự khủng hoảng này, kĩ năng cơ bản để giải quyết sự khủng hoảng của cá nhân đó về vấn đề khủng hoảng là gì?

- Bối cảnh trong nước và quốc tế ở thời điểm này cịn có sự kiện nào chưa nêu trong giáo trình khơng? Có cần phải đưa thêm vào giáo trình khơng? Vì sao?

- Tại sao Giáo trình mơn học lại giới hạn trong khoảng thời gian và các sự kiện ấy?

Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề tìm hiểu nội dung “Những tiền đề tư tưởng, lý luận.

Bước 1: GV nêu vấn đề

GV nghiên cứu nội dung và đưa ra các tình huống có vấn đề dưới dạng câu hỏi, giao nhiệm vụ để SV giải quyết vấn đề.

Vấn đề 1: Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống quý báu như: truyền thống đoàn kết, truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học, truyền thống nhân ái…

GV đặt câu hỏi: Trong các truyền thống ấy, truyền thống nào quan trọng nhất? Vì sao?

Vấn đề 2: Hồ Chí Minh đã tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của nhân loại như: văn hóa nho giáo, phật giáo, nền văn hóa dân chủ ở phương Tây…

GV đặt câu hỏi: Anh (chị) hãy chỉ ra nội dung quan trọng, tích cực nhất mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu từ các đối tượng văn hóa nêu trên ?

Vấn đề 3: Để có được hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tinh hoa từ nền văn hóa dân tộc, nhân loại và chủ nghĩa Mác – Lênin.

GV đặt câu hỏi: Theo anh (chị), yếu tố nào trong các yếu tố nêu trên quyết định bản chất cách mạng và khoa học của Hồ Chí Minh? Vì sao

Bước 2: Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là nhiệm vụ của SV, SV phải lên kế hoạch để giải quyết vấn đề, đó là: Tìm kiếm thêm thơng tin cần thiết (có thể đọc sách, tra cứu trên mạng, trao đổi với bạn bè, thậm chí hỏi thêm GV…). GV giới hạn về thời gian 10 phút. Sau thời gian 10 phút, GV tổ chức để SV trả lời các câu hỏi lần lượt theo thứ tự nội dung trong giáo trình.

Bước 3: Kết luận, nhận xét

Sau khi SV đã hoàn thành việc trả lời các câu hỏi, GV sẽ nhận xét, đánh giá và kết luận về việc trả lời các câu hỏi và chốt nội dung cần đạt (như mục 1.1.1.2 nêu trên)

1.1.2. Nhân tố chủ quan

1.1.2.1. Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

+ Cơng việc học tập, nghiên cứu, nhất là sự trải nghiệm thực tiễn sinh động ở trong nước và ngồi nước đã tạo nên một trí tuệ và khả năng tư duy phi thường của Hồ Chí Minh

+ So với các nhà yêu nước tiền bối và những nhà u nước đương thời nói chung, Hồ Chí Minh đã cho thấy sự vượt trội

1.1.2.2. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn

(Đạo đức, trí tuệ, sáng tạo, bản lĩnh, giản dị, khiêm tốn...), những phẩm chất này tác động rất lớn tới sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vấn đề 1, Truyền thống yêu nước là quan trọng nhất. Lý do: Đây là truyền thống mang tính bao trùm và nền tảng của các truyền thống khác, là sức mạnh vô dịch của dân tộc Việt Nam cũng như cá nhân Hồ Chí Minh…

Vấn đề 2, Nội dung tiến bộ, tích cực nhất mà Hồ Chí Minh tiếp thu là: Tu thân dưỡng tính (Nho giáo); Từ bi (Phật giáo); Bác ái (Ki tô giáo); Phương pháp làm việc biện chứng (chủ nghĩa Mác – Lê nin).

Vấn đề 3, Chủ nghĩa Mác – Lê nin quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh

Hoạt động 3: GV sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại phát hiện để tìm hiểu nội dung “khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh”

Bước 1: GV Lựa chọn nội dung dạy học cần vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện; đồng thời, xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại phát hiện

Câu 1: Bằng thực tiễn lịch sử, hãy chứng minh Hồ Chí Minh là người có tư duy thực tiễn và sáng tạo?

Câu 2: Trí tuệ của Hồ Chí Minh thể hiện ở trình độ học vấn hay giải quyết các tình huống do thực tiễn đặt ra? Câu 3: Hồ Chí Minh đã thể hiện khả năng, kĩ năng tự

Giao tiếp; tự nhận thức; sáng tạo

chủ và tự học trong quá trình hoạt động cách mạng như thế nào?

Bước 2: Tổ chức đàm thoại

GV sẽ đưa ra từng câu hỏi để đàm thoại với SV. Nếu SV gặp khó khăn, GV sẽ đưa ra những câu hỏi phụ hoặc sự kiện để gợi ý cho SV. Ví dụ, trong câu hỏi 1, GV có thể nêu ra một số sự kiện về tài xử lý cơng việc của Hồ Chí Minh như: Năm 1911, Người sang phương Tây tìm đường cứu nước; năm 1920, bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản; Năm 1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9…

Bước 3: GV kết luận, nhận xét, chốt vấn đề (như nội dung cần đạt 1.1.2.1 nêu trên).

Hoạt động 4: GV sử dụng phương pháp nêu gương giúp tìm hiểu và được trải nghiệm ở nội dung “phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn” của Hồ Chí Minh.

Bước 1: GV lựa chọn các mẩu chuyện và các đoạn phim tư liệu về tấm gương Hồ Chí Minh gắn với hoạt động thực tiễn của Người. Cụ thể:

- Truyện: “Anh Ba”; “Tấm lòng của Bác với thương binh liệt sĩ”; “Bác Hồ với nhân dân”; “Bác Hồ với tinh

1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.2.1. Thời kỳ trước năm 1911: hình thành tư tưởng u nước và chí hướng cứu nước

Thực trạng của quê hương, gia đình, đất nước đã hình thành nên tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

1.2.2. Thời kỳ từ năm 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Q trình bơn ba, khảo sát, và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn vào tháng 6 năm 1920 khi đọc được Bản sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

thần tự học”; “Người cha của đất nước”.

- Phim tư liệu: Các trích đoạn trong các cuốn phim tài liệu “Hồ Chí Minh – chân dung một con người”; “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công”

Bước 2: Tiến hành nêu gương. GV chiếu các đoạn phim tài liệu lên màn hình để SV theo dõi trong khoảng 5 phút. Sau đoạn phim, GV có thể kể thêm một số câu Truyện về Hồ Chí Minh như đã nêu.

Bước 3: Tổng kết, nhận xét

GV tổ chức để SV phát biểu cảm tưởng của bản thân qua tấm gương Hồ Chí Minh vừa được xem và nghe kể chuyện. Đặc biệt, GV hỏi SV: Các em rút ra được những giá trị gì cho bản thân qua tấm gương Hồ Chí Minh? Nhất là về khả năng tự chủ, tự học phi thường của Hồ Chí Minh.

Cuối cùng GV, rút ra những bài học và liên hệ tới thực tiễn cuộc sống, nhất là thực tiễn của SV.

GV chốt nội dung (như nội dung cần đạt mục 1.1.2.2 nêu trên)

1.2.3. Thời kỳ từ 1921 – 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam

- Qua hoạt động thực tiễn và lý luận ở các nước Pháp, Liên Xơ, Trung Quốc...đã hình thành tư tưởng về cách mạng Việt Nam

- Những tác phẩm quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng về cách mạng Việt Nam: Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản 1925); Đường Cách mệnh (1927); Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt (1930)

1.2.4. Thời kỳ 1930 – 1945: vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10 – 1930 đã thủ tiêu những tư tưởng cách mạng quan trọng trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

- Hồ Chí Minh bị đế quốc thực dân bắt và bị cầm tù. Quốc tế cộng sản và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương có sự hồi nghi về Hồ Chí Minh.

1.2.5. Thời kỳ 1945 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hồn thiện

Từ Năm 1945 – 1969: thời kỳ lãnh đạo thực hiện các

Hoạt động 5 GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tìm hiểu các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bước 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận

GV phải chuẩn bị chủ đề thảo luận: “Tìm hiểu sự phát triển về mặt tư tưởng của Hồ Chí Minh qua các giai đoạn”. Các câu hỏi cụ thể của chủ đề là:

Câu 1: Phân tích bước phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ thời kỳ trước năm 1911 đến thời kỳ 1911 – 1920?

Câu 2: Phân tích bước phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ thời kỳ 1911 – 1920 đến thời kỳ 1920 – 1930. Câu 3: Phân tích bước phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ thời kỳ 1920 – 1930 đến 1930 – 1945.

Câu 4: Phân tích bước phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ thời kỳ 1930 – 1945 đến 1969.

Xác định mục đích thảo luận: Giúp SV hiểu và trình bày được nội dung cơ bản và sự phát triển trong tư tưởng của Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn; phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…

Xác định thời gian và địa thảo luận: khoảng 25 phút (trong đó có 5 phút để các nhóm hội ý) tại lớp học.

Làm việc nhóm; giao tiếp; vượt qua khủng hoảng

nhiệm vụ cách mạng, từ đó tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và hồn thiện trên nhiều lĩnh vực: về kết hợp kháng chiến với kiến quốc; kháng chiến với việc xây dựng chế độ dân chủ mới; tiến hành hai chiến lược cách mạng ở hai miền; tư tưởng chiến tranh n hân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính...

1.3. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc

1.3.1.1. Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 120 - 157)